Đánh giá nhà thầu chào thầu năm 2024

Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Chính (Bắc Kạn) có gặp tình huống trong đấu thầu mua sắm hàng hóa một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:

Tại bảng cam kết vật tư trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có hai trang trùng nhau (trang A và trang B), danh mục hàng hóa từ 16 đến 22 ở hai trang là như nhau, danh mục hàng hóa số 23 là ở hai trang khác nhau.

Ở trang A, nhà thầu chào ghế chờ loại modul 3 ghế (CH-10), kích thước: W1820 x D630 x H820mm mã GPC02-3/Hòa Phát. Ở trang B, nhà thầu chào ghế chờ loại modul 3 ghế (CH-10), kích thước: W1810 x D650 x H780mm/nhà thầu gia công tại xưởng.

Tại bảng giá dự thầu nhà thầu chỉ chào giá cho một loại là: Ghế chờ loại modul 3 ghế (CH-10).

Ông Chính hỏi, trong trường hợp trên hồ sơ dự thầu của nhà thầu có được làm rõ không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo hồ sơ mời thầu, tuân thủ quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp có sự không thống nhất trong đề xuất kỹ thuật của nhà thầu thì thực hiện làm rõ để có cơ sở đánh giá.

Hỏi về cách đánh giá năng lực của nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

Công ty A có giá trị tài sản ròng là 50 tỷ đồng, chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực bất động sản. Công ty B có giá trị tài sản ròng là 500 tỷ đồng, có trên 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực dự án bất động sản. Công ty A và B liên danh để tham gia đấu thầu gói thầu dự án bất động sản trị giá 250 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phần tham gia vào liên danh là Công ty A chiếm 80%, Công ty B chiếm 20%. Nhà thầu ban hành tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm như sau: Giá trị tài sản ròng bình quân trong 3 năm gần nhất hơn 250 tỷ đồng thì đạt 300 điểm, có ghi chú, đánh giá trên cơ sở tổng tài sản trung bình trong 3 năm của tổng thành viên liên danh. Xin hỏi, với thông tin trên thì hiểu theo cách nào như sau thì đúng: Cách thứ nhất: Công ty A và Công ty B có giá trị tài sản ròng 3 năm gần nhất là 550 tỷ đồng, vì vậy đạt 300 điểm. Cách thứ hai: Công ty A chiếm 80% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 200 tỷ đồng để được chấm đạt, nhưng Công ty A chỉ có giá trị tài sản ròng 50 tỷ đồng, vì vậy Công ty A không đạt về năng lực tài chính. Công ty B chiếm 20% cổ phần liên danh, giá trị tài sản ròng yêu cầu là 50 tỷ đồng để chấm đạt, Công ty B có giá trị tài sản ròng 500 tỷ đồng, vì vậy công ty B được chấm đạt. Tuy nhiên do thành viên liên danh là Công ty A không đạt nên liên danh (A + B ) bị chấm rớt, mất điểm hạng mục này.

Gửi bởi:

Trả lời có tính chất tham khảo

Câu trả lời mang tính tham khảo: Tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với trường hợp của ông Hồng, việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Liên quan việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh, theo hướng dẫn tại các Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Trường hợp nhà thầu chưa rõ về tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu thì có thể gửi văn bản yêu cầu bên mời thầu làm rõ.