Đánh giá của bách hóa xanh của chuyên gia năm 2024

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ công nghệ ảm đạm, Bách Hóa Xanh trở thành điểm sáng của Thế Giới Di Động khi đóng góp 25,4% vào doanh thu toàn chung toàn công ty. Kể từ tháng 6/2023, mức độ đóng góp doanh thu của Bách Hóa Xanh đã chính thức vượt qua chuỗi thegioididong.com.

Cụ thể, lũy kế 8 tháng đầu năm, Bách Hóa Xanh mang về cho Thế Giới Di Động hơn 19.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kênh online được cải thiện với mức tăng trưởng 8%.

Riêng tháng 8/2023, doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh là khoảng 2.900 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ và tăng nhẹ so với tháng liền trước.

Đáng chú ý, doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng đạt 1,65 tỷ đồng trong tháng 8. Điều này đồng nghĩa, chuỗi Bách Hóa Xanh đang ở rất gần điểm hòa vốn.

Nhóm phân tích SSI Research đánh giá, mảng bách hóa của Thế Giới Di Động có thể đạt điểm hòa vốn khi doanh thu mỗi cửa hàng đạt khoảng 1,7 tỷ đồng/tháng.

Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng ước tính Bách Hóa Xanh có thể hòa vốn khi doanh thu mỗi cửa hàng xấp xỉ 1,6-1,7 tỷ đồng/tháng, tùy thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế.

Đánh giá của bách hóa xanh của chuyên gia năm 2024
Chuỗi Bách Hóa Xanh đang ở rất gần điểm hòa vốn

Về phía đại diện doanh nghiệp, ông Phạm Văn Trọng - Tổng giám đốc Bách Hóa Xanh cho biết, cải thiện doanh thu của các cửa hàng hiện hữu là chiến lược chính yếu của công ty thời gian qua.

Thực tế, từ đầu năm đến nay, doanh thu trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh liên tục được cải thiện từ mức 1,2 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm, lên 1,34 tỷ đồng trong 4 tháng, 1,5 tỷ đồng trong 6 tháng, và hiện là 1,65 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo Bách Hóa Xanh cho rằng sự phục hồi của công ty không cùng chiều với toàn thị trường. Mức doanh thu tăng trưởng phần nhiều đến từ việc tái cấu trúc nội bộ, tìm cách khuyến khích khách tăng giá trị giỏ hàng trong mỗi lần mua sắm.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế Giới Di Động nhìn nhận, việc đặt kỳ vọng thị trường bán lẻ phục hồi vào nửa cuối năm 2023 và năm 2024 như trước dịch là "lạc quan quá mức".

Kế hoạch hòa vốn và có lãi của Bách Hóa Xanh đưa ra sau giai đoạn "lấy lại những gì đã mất" bởi nhiều lùm xùm liên quan đến giá bán và chất lượng phục vụ nổi lên từ giai đoạn giãn cách xã hội năm 2021.

Kể từ năm ngoái, chuỗi này dừng hẳn việc mở rộng mạng lưới để dồn lực thay đổi cách bố trí, sắp xếp mới, rà soát, xử lý hàng trăm cửa hàng hoạt động không hiệu quả và lược bỏ các nhóm hàng có hiệu suất kinh doanh kém.

Gần đây, xuất hiện thông tin quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore đang muốn mua lại 20% cổ phần chuỗi Bách Hóa Xanh, với định giá lên tới 1,7 tỷ USD.

Nguồn tin của Reuters cho hay, thỏa thuận này đang gần đến giai đoạn cuối và dự kiến ​​sẽ sớm được công bố. Nếu đàm phán thành công, các văn kiện sẽ được ký hai bên ký kết sớm nhất là vào quý I/2024.

"Chúng tôi vẫn đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ và đã ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin với các nhà đầu tư đang quan tâm", đại diện Thế Giới Di Động cho biết. Thỏa thuận đầy tiềm năng này có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường của chuỗi Bách Hóa Xanh.

Theo Reuters, Quỹ Đầu tư Quốc gia GIC của Singapore là một trong những nhà đầu tư đang cạnh tranh để mua 20% cổ phần của chuỗi cửa hàng tạp hóa Bách Hóa Xanh từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). Với thương vụ bán cổ phần này, chuỗi Bách Hóa Xanh có thể được định giá lên tới 1,7 tỉ USD. Ngoài ra, một số doanh nghiệp từ Thái Lan cũng tham gia đấu thầu mua lại cổ phần của Bách Hóa Xanh.

Rò rỉ thương vụ triệu USD

Thông tin trên ngay lập tức tác động tới giá cổ phiếu của MWG, cho thấy kỳ vọng của giới đầu tư cho mảng tạp hóa của công ty này. Thực tế, MWG ban đầu lên kế hoạch bán tới 20% cổ phần tại Bách Hóa Xanh vào năm ngoái nhưng phải tạm dừng do điều kiện thị trường khi đó chưa thuận lợi. Mặc dù vậy, đại diện của Bách Hóa Xanh chỉ trả lời: “Chúng tôi đang trong quá trình thực hiện giao dịch phát hành riêng lẻ cho Bách Hóa Xanh và đã ký bảo mật thông tin với các nhà đầu tư quan tâm. Do đó, chúng tôi không chia sẻ thêm thông tin ở thời điểm này. Công ty sẽ chia sẻ thông tin đến nhà đầu tư sau khi hoàn tất giao dịch”.

Đáng chú ý, thông tin về thương vụ này xuất hiện vào thời điểm tình hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh có nhiều cải thiện. Theo báo cáo cập nhật tháng 8, kể từ tháng 5/2023, đóng góp của chuỗi Bách Hóa Xanh vào tổng doanh thu đã vượt chuỗi Thế Giới Di Động. Lũy kế 8 tháng năm 2023, doanh thu của Bách Hóa Xanh chiếm 25,4%, trong khi chuỗi Thế Giới Di Động luôn ở ngưỡng 23,6%.

Trong tháng 8/2023, doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh tiếp tục tăng trưởng nhẹ so với tháng 7/2023 và tăng tới 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 2.900 tỉ đồng. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 1,65 tỉ đồng trong tháng 8. Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu của chuỗi đạt khoảng 19.400 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tăng trưởng của chuỗi Bách Hóa Xanh chủ yếu đến từ số lượng hóa đơn mua hàng và ngành hàng thực phẩm tươi sống tăng. Chỉ trong tháng 8, số lượng hóa đơn mua hàng đã tăng 4% và sản lượng hàng tươi sống bán ra tăng 10% so với tháng 7.

Đánh giá của bách hóa xanh của chuyên gia năm 2024

Ông Phạm Văn Trọng, Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh, đánh giá: “Sự cải thiện của chuỗi là bền vững và xuất phát từ năng lực của chính Bách Hóa Xanh hơn là sức bật của thị trường”. Điều này khiến Công ty có nhiều kỳ vọng hơn vào khả năng hòa vốn cuối năm 2023 và sau đó đóng góp vào lợi nhuận cả năm của MWG vào năm 2024. Ông Trọng cũng cho biết, doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh kỳ vọng sẽ tăng trưởng ít nhất 10% mỗi tháng trong các tháng cuối năm và đến tháng 12/2023 tiến tới đạt doanh thu/cửa hàng tối ưu là 2 tỉ đồng.

Động lực khi thị trường bán lẻ hồi phục

Được thành lập vào năm 2015, Bách Hóa Xanh đang điều hành hơn 1.700 cửa hàng trên cả nước. Dù tăng trưởng nhanh về doanh số, song áp lực đầu tư khiến Bách Hóa Xanh ước lỗ khoảng 10% doanh thu mỗi năm. Lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến nay, chuỗi này lỗ hơn 8.053 tỉ đồng.

Điểm lạc quan của Bách Hóa Xanh ở thời điểm này là sự phục hồi của thị trường bán lẻ. Báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI (SSI) kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tích cực trở lại từ quý IV/2023 đến năm 2024. Ở mảng tạp hóa hiện đại, với đại diện là Bách Hóa Xanh và WinMart, vẫn duy trì doanh thu ổn định nhưng chịu tác động của hiệu ứng sụt giá tiêu dùng (down trading effect). Tuy nhiên, doanh thu các chuỗi này sẽ tốt hơn khi quy mô giỏ hàng tăng trở lại trong khi lưu lượng giao dịch qua Bách Hóa Xanh và WinMart tăng lên.

Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm từ 10% xuống còn 8% với nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm khô, nước giải khát, bánh kẹo, hàng gia dụng... đồng bộ từ khâu nhập khẩu, sản xuất cho đến gia công, tiêu dùng, được cho là mang lại lợi ích kép, khi giá thành sản phẩm giảm, người tiêu dùng được mua hàng giá rẻ, giúp doanh nghiệp có thêm doanh thu.

Đánh giá của bách hóa xanh của chuyên gia năm 2024

Bách Hóa Xanh định hướng là điểm đến của người tiêu dùng và bà nội trợ về cả hàng tươi và hàng khô. Chuỗi cửa hàng này cho rằng đã thành công trong mảng hàng khô. Chuỗi đang tận dụng dữ liệu từ ứng dụng khách hàng để tiếp tục điều chỉnh danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng thực phẩm tươi sống nhằm thu hút khách hàng mới, từ đó cải thiện doanh thu và lợi nhuận.

Mục tiêu tăng danh mục hàng tươi sống là hướng đi đúng đắn cần theo đuổi để đạt điểm hòa vốn. Tuy nhiên, SSI Research cũng nhận định mục tiêu có lãi mảng bách hóa khó đạt được trong năm nay do người tiêu dùng có thể thích mua sắm ở chợ truyền thống hơn trong thời điểm thu nhập bị giảm. Do đó, mảng bách hóa được kỳ vọng sẽ đạt điểm hòa vốn (tương ứng doanh thu/cửa hàng đạt 1,7 tỉ đồng/tháng) trong năm 2024 và có lợi nhuận ròng dương vào năm 2025.