Đánh giá cô giáo và học sinh

Chất lượng giảng dạy tốt luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu tại trung tâm Anh ngữ ROADMAP.

Trung tâm Anh ngữ ROADMAP luôn luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh thuộc từng lớp CENSIP. Do đó, việc ghi nhận phiếu đánh giá khách quan của các bạn học sinh đối với thầy cô giảng dạy là điều vô cùng cần thiết. Sau đây chúng ta cùng xem qua một số nhận xét như vậy:

 - Thầy Graham là giáo viên đang giảng dạy các lớp 3B,2AB:

"thầy dạy hay, giảng chi tiết, thầy hay cho tui con chơi game”

"you rarely shout at us, you are usually funny, you punish naughty students fairly and you fix our homework and our pronounciation”

Đánh giá cô giáo và học sinh

 - Cô Hương Elly hiện đang giảng dạy lớp Censip 3D:

"Cô dạy ngữ pháp hay, tốt, cô đọc tốt. lúc dầu em tưởng cô khó tính nhưng sau này em thấy cô dạy rất hay và vui tính.Học với cô rất vui, cả lớp trật tự giúp em học tốt hơn”

“Cô dạy nhiều kiến thức, dạy nhiều kỹ năng làm bài, dùng tiếng anh chủ yếu, chia nhóm”

“Cô rât nghiêm khắc, con học được nhiều kiến thức khi cô dạy, cô phát âm chuẩn, cô luyện cho con nhiều kỹ năng mới”

- Cô Lê Hường, hiện đang giảng dạy lớp Censip 1AB, 4A:

“cô luôn dịu dàng và hài hươc, cô nghiêm khắc với những bạn hư và công bằng, cô cho bọn con chơi nhiều game thú vị, cô dạy rất hay”.

“ cô dạy rất hay, giọng cô nghe rất tuyệt, cô không quá nghiêm khắc và cô cho chơi rất nhiều trò chơi hay.”

“Các topic viết luận thú vị, cách viết luận và làm bài nghe tốt, giờ học vui vẻ không căng thẳng, cô quan tâm tới học sinh”

Đánh giá cô giáo và học sinh

- Cô Hồng Thái hiện đang giảng dạy lớp Censip 4AB:

“Con thích cách dạy của cô, trò chơi của cô, cách mà cô phát âm, phong cách của cô nữa”

- Cô Diệu Hà là giáo viên đang giảng dạy lớp 3B:

“cô rất hòa đồng và luôn cho chúng con những lời khuyên tốt, cô dạy khá kĩ, trong những bài viết, cô nhận xét và giải thích cho chúng con khá kĩ”

“Cho dù con nghịch nhưng cô luôn nhẫn nhịn, cô dạy rất dễ hiểu, cô tạo điều kiện để bọn con suy nghĩ mở rộng vấn đề”

“cô rất hiền , cô giảng dễ nhớ, cô ít khi quát bọn con, cô rất vui tính”

Đánh giá cô giáo và học sinh

- Cô Phương, hiện đang giảng dạy  1AB:

“Cách dạy sáng tạo, nhiều loại bài tập, có nhiều trò chơi để ôn tập kiến thức.”

“many useful english, good way to help remember phrases”.

- Cô Trịnh Tiểu Điệp, hiện đang giảng dạy lớp Censip 4D:

“Cô dạy hay,vui, nhiều trò chơi thú vị.”

“Chơi nhiều trò, tươi vui, sảng khoái, được sticker, cô chữa bài rất hay.”

“Cô cho ra những trò chơi hay, giọng cô hiền lành, nhẹ nhàng, cô giảng bài rất hay.”

- Cô Vũ Huyền hiện đang giảng dạy lớp Censip  2B,3C:

“Cô dạy dễ hiểu, kỹ và sâu. Cô vui tính và dạy kỹ các kỹ năng”.

“cô chữa bài tập rất kĩ, cô dẽ tính hay cười, nhìn cô trông rất hiền. Học cô không có cảm giác căng thẳng”.

- Cô Phạm Hà hiện đang giảng dạy lớp Censip 2AB:

“Cô dạy dễ hiểu, tỉ mỉ, những gì chưa hiểu thì cô giảng hiều thì thôi”

“Cô dạy có hệ thống, đòi hỏi học sinh phải có nhiều kiến thức. Cô phát âm chuẩn và cô khá dễ tính”

Trung tâm Anh ngữ ROADMAP luôn mong muốn nhận được sự đóng góp từ các bậc phụ huynh và học sinh để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn!

(Baonghean.vn) - Nhiều lời đánh giá, nhận xét tinh tế, đầy trách nhiệm của giáo viên đã là động lực để học sinh tự tin hơn, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô hơn và háo hức khi đến trường.

“Các em đã rất nỗ lực”

“Cô đã từng than phiền về sự mất tập trung của em trong giờ học, cô biết em rất buồn. Nhưng cô chỉ muốn tốt cho em. Sau lần than phiền của cô em đã thay đổi hoàn toàn, em tập trung học và hăng say phát biểu hơn. Em học rất tốt môn Toán, viết Văn luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo, luôn hoàn thành đầy đủ các bài tập cô giao. Cô hy vọng hè này em sẽ luyện chữ đẹp hơn nhé, cô tin em sẽ làm được. Cô rất vui vì thấy em vui vẻ và hòa nhã với các bạn. Em hãy mạnh dạn chia sẻ để có nhiều kỷ niệm đẹp nhé”...

Đó là lời nhận xét cô giáo Nguyễn Thùy Linh (giáo viên Trường Tiểu học Lê Mao, TP. Vinh) gửi tới cậu học trò Tuấn Kiệt - cậu bé nhanh nhẹn của lớp. Lời nhận xét chỉ hơn 100 chữ nhưng được cô chăm chút, thiết kế in màu và có hình ảnh ngộ nghĩnh của em ở trường do chính cô giáo chụp. Đằng sau đó, là những lời gửi gắm của cô dành cho cậu học trò của mình với mong muốn Kiệt sẽ nhanh tiến bộ trong năm học tới.

Lời nhận xét cho cậu học trò Minh Khôi - lớp trưởng của lớp lại gợi về một kỷ niệm cũ mà cô giáo đã đọc được trong bài văn của em viết về mẹ.

"Đó là một bài văn ẩn chứa “sự yêu thương, hiếu thảo” mà khi chấm bài “cô đã rất xúc động”. Với cô bé nhanh nhẹn Bảo Tiên, dù rằng có thể kết quả học tập chưa cao nhưng em là một “học trò nhanh nhẹn”, em rất hiền lành và có nhiều bạn bè, luôn nỗ lực cố gắng trong học tập".

Đây cũng là một học sinh đặc biệt vì ngoài lời nhận xét, cô bé còn nhận được một thư khen ngợi đặc biệt từ cô giáo chủ nhiệm vì “tiêu biểu trong phong trào văn nghệ” để khuyến khích, chúc mừng và “mong con tiếp tục cố gắng”.


Lớp 3I do cô giáo Nguyễn Thùy Linh - chủ nhiệm năm nay có 42 học trò. Sĩ số lớp đông, cô lại chỉ mới nhận lớp từ học kỳ II nên để kỳ công đánh giá từng học sinh để các em thấy được những mặt ưu của mình và cả những mặt còn chưa nổi trội thật không dễ dàng.

Chưa kể, trong năm học này, thời gian cô và trò dành cho nhau ở những giờ học trực tiếp không nhiều và phần lớn thời gian giáo viên và học sinh chỉ tiếp xúc với nhau qua màn hình trực tuyến.

Lời nhận xét của cô giáo Thùy Linh với các học trò. Ảnh: PV

Cô giáo Thùy Linh cũng chia sẻ thêm: “Tôi là giáo viên trẻ, chỉ mới công tác 7 năm nên trong ý thức luôn xác định phải làm tốt công việc của mình, đó là dạy học sinh và giúp các em tiến bộ. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh ở lớp đông và mỗi bạn là một tính cách, một đặc điểm riêng. Có em hạn chế mặt này nhưng có em lại nổi trội mặt khác. Vì vậy, khi nhận xét, đánh giá học sinh tôi phải có một quá trình quan sát, thường xuyên trao đổi với phụ huynh và cố gắng làm sao có những lời nhận xét vừa chính xác nhưng cũng phải có sự động viên khích lệ. Quả thực, để làm được điều này, mất khá nhiều thời gian nhưng tôi rất vui bởi học sinh và phụ huynh khi đọc được những dòng này đều thấy được sự nỗ lực của con mình”.

Vì sự tiến bộ của học trò

Năm học 2021 - 2022 vừa khép lại với nhiều cảm xúc bởi đây là một năm học đặc biệt khi phần lớn thời gian học sinh phải học trực tuyến không được đến trường. Chia tay năm học cũ, giáo viên và phụ huynh đều có nhiều trăn trở bởi rõ ràng so với các năm học trước, chất lượng của học sinh trong năm học này bị ảnh hưởng khá nhiều.

Chính vì thế, việc đánh giá học trò về kết quả học của các con như thế nào là một điều được nhiều giáo viên cân nhắc.

Chị Hoàng Hương, có con đang học lớp 3 ở Trường Tiểu học Lê Mao kể rằng, chị rất bất ngờ khi nhận được bức thư cô giáo gửi cho con trai của mình với những lời rất trẻ trung, nhẹ nhàng và có thể “chạm” đến được cảm xúc học trò.

Lời nhận xét của cô giáo và các học trò. Ảnh: MH

Trong lá thư này, cô giáo đưa ra khá nhiều liệt kê về những ưu điểm của học sinh “làm đốn tim cô”, đó là siêu đáng yêu, tình cảm, có đôi má phúng phính, câu nói hồn nhiên và cả cách làm quản lý lớp.

Cô giáo cũng tự nhận, những điều này “học trò giỏi hơn cô bởi lúc trước cô đi học cô không làm được”. Đánh giá về năng lực học sinh, cô giáo cũng không nặng vào thành tích mà đánh giá cao ở sở thích đọc sách “cô thích ngắm con đọc sách, giới thiệu sách” và khuyến khích học sinh chơi thêm nhiều môn thể thao khác ngoài môn sở trường là cầu lông.

Phụ huynh của học sinh này cũng nói rằng: “Ở lứa tuổi tiểu học, các cháu còn hồn nhiên và chưa nặng nhiều về kết quả học tập. Vì vậy, tôi tin rằng, những lời nhận xét của cô giáo về con sẽ giúp con tự tin, con yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô và háo hức được đến trường”.

Cô giáo Lê Hương và các học trò. Ảnh: PV

Từ vài năm trở lại đây, thay vì chỉ đánh giá bằng điểm số, việc đánh giá học sinh còn được thể hiện bằng nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh. Trong đó, chú trọng vào nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay cũng không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Việc thay đổi cách so sánh đánh giá cũng đã được các nhà trường thực hiện thường xuyên và được thể hiện khá rõ qua các cuộc họp phụ huynh cuối năm học. Tuy nhiên, cách đánh giá hiện nay cũng có những hạn chế, bởi thay vì phải dành nhiều sự tâm huyết để đánh giá học sinh một cách chính xác, nhiều giáo viên lại có cách đánh giá khá qua loa như “đạt”, “chưa đạt”, “tốt” hoặc “giỏi”. Với cách đánh giá này, ngoài điểm số dường như phụ huynh mơ hồ về các hoạt động của con mình ở lớp, ở trường. Chưa kể, điều đó cũng không khuyến khích được sự cố gắng và năng lực của học trò, chưa đúng với tinh thần đổi mới về cách nhận xét đánh giá hiện nay.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Trường Thi. Ảnh: MH

Qua thực tế cũng cho thấy, hiện nay số giáo viên dành tâm huyết cho những lời nhận xét cuối năm cho học sinh chưa nhiều, vì có thể ngại va chạm, sai với chủ trương hoặc nguyên nhân sâu xa là chưa thực sự theo sát học trò.

Cô giáo Lê Thị Hương - Giáo viên kỳ cựu của Trường THCS Đặng Chánh Kỷ (Nam Đàn) cho rằng: “Ngày trước cô nói, trò nghe và giáo viên vẫn thường xử lý các tình huống một cách cứng nhắc và quá nghiêm khắc. Tuy nhiên, hiện tại xã hội giao lưu nhiều nên khi mình ứng xử với học trò phải thực sự mềm dẻo, sử dụng các biện pháp tâm lý khác nhau. Tương tự, khi đánh giá học sinh chúng ta không chỉ đánh giá những mặt hạn chế mà cần phải tìm được những ưu điểm để khích lệ học trò”.

Việc đánh giá học sinh cuối năm cũng sẽ tác động lâu dài đến học sinh sau này và có thể sẽ đi theo các em cho đến hết cuộc đời. Thế nên, với cách đánh giá của nhiều giáo viên hiện nay, có không ít phụ huynh băn khoăn và chưa thực sự hài lòng. Nhiều phụ huynh cũng cho rằng, để việc đánh giá cuối năm đi đúng với mục tiêu đã đề ra thì điều quan trọng nhất chính là sự tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo.

Từ cách đánh giá chính xác của thầy giáo, cô giáo cũng sẽ giúp học sinh định hướng được bản thân, để các em thấy được những ưu điểm để phát huy, những hạn chế để khắc phục và ngày càng tự tin, tiến bộ.