Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024

Kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn Nhật Bản vừa được tổ chức lần đầu tiên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (HIVC). Kỳ thi không chỉ mở ra cơ hội hội nhập thị trường lao động quốc tế đối với lao động Việt Nam có tay nghề cao, mà còn khẳng định thành công của dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp Việt Nam do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) tài trợ.

Kỳ thi tay nghề uy tín, công bằng

Lưu Đăng Khoa, sinh viên năm cuối của Trường Cao đẳng nghề Hà Nội, là 1 trong 25 thí sinh tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn Nhật Bản lần này. Khoa là một trong số ít những thí sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp nhưng vẫn quyết định tham gia kỳ thi lần này. "Tôi mong muốn được thử sức trong kỳ thi kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản để biết năng lực của bản thân và có quyết định chọn môi trường làm việc phù hợp trong tương lai" - Lưu Đăng Khoa chia sẻ.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Thí sinh làm thủ tục tham gia kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Các thí sinh chuẩn bị vào phần thi thực hành.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (HIVC) vào đầu tháng 6/2018.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Rất nhiều thí sinh đỗ trong các kỳ thi đánh giá tay nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản trở thành những lao động nòng cốt trong các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Theo chuyên gia tư vấn hệ thống phát triển năng lực nghề JICA Uchino Tomohiro, kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề có những giá trị thiết thực rất lớn. Đối với người lao động, họ xác định rõ mục tiêu, định hình nghề nghiệp tương lai, phục vụ mục tiêu lựa chọn nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm. Còn đối với doanh nghiệp, kỳ thi giúp đánh giá chính xác năng lực của người lao động, chuẩn hóa và giảm rủi ro trong tuyển dụng.

Chuyên gia Uchino Tomohiro đánh giá người lao động Việt Nam có ưu thế hơn các nước khác trong khu vực mà JICA đang hỗ trợ triển khai. Đó là ngoài chuyên môn tay nghề, lao động Việt Nam còn nắm rất vững về lý thuyết. Đây là ưu điểm để người lao động Việt Nam có thể phát huy để có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Chuyên gia Uchino Tomohiro cho biết, tỷ lệ người lao động Việt Nam dự thi đạt được chứng chỉ nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản là 47%. Trong khi ở Nhật Bản, khoảng 50% số người dự thi đạt được chứng chỉ.

Theo ông Uchino Tomohiro, ở Nhật Bản, kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động. Chứng chỉ nghề được công nhận trên toàn nước Nhật, là cơ sở để đánh giá kỹ năng và tay nghề của một người thợ. Để vượt qua kỳ thi này, người thợ phải nắm vững lý thuyết, thành thạo các kỹ năng thực hành, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động, có tác phong lao động công nghiệp và tính kỷ luật cao. Theo chuyên gia Nhật Bản, người lao động đạt được Chứng chỉ này là một vinh dự lớn, lãnh đạo doanh nghiệp của họ sẽ tổ chức trao chứng chỉ trang trọng tại sảnh ra vào của nhà máy để vinh danh và làm gương cho những người lao động khác noi theo.

Thành quả của hợp tác thiết thực Việt-Nhật

Với mục đích nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn mới, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Dự án đầu tiên do JICA tài trợ được triển khai thành công tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) từ 2010-2013. Sau đó, tám cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên cả nước đã được JICA hỗ trợ thực hiện đánh giá kỹ năng nghề Cơ khí, Điện, Điện tử theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và đào tạo đội ngũ đánh giá viên, soạn đề thi và tổ chức thi.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia JICA, kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề đầu tiên được tổ chức vào tháng 6/2011 với nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Đến nay, chương trình đã thực hiện được các Kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam với 4 nhóm nghề: Gia công cơ khí (tiện vạn năng, phay); Lắp cáp mạng thông tin; Đo kiểm cơ khí; Điều khiển tuần tự (vận hành máy móc theo trình tự định sẵn).

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Những công cụ nghề Tiện và Phay được sắp xếp khoa học nhằm giúp thí sinh đạt được kết quả tốt nhất.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Các thí sinh thực hiện phần thi thực hành nghề Tiện và Phay.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Chuyên gia Nhật Bản cùng giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội giám sát trong kỳ thi.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Các giám thị của trường HIVC làm giám thị được Jica hỗ trợ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc thi theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
JICA hiện đang hỗ trợ 8 cơ sở đào tạo nghề ở Việt Nam thực hiện đánh giá kỹ năng nghề Cơ khí, Điện, Điện tử theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Trong ảnh: Sinh viên trường HIVC tham gia cuộc thi đánh giá tay nghề.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Một góc trường thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Trường HIVC.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Những tiêu chuẩn thi tay nghề khắt khe theo tiêu chuẩn Nhật Bản được áp dụng trong kỳ thi này.

Đánh giá kỹ năng nghề jica năm 2024
Đến nay, trên cả nước đã có 171 thí sinh vượt qua các kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề thí điểm theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Họ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển vững mạnh của các doanh nghiệp.

JICA cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) từ tháng 9/2010-7/2018. Các chuyên gia Nhật Bản đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp bằng việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lành nghề cũng như xây dựng hệ thống đánh giá kỹ năng nghề.

Ngoài ra, trong khuôn khổ các dự án Hợp tác kỹ thuật của JICA trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đã có tổng cộng 171 thí sinh vượt qua các kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Rất nhiều thí sinh đỗ trong các kỳ thi này trở thành những lao động nòng cốt trong các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Tháng 5/2018, Trường Cao đẳng nghề Hà Nội (HIVC), một trong những cơ sở đào tạo nghề được JICA hỗ trợ, đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng nhận hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho hai nghề “Tiện” và “Phay”, đồng thời được công nhận là Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho nghề “Tiện” đầu tiên tại Việt Nam.

Chưa dừng lại ở những thành quả ban đầu này, JICA cũng như các đối tác Nhật Bản mong muốn sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp tại Việt Nam./.