Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo atp năm 2024

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm hiểu mối liên quan, tương quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, mức độ gan nhiễm mỡ, độ tăng huyết áp và các biến cố tim mạch.

Đối tượng và phương pháp: Gồm 350 người cao tuổi đến khám được làm xét nghiệm bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân THA, khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA và tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p<0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-c chiếm 39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9%. Các yếu tố nguy cơ: ĐTĐ chiếm 38,29%, béo phì chiếm 71,71%, hút thuốc lá 14%, p < 0,05. Tỷ lệ là 69,7% trong đó THA độ I là 29,4%, THA độ II là 36,9% và THA độ III là 3,4%. Tăng CT, TG và non HDL-c chiếm tỷ lệ cao ở cả THA độ I, độ II và độ III trong khi LDL-c và HDL-c có tỷ lệ tương đương ở cả 3 mức độ THA. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ có liên quan đến rối loạn lipid máu chiếm 49,43%, p<0,001. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ độ 1 chiếm 64%, độ 2 chiếm 34,5% và độ 3 chiếm 1,5%. Có sự tương quan mức độ vừa giữa CT toàn phần với BMI, VB và độ THA; giữa TG với tuổi, BMI, VB, độ THA; giữa LDL-c với BMI và độ THA, p<0,001. Không có sự tương quan giữa HDL-c với các yếu tố nguy cơ tim mạch và gan nhiễm mỡ, p>0,05.

Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường lượng lipid có ở trong máu, mô tả nhiều dạng rối loạn phổ biến như mức cholesterol LDL, chất béo trung tính cao hoặc mức cholesterol HDL thấp.

Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo atp năm 2024

Bạn cần biết gì về lipid?

Lipid là chất béo dạng sáp có ở trong máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào và cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) là hai loại lipid nhiều nhất gây ra các tình trạng bệnh tật. Cụ thể: (1)

  • Cholesterol LDL: được coi là “cholest erol xấu” vì góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu.
  • Cholesterol HDL: được coi là “cholesterol tốt” vì giúp loại bỏ LDL ra khỏi máu.
  • Chất béo trung tính: được hình thành và phát triển khi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, lưu trữ trong các tế bào mỡ.

Cholesterol hiện diện trong các tế bào của cơ thể. Chất béo trung tính cũng có trong tế bào và trong chất béo ăn kiêng (chẳng hạn như chất béo trắng trong thịt, dầu và các sản phẩm từ sữa). Gan cũng sản xuất cholesterol và chất béo trung tính.

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là định nghĩa đề cập đến mức cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của các chất béo có trong máu, như là:

  • Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có mức độ cao
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL) có mức độ thấp
  • Chất béo trung tính có mức độ cao
  • Mức LDL và chất béo trung tính cao (Cholesterol cao) (2)

Những người có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL rất thấp có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn. Sự tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch, theo thời gian tiến triển hẹp nặng gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Phân loại

Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Nếu như rối loạn lipid máu nguyên phát là do di truyền, thì rối loạn lipid thứ phát là một tình trạng mắc phải (phát triển từ các nguyên nhân khác như béo phì, đái tháo đường,…).

Có nhiều dạng rối loạn lipid trong máu nguyên phát, như là:

  • Tăng lipid máu hay mỡ máu cao có tính chất gia đình: Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất ở cả cholesterol LDL cao và chất béo trung tính cao. Nếu bị tăng lipid máu có tính gia đình, người bệnh có thể phát triển những vấn đề này ở tuổi thiếu niên hoặc tầm 20 tuổi thường với tiền sử có cha hoặc mẹ có tình trạng rối loạn lipid cao.
  • Tăng cholesterol máu gia đình và tăng cholesterol máu đa gen: Cả hai đều được đặc trưng bởi cholesterol toàn phần cao.
  • Tăng apobetalipoprotein huyết gia đình: Tình trạng này đồng nghĩa hàm lượng apolipoprotein B cao (một loại protein và là một phần của cholesterol LDL).

Nguyên nhân thứ phát:

  • Lối sống tĩnh tại, ăn thừa quá nhiều calo.
  • Bệnh lý nội khoa: Đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng thận hư, xơ gan, ứ mật,…
  • Do một số thuốc như: testosterone, estrogen, lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế beta và một số nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

Tăng lipid máu có thể có nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu mắc phải tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc chất béo trung tính.

Triệu chứng rối loạn lipid máu

Nhiều người bị rối loạn lipid máu nhưng không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện bệnh trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Ngược lại, rối loạn lipid máu cũng có thể gây ra một số bệnh tim mạch và có triệu chứng. (3)

Các dấu hiệu thường để phát hiện rối loạn lipid máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận:

  • Tức ngực, áp lực ở ngực hoặc đau ngực;
  • Hít thở khó khăn;
  • Đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai, lưng;
  • Tim đập nhanh;
  • Ngất xỉu.

Rối loạn lipid máu biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, khi có sự lắng đọng lipid là:

  • Cung giác mạc quanh mống mắt: Có hình vòng tròn hoặc không tròn hoàn toàn, màu trắng nhạt;
  • Ban vàng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới: Có thể nằm rải rác hoặc khu trú một khu vực nhất định ở vùng mí mắt;
  • Ban vàng ở lòng bàn tay: Xuất hiện ở trong lòng bàn tay và các nếp gấp trong các ngón tay;
  • U vàng gân: Xuất hiện ở gân gót chân, gân duỗi các ngón hoặc khớp đốt bàn ngón tay;
  • U vàng dưới màng xương: Có thể nhận thấy u vàng ở vùng củ chày trước, đầu xương mỏm khủy;

Các triệu chứng rối loạn lipid máu biểu hiện ở nội tạng:

  • Gan nhiễm mỡ: Khi các chất béo có trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến gan. Lượng mỡ trong gan chiếm phần lớn, làm tổn thương gan, tăng nguy cơ viêm gan. Lâu dần có thể khiến chức năng gan bị suy giảm, gây viêm cấp tính;
  • Viêm tụy cấp: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt khi lượng triglycerid tăng cao;
  • Xơ vữa mạch máu: Tình trạng rối loạn lipid máu làm chất béo lắng đọng trong các mô, dần hình thành các mảng xơ vữa, gây xơ vữa mạch máu, có biến chứng viêm loét và vỡ mảng xơ vữa, tạo thành cục máu đông, gây tắc các động mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây đau tim với các triệu chứng như đau ngực, khó thở.
    Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo atp năm 2024
    Đau chân, đặc biệt khi đi hoặc đứng, là một dấu hiệu của bệnh mạch máu chi dưới do rối loạn lipid máu gây ra.

Một số người có mức cholesterol và chất béo trung tính rất cao, có thể phát triển xanthomas (sự tích tụ cholesterol xuất hiện ở xung quanh mắt, mắt cá chân hoặc khuỷu tay). Tình trạng này cũng không ghi nhận nhiều trường hợp xảy ra và thường phổ biến ở tăng lipid máu gia đình.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu

Béo phì, ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên và trẻ em. Di truyền cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý. Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất được gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Trẻ em nên được kiểm tra FH khi có người thân bị cholesterol cao hoặc bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu là nam và 65 tuổi nếu là nữ.

Nguyên nhân ở các yếu tố nguy cơ khác gây rối loạn lipid máu, bao gồm: (4)

  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường (type 1 và type 2)
  • Bệnh thận
  • Suy giáp
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Hội chứng Cushing
  • Bệnh viêm ruột (IBS)

Phương pháp chẩn đoán

Để kiểm tra mức độ cao, thấp hay trong phạm vi lành mạnh của LDL, HDL, chất béo trung tính, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Mức độ này sẽ thay đổi mỗi năm, do đó cần thiết nên làm xét nghiệm máu hằng năm. Nếu đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu thường xuyên hơn.

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Rối loạn lipid máu là tiền căn gây nên các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, nhồi máu thận. Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL thấp khiến người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ tim cao hơn.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của rối loạn lipid máu và mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn bệnh đã có biến chứng hay chưa? Mục tiêu điều trị thường dựa vào đích LDL, đích LDL sẽ thay đổi phụ thuộc người bệnh là nhóm đối tượng nguy cơ cao, trung bình hay thấp.

Cholesterol LDL cao thường được điều trị bằng statin, với cơ chế gây cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan. Nếu statin không cải thiện được tình trạng giảm mức chất béo trung tính và LDL, bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc như: ezetimib, niacin, fibrate, chất cô lập axit mật, evolocumab và alirocumab, lomitapide và mipomersen.

Cách phòng tránh rối loạn lipid máu

Nếu lo lắng về chứng rối loạn lipid máu, việc trao đổi với bác sĩ về cách phòng tránh là điều rất quan trọng. Trường hợp tiền sử gia đình bị cholesterol cao, những thế hệ sau cần chủ động chọn một cuộc sống lành mạnh để tránh những biến chứng sớm xảy ra.

Duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống khoa học cho tim; đồng thời tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá cũng là những cách phòng tránh rối loạn lipid máu hiệu quả.

Tham khảo: Những thói quen không tốt cho tim mạch

Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu theo atp năm 2024
Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa rối loạn lipid máu hiệu quả.

Cách chăm sóc người bị rối loạn lipid máu

Mặc dù rối loạn lipid máu khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, nhưng vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách sống một lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc nếu cần. Hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Bỏ thuốc lá
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm stress
  • Ăn thực phẩm lành mạnh hơn
  • Hạn chế uống rượu
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế dầu mỡ, phủ tạng động vật, tăng cường ăn rau xanh.
    Xem thêm: Rối loạn lipid máu nên ăn gì và kiêng gì? 15 thực phẩm cần lưu ý

Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ thời gian, liều lượng thuốc sử dụng như bác sĩ kê đơn, đảm bảo tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, khám lại định kỳ theo hẹn.

Chữa rối loạn lipid máu ở đâu?

Rối loạn lipid máu gây ra những biến chứng tim mạch như xơ vữa, tắc mạch máu ở não, tim hay tứ chi. Mỗi người sẽ có hàm lượng mỡ máu khác nhau, do đó tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cá thể hóa điều trị, dựa trên các đánh giá ở nguy cơ rối loạn lipid máu để điều trị đúng mức độ của người bệnh, tối ưu kết quả cuối cùng.

Mỗi ngày, người bệnh cần vận động, tập thể dục thể thao từ 30 – 60 phút, 5 – 7 ngày trong tuần để phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu. Mỗi người có cường độ hoạt động khác nhau nên cần tham vấn bác sĩ trước khi tập luyện.

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế hiện đại, có tải trọng lên đến 140 kg, điều khiển động cơ từ xa, thời gian khảo sát ngắn, hình ảnh rõ nét, chính xác. Nghiệm pháp này không chỉ giúp phát hiện sớm bất thường ở tim, mà còn xác định mức độ gắng sức tối đa của người thực hiện.

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị rối loạn mỡ máu tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Để phòng ngừa rối loạn lipid máu, theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mỗi người không dung nạp quá 6% lượng calo hàng ngày đến từ chất béo bão hòa; đồng thời tránh chất béo chuyển hóa. Thay vào đó, mỗi người nên ưu tiên ngũ cốc, trái cây, rau quả…, chủ động khám sức khỏe tầm soát rối loạn mỡ máu và điều trị kịp thời.