Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ không phải là việc làm một chốc một lát mà nó phải là cả một quá trình. Các biện pháp truyền thống các cô thường sử dụng đó là:

* Thụ động quan sát: Trẻ bị thụ động không có ý tưởng sáng tạo trong tiết học chỉ biết làm và thực hành theo đúng mẫu của cô ngoài ra không có một ý tưởng nào là dành cho trẻ.

* Thực hành theo mẫu có sẵn: Trẻ chưa được sáng tạo theo ý muốn của mình, còn bị thụ động theo tranh vẽ của cô.

5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:

Thực tế, ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hoạt động để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình là hoạt động có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ nhanh nhất. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình.

Trên tinh thần kế thừa và phát huy các biện pháp cũ đã được sử dụng từ trước thì trong sáng kiến kinh nghiệm này có những điều mới và sáng tạo hơn. Trước tiên, trẻ được nêu lên ý tưởng của chính mình trong hoạt động tạo hình, không còn thụ động làm theo mẫu của cô giáo như trước nữa. Từ việc có ý tưởng trẻ sẽ sáng tạo hơn trong các sản phẩm tạo hình của chính mình.

Bên cạnh đó, đồ dùng được dùng cho trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình đã phong phú hơn với nhiều nguyên vật liệu mới, mở, gần gũi với trẻ. Từ đó, ý tưởng sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển hơn qua việc được sử dụng các nguyên vật liệu mở. Việc trẻ được trực tiếp sử dụng các nguyên vật liệu, được tự mình trải nghiệm với đồ dùng làm bằng các nguyên liệu mở vào ý tưởng tạo hình của mình đã giúp khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển hơn.

6. Mục đích của biện pháp:

Biện pháp tôi nghiên cứu nhằm giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non.

7. Nội dung:

7.1. Thuyết minh nội dung:

Qua quá trình thực hiện biện pháp “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” tôi đã tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1:Xây dựng môi trường tạo hình cho trẻ:

Tôi đã chú trọng xây dựng được môi trường phong phú, hấp dẫn, kích thích hứng thú cho trẻ. Đối với việc thiết kế môi trường, tôi cũng luôn làm nổi bật rõ chủ điểm mà lớp đang theo học. Luôn động viên trẻ vẽ những bức tranh theo ý tưởng của trẻ về chủ đề đang thực hiện và các chủ đề tiếp theo dùng để trang trí lớp nhằm một phần nào đó phát triển trí sáng tạo của trẻ.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Môi trường sáng tạo, bắt mắt ngay từ cổng trường.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Chủ điểm “Thế giới động vật” với những hình vẽ ngộ nghĩnh.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Những bức tranh được sử dụng để trang trí các góc.

Bước 2: Sử dụng nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ các hoạt động:

Giúp trẻ biết tận dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra các ra các sản phẩm một cách sáng tạo, đòi hỏi chúng ta phải biết cách chọn lọc các nguyên vật liệu phù hợp với trẻ. Khi có đầy đủ nguyên vật liệu rồi, để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo trí tưởng tượng đó tôi thường xuyên sưu tầm các hình ảnh trong sách báo về cách làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu để trẻ có sự lựa chọn chính xác cho việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp...

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Nguyên vật liệu phong phú, đa dạng.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Trẻ có thể sáng tạo trên các chất liệu khác nhau.

Bước 3: Cho trẻ thực hành thường xuyên tại góc nghệ thuật (tạo hình):

Để cho trẻ có thể thoải mái sáng tạo trong góc tạo hình thì tôi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho trẻ bằng cách sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải để tạo hình, đồng thời khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng và cách thức thực hiện sản phẩm. Ngoài ra tôi hướng dẫn trẻ tự sưu tầm những nguyên vật liệu khác nhau mà trẻ thích để sử dụng vào các góc chơi trong đó có góc tạo hình. Đây tuy là một cách làm đơn giản nhưng lại có hiệu quả giáo dục cao. Vì qua việc tìm kiếm và chọn lọc các nguyên vật liệu khác nhau, trẻ có thể thỏa sức để tưởng tượng và chuẩn bị cho mình những ý tưởng độc đáo với các sản phẩm đó.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Trẻ sáng tạo ở “Góc nghệ thuật” với nhiều nguyên liệu mở.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Trẻ sưu tầm nguyên liệu tự nhiên và sáng tạo với chúng.

Bước 4: Lồng ghép tạo hình vào các hoạt động học:

Việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động học là vô cùng quan trọng. Tất cả các hoạt động học của trẻ đều có thể lồng ghép tạo hình để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, đặc biệt là trong hoạt động tạo hình - hoạt động chuyên biệt để phát triển sự sáng tạo của trẻ. Tôi thường lồng ghép tạo hình để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ bằng cách: Tạo các mô hình cho trẻ tham quan gây hứng thú ở đầu các tiết học, tranh mẫu, đồ vật mẫu cho trẻ với màu sắc đẹp phong phú...

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Mô hình truyện “Gấu con chia quà”.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Trẻ thỏa sức sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

Bước 5: Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc tổ chức hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi:

Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, bảng... để trẻ vẽ theo ý thích của trẻ. Tất cả những điều mà trẻ được tri giác, được trải nghiệm trong cuộc sống trẻ sẽ có cơ hội tưởng tượng và vẽ theo cảm nhận của riêng mình. Từ đó cũng góp phần phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Trẻ thỏa sức sáng tạo ngoài trời.

Đánh giá các tiết học sáng tạo cho trẻ mầm non

Sáng tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong hoạt động ngoài trời.

* Kết quả của biện pháp:

Trong quá trình thực nghiệm trên trẻ lớp 4 tuổi B3 tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tôi chia lớp thành 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm: 16 cháu. Nhóm đối chứng: 16 cháu.

Tôi đã thực nghiệm dựa trên 3 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Thái độ hứng thú của trẻ trong hoạt động.

Tiêu chí 2: Khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động tạo hình biểu hiện các năng lực sáng tạo.

Tiêu chí 3: Sự sáng tạo trong sản phẩm tạo hình.

Qua quá trình thực nghiệm thu được kết quả như sau:

Tiêu chí

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Số lượng

%

Số lượng

%

Tiêu chí 1

16

100

14

87,5

Tiêu chí 2

15

93,8

12

75

Tiêu chí 3

15

93,8

13

81,3

Quan sát vào bảng trên ta thấy ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Ở nhóm đối chứng (không áp dụng các biện pháp) thì hầu hết ở các tiêu chí số lượng trẻ đạt đều ít hơn ở nhóm thực nghiệm (trẻ được tự mình trải nghiệm và nêu ý tưởng).

* Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp: Mô hình truyện (Gấu con chia quà, Tích Chu, Ba cô gái); Tranh trang trí các góc; Đồ chơi ở các góc...

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp:

Đầu tiên tôi chỉ áp dụng biện pháp này với bản thân tôi và tại lớp của mình đó là lớp 4 - 5 tuổi B3 vào khoảng tháng 10/2020.

Từ kết quả của lớp mình đã đạt được tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các lớp khác trong khối của mình và tiếp tục trao đổi với đồng nghiệp trong trường để cùng áp dụng. Từ hiệu quả đã áp dụng, tôi thấy biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong thành phố Bắc Giang.

7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp:

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tiên của biện pháp chính là góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường.

Đối với giáo viên: Trong quá trình làm đồ dùng cho trẻ và chuẩn bị các nguyên vật liệu mở dành cho trẻ, các cô sẽ sử dụng lại các phế liệu để làm, từ đó sẽ góp phần bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống.

Đối với trẻ: Khi làm đồ dùng trực quan, các cô sẽ cùng làm với trẻ, nhờ đó mà vô hình chung các cô đã và đang tạo ra môi trường để cho các bé được tự mình trải nghiệm và lao động, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Tác giả biện pháp

Nguyễn Thị Lượng