Dinh dưỡng tế bào máu là gì năm 2024

Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ và duy trì sự đồng bộ hoạt động của các cơ quan. Vậy nên, máu vô cùng quan trọng, bài viết này Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về các vấn đề đặc điểm của tế bào máu nhé.

Thành phần và chức năng của máu

Máu được tạo thành từ hai thành phần chính tế bào và huyết tương. Trong phần tế bào, chúng ta có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, trong khi huyết tương liên quan đến nhiều yếu tố như đông máu, nội tiết tố, protein và muối khoáng. Vậy chức năng của máu là gì?

  • Điều hòa tuần hoàn và huyết áp: Máu mang các hormone và chất điện giải như Ca++, K+, Na+..., hỗ trợ điều chỉnh hoạt động tuần hoàn và duy trì huyết áp.
  • Vận chuyển O2 và CO2: Tham gia trao đổi O2 và CO2 giữa phế nang và tế bào, đảm bảo cung cấp oxy để sản xuất năng lượng.
  • Vận chuyển dưỡng chất: Đưa đường, axit amin, axit béo và vitamin đến các tổ chức khác của tế bào.
  • Điều hoà nhiệt độ cơ thể: Giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
  • Bảo vệ và hỗ trợ miễn dịch: Chống viêm và ngăn chặn nhiễm trùng thông qua hệ thống miễn dịch.
    Dinh dưỡng tế bào máu là gì năm 2024
    Máu được tạo thành từ hai thành phần chính là tế bào và huyết tương

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm của tế bào máu và nơi mà tế bào máu được cấu thành nhé.

Đặc điểm của tế bào máu

Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, đều được hình thành ở các vùng cụ thể trong cơ thể người. Vậy, đặc điểm cụ thể của các thành phần trong tế bào máu là gì?

Hồng cầu

Hồng cầu chiếm đa số trong tế bào máu, được tạo ra trong quá trình tạo máu ở tủy đỏ. Chúng chứa huyết sắc tố làm cho máu có màu đỏ đặc trưng.

Nhiệm vụ chính của hồng cầu là vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic để đưa về phổi để thải bỏ. Tương tự như các tế bào khác, hồng cầu có chu kỳ sống trung bình là 120 ngày, sau đó bị tiêu hủy ở nách và gan.

Bạch cầu

Bạch cầu được hình thành từ tủy xương và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng chủ yếu tồn tại trong máu, nhưng cũng trú ngụ trong các mô khác để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh.

Dinh dưỡng tế bào máu là gì năm 2024
Đặc điểm của tế bào máu bạch cầu

Bạch cầu góp phần vào quá trình phòng ngừa nhiễm trùng, chữa lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào biến đổi như tế bào ung thư.

Tiểu cầu

Tiểu cầu là mảnh tế bào nhỏ hơn, được tạo ra từ tủy xương. Chúng có chức năng cầm máu bằng cách hình thành cục máu đông, giúp ngừng chảy máu khi có vết thương.

Tiểu cầu đóng vai trò trong việc giữ cho thành mạch máu mềm mại và linh hoạt.

Tóm lại, quá trình tạo máu và sinh tế bào máu diễn ra chủ yếu ở tủy xương và tủy đỏ, đồng thời chúng tham gia vào các chức năng quan trọng đảm bảo sự hoạt động và bảo vệ của cơ thể.

Vai trò quan trọng của tuỷ xương trong sự hình thành tế bào máu

Tủy xương là một mô nằm bên trong xương, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu. Có hai loại tủy xương chính là tủy đỏ và tủy vàng.

Tuỷ đỏ

Tủy đỏ đóng một vai trò quyết định trong quá trình tạo máu. Các tế bào gốc tạo máu có trong tủy đỏ phát triển thành nhiều loại tế bào máu, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.

Tủy vàng

Nhiệm vụ chính của tủy vàng là lưu trữ chất béo. Theo thời gian, tủy vàng có thể thay thế dần tủy đỏ trong một số xương của người trưởng thành.

Dinh dưỡng tế bào máu là gì năm 2024
Tủy vàng có thể thay thế dần tủy đỏ trong một số xương của người trưởng thành

Nhờ vai trò linh hoạt của tủy xương, cơ thể có khả năng duy trì sự cân bằng giữa các loại tế bào máu và lưu trữ năng lượng trong chất béo, đóng góp quan trọng vào sự hoạt động và duy trì của hệ thống máu trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết tế bào máu có vấn đề

Có nhiều biểu hiện mà người bệnh có thể dễ dàng nhận ra khi tế bào máu gặp vấn đề:

  • Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Cảm giác mệt mỏi không giải thích được có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ thống tế bào máu.
  • Khó chịu và lo lắng: Cảm giác khó chịu và bất an trong cơ thể có thể là dấu hiệu của sự thay đổi bất thường trong tế bào máu.
  • Thường xuyên sốt vặt và nhiễm trùng: Cơn sốt đột ngột không rõ nguyên nhân, kèm theo tình trạng nhiễm trùng không giải thích được, đây chính là đặc điểm của tế bào máu giúp nhận biết cơ thể đang gặp tình trạng bất thường.
  • Có vết bầm tím và vết thương lâu lành: Xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân, cùng với vết thương lâu ngày không lành.

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên cơ thể, việc chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra và xét nghiệm máu là vô cùng quan trọng. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về tế bào máu, từ đó thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu các đặc điểm của tế bào máu thật kỹ để có thêm nhiều kiến thức y học, giúp nhìn nhận vấn đề một cách tốt hơn nhé.

Hồng cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Cao hơn 100 g/l: thiếu máu ở mức độ nhẹ, chưa cần đến truyền máu. Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết. Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu. Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

Hồng cầu trong máu cao nên kiêng gì?

Các loại thực phẩm như cam, chanh, bưởi cũng là những nguyên nhân gây nên tăng hồng cầu trong máu. Ngoài ra người bị tăng hồng cầu không nên sử dụng thực phẩm có hàm lượng natri cao. Ví dụ như: thịt nguôi, thịt xông khói, các loại thực phẩm chiên rán tẩm ướp nhiều gia vị.

Máu có vai trò như thế nào?

Chức năng của máu là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Các chức năng chính của máu bao gồm: Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng: Máu chuyên chở khí O2 và CO2 trao đổi giữa phế nang và các tế bào; vận chuyển đường, các axit amin, các axit béo, các vitamin… đến các tế bào.

Máu có nguồn gốc từ đâu?

Tủy xương con người nằm rải rác ở nhiều xương, người trưởng thành thì tủy xương tập trung chủ yếu ở vùng xương sống, xương ngực và xương chậu. Là cơ quan chính tạo thành máu, tế bào máu do tủy xương sản xuất được coi như tế bào gốc, hay còn gọi là tế bào tạo máu.