Dạng : Dựa vào vị trí trong BTH, so sánh tính chất (tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện) các nguyên tố hóa học - phương pháp giải bài tập về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học

Mặt khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi p = 13, 14, 15, 16 ta thấy p = 16 thỏa mãn (vì có 6 electron ở lớp ngoài cùng).

Dạng 1: Dựa vào vị trí trong BTH, so sánh tính chất (tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện) các nguyên tố hóa học.

* Một số lưu ý cần nhớ:

Dạng : Dựa vào vị trí trong BTH, so sánh tính chất (tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện) các nguyên tố hóa học - phương pháp giải bài tập về sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học

* Khi so sánh tính chất của 2 hay nhiều nguyên tố, ta nên đưa chúng về cùng 1 nhóm, hay cùng 1 chu kì để dễ dàng so sánh.

* Một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm :

A. Li < Na < K < Rb < Cs.

B. Cs < Rb < K < Na < Li.

C. Li < K < Na < Rb < Cs.

D. Li < Na < K< Cs < Rb.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Các kim loại kiềm cùng thuộc 1 nhóm A. Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử tăng dần.

=> Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử : Li < Na < K < Rb < Cs.

Đáp án A

Ví dụ 2: Độ âm điện của dãy nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (13), P (Z = 15), Cl (Z = 17), biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Vừa giảm vừa tăng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Na: 1s22s22p63s1

Mg: 1s22s22p63s2

Al: 1s22s22p63s23p1

P: 1s22s22p63s23p3

Cl: 1s22s22p63s23p5

=> Các nguyên tố hóa học này thuộc cùng 1 chu kì 3.

Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần.

=> Dãy Na, Mg, Al, P, Cl gồm các chất có độ âm điện tăng dần.

Đáp án A

Ví dụ 3: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là :

1s22s22p63s1 1s22s22p63s23p64s1 1s22s1.

Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?

A. Z < X < Y.

B. Y < Z < X.

C. Z < Y < X.

D. X=Y=Z.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- X, Y, Z là 3 nguyên tố hóa học thuộc cùng 1 nhóm.

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần

=> Tính kim loại Z < X < Y

Đáp án A.

Ví dụ 4: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là :

A. F, Li, O, Na.

B. F, Na, O, Li.

C. Li, Na, O, F.

D. F, O, Li, Na.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ta có cấu hình electron của các nguyên tố lần lượt là:

Li: 1s22s1

O: 1s22s22p4

F: 1s22s22p5

Na: 1s22s22p63s1

Li, O, F thuộc cùng 1 chu kì (chu kì 2)

Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần

=> Ta có bán kính F < O < Li (I)

Li, Na thuộc cùng 1 nhóm (nhóm IA)

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

=> Ta có bán kính Li < Na (II)

Từ (I) và (II) => F < O < Li < Na

Đáp án D

Dạng 2: So sánh tính axit, bazo của axit, hidroxit tương ứng của các nguyên tố hóa học

* Một số lưu ý cần nhớ

- + Trong mộtchu kì: theochiều tăng của điện tích hạt nhân, tínhbazơ của các oxitvà hiđroxit tương ứnggiảm dần, đồng thờitính axitcủa chúngtăng dần.

+ Trong mộtnhóm A, theochiều tăng của điện tích hạt nhân, tínhbazơ của các oxitvà hiđroxit tương ứngtăng dần, đồng thờitính axitcủa chúnggiảm dần.

* Một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất ?

A. Be(OH)2.

B. Ba(OH)2.

C. Mg(OH)2.

D. Ca(OH)2.

* Hướng dẫn giải chi tiết:

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính bazo của các hidroxit tương ứng tăng dần

Đáp án B

Ví dụ 2: Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V (VA) theo trật tự giảm dần là :

A. H3SbO4, H3AsO4, H3­PO4, HNO3.

B. HNO3, H3­PO4, H3SbO4, H3AsO4.

C. HNO3, H3­PO4, H3AsO4,H3SbO4.

D. H3AsO4, H3­PO4,H3SbO4, HNO3.

Hướng dẫn giải chi tiết

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính axit của các nguyên tố tương ứng giảm dần

Đáp án B

Ví dụ 3: Tính khử và tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây ?

A. HF < HCl < HBr < HI.

B. HCl < HF < HBr < HI.

C. HF < HI < HBr < HF.

D. HI < HBr < HCl < HF.

Hướng dẫn giải chi tiết:

F, Cl, Br, I là các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm (nhóm VIIA)

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính axit (tính khử) tăng dần

Đáp án A.

Dạng 3: Xác định nguyên tố phi kim dựa vào hóa trị cao nhất trong hợp chất với O và hóa trị trong hợp chất với H

* Một số lưu ý cần nhớ:

Một nguyên tố phi kim R tạo hợp chất oxit cao nhất là R2On và hợp chất với H là RHm thì n + m = 8.

Hóa trị cao nhất của một nguyên tố = số thứ tự của nhóm = số electron ngoài cùng (đối với nguyên tố s, p).

* Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro.

1. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.

2. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng: \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{R}}}}}{{{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{{\rm{16}}}}{{\rm{1}}}\).

Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

Hướng dẫn giải chi tiết:

1. Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là a, hóa trị trong hợp chất với hiđro là b. Ta có: a + b = 8.

Theo giả thiết : a = 3b. Suy ra : a =6; b = 2.

2. Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: mR: mH = 16 : 1 nên R = 32.

Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là p, n. Ta có p + n = 32.

Ta có : \(1\le \frac{n}{p}\le 1,5\Rightarrow 1\le \frac{32-p}{p}\le 1,5\Rightarrow 12,8\le p\le 16\).

Mặt khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi p = 13, 14, 15, 16 ta thấy p = 16 thỏa mãn (vì có 6 electron ở lớp ngoài cùng).

Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: \({}_{16}^{32}R\)

Ví dụ 2: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố M là MH3. Công thức oxit cao nhất của M là :

A. M2O. B. M2O5.

C. MO3. D. M2O3.

Hướng dẫn giải chi tiết

Hợp chất khí với hidro của nguyên tố M là MH3 thì hóa trị của M trong hợp chất oxi cao nhất là:

8 3 = 5

=> Công thức oxit cao nhất của M là: M2O5

Đáp án B

Ví dụ 3: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là :

A.14. B. 31.

C. 32. D. 52.

Hướng dẫn giải chi tiết

Hợp chất khí với hidro của nguyên tố M là MH3 thì hóa trị của M trong hợp chất oxi cao nhất là:

8 3 = 5

=> Công thức oxit cao nhất của M là: M2O5

Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%

Ta có phương trình:

\(\frac{{16*5}}{{2{M_X} + 16*5}} = 56,34\% \)

=> MX = 31

=> Nguyên tử khối của X là 31

Đáp án B