Đánh giá phim tiếu ngạo giang hồ năm 2024

Tiếu ngạo giang hồ – là tên một khúc nhạc, cốt chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại là thứ đi xuyên suốt 40 tập phim, gắn kết các tình tiết, là cái cớ để mọi chuyện xảy ra. Chả hiểu Kim Dung có biết viết nhạc không, hay liệu có cái bản nhạc nào gắn kèm trong tiểu thuyết của ông kh, mà khúc nhạc trong phim thực sự là … chả cảm được vẹo gì luôn :…

Mở đầu phim là cảnh cả một tiêu cục bị thảm sát <kinh dã man> Nhà họ Lâm, mang bí mật môn võ công ghe gứm mà cả thiên hạ ai cũng muốn tranh giành, tự rước họa vào thân. Chả hiểu các danh môn chánh phái chạy đi đâu hết để cho một ” danh môn chánh phái” đi tùng xẻo hết cả một huyện mà không ý kiến gì ??? trong khi võ công của tụi này cũng chỉ thuộc vào dạng gà rừng bắt nạt giun đất ??? Lâm Bình Chi là kẻ duy nhất còn sống sót, gia nhập Hoa sơn Kiếm phái của Nhạc Bất Quần, từ đây, mà mọi chuyện thiên hạ bắt đầu. Đúng là vẫn mệnh đang khốn lại gặp phảu thằng chồn hôi. Tại sao mình lại gọi Nhạc Bất Quần là chồn hôi ? Các bạn hẳn phải thực xem mới hiểu được độ lầy của lão này. Không những hôi mà còn khắm tuyệt đỉnh.

Vậy mà Nhạc lão lại có được thằng đồ đệ tốt vãi đạn luôn, nghe lời rưm rắp, dù cho những việc vô lý. Đây gọi là hình thức nghệ thuật: các nhân vật chính trong tác phẩm đều ngu :v được cái chính vì ngu ở điểm đó mà Lệnh Hồ Xung lại trở nên khảng khái, chính trực, có tiếng trong giang hồ <cái tiếng ngu thì hẳn chỉ có sư phụ nó biết :)) > Thằng này được cái ” sinh ra là để học võ ” mấy loại khó cực khó thì nó học tí xong, nhưng mấy loại dễ thì chưa biết thế nào, có thể cả năm không thành :v Xung bản tính trẻ trâu + ngu nên hay bị sư phụ hành hạ. Cũng nhờ đó mà Xung bị giam cầm gặp được lão già Dương Thanh Phong, ngày trẻ vốn cũng trẻ trâu, thấy thích nên truyền bá công lực. Bấy giờ thì Xung võ công bá cháy hơn xừ trưởng môn nhưng vẫn chịu nấp sau váy ông ta để trọn nghĩa thầy trò LoL.

Bấy chừ xuất hiện Doanh doanh :3 Nghe cái tên đã thấy yêu xừ nó rồi. Đây cũng chính là một trong những lý do mình ham xem bản này ghê gớm. Trai xinh gái đẹp nó khác hiu hiu 😡

Đường đường là một thánh cô giết người không nương tay, phàm chuyện ở đời, chẳng sợ việc chi, nhưng rồi đến khi gặp hào kiệt, tất cũng xiêu lòng. Thời đó, nào ai khác ngoài Lệnh Hồ Xung.Tuy tiền bạc anh ít <thực ra bố e làm to nên e cg don’t care :)) > nhưng cái chí a lớn + đẹp trai + ngu ngu dễ bảo, em nào lại không yêu.

Đánh giá phim tiếu ngạo giang hồ năm 2024

Vậy mà Xung xung lại đi thích con tiểu muội tình tành đáng ghét đó, chả chịu có niềm tin vào cuộc sống gì cả. Nhung ns đi cũng pahir nói lại. Tiểu muội cũng là con khôn đó, mỗi tội tác giả cho nó số cờ hó quá, lấy phải thằng chồng họ Lâm, sặc mùi báo thù, được mỗi cái mã mà sau cũng theo sư phụ tự thiến để học võ công, thật bi thảm … Hỏi thế gian tịch tà kiếm phổ là chi , mà ng đời lắm kẻ tự thiến để học ??? THiến cũng ít ra mạnh tàm quỳ hoa bảo điển của Đông Phương Bất Bại, vô đối thiên hạ chớ. Học xong tịch tà, đánh chẳng nổi Lệnh Hồ XUng thì làm chi ???

Hề hề, nói vậy chớ bố Xung cuối phim cũng mạnh phết lên rồi. Nhờ tài trí < đến lúc này thì mình biết là nó giả ngu > ẵm được xừ nó Dịch Cân Kinh và Hấp tinh đại pháp, cứ thể quẩy liên hồi, còn đc doanh doanh + ae khắp nơi cổ vũ, há chẳng cân cả bản đồ :))

Kết phim Xung Doanh ngồi thổi sáo, đánh đàn giữa chốn rừng hoang, và cho đến lúc này thì, vẫn … méo hiểu khúc nhạc ấy cảm ntn nữa :))

Có khá nhiều lý do để nhiều người không thích Tiếu Ngạo 2001, trong số đó có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

Thứ nhất là đã đọc qua và yêu thích nguyên tác quá đỗi đến mức không chấp nhận được những chỉnh sửa trong kịch bản và cái kết sai lệch của phim, từ đó xem bản phim 2001 này là một sự thất vọng lớn khi soi vào nguyên tác.

Thứ hai là đã xem qua và cảm thấy ấn tượng hơn với bản Tiếu Ngạo năm 1996 của TVB nói chung và vai diễn Lệnh Hồ Xung của Lữ Tụng Hiền nói riêng. Từ đó đâm ra có sự so sánh khi xem và kết luận sau cùng là thích bản 1996 hơn.

Thứ ba là không có thiện cảm với nhân vật Lệnh Hồ Xung của Lý Á Bằng vì cho rằng đấy là một “Quách Tĩnh thứ hai”. Lệnh Hồ Xung mà giống Quách Tĩnh, diễn xuất nhập nhằng nghiêm trọng giữa hai nhân vật một trời một vực như thế, không thất bại thì gọi là gì?

May thay, tôi không thuộc dạng nào trong ba nhóm trên.

Nguyên tác, tôi chưa đọc qua.

Bản phim Tiếu Ngạo 1996 của TVB, tôi chưa từng xem qua.

Lệnh Hồ Xung của Lý Á Bằng, đủ để khiến tôi có thể quên đi Quách Tĩnh hai năm sau của anh trong suốt thời gian khi xem.

Nói gọn lại một câu, Tiếu Ngạo 2001 là bản phim đầu tiên Đại lục chuyển thể của Kim Dung. Còn tôi khi xem bản phim đầu tiên này cũng là một khán giả lần đầu tiên thực sự biết đến Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim lão gia dù trước giờ cũng đã nghe qua phong thanh về nó ít nhiều. Lần đầu tiên gặp lần đầu tiên, xem ra cái duyên giữa tôi và bản phim này chẳng nhạt chút nào.

Có thể xem một bộ phim trong một sự tập trung nhất và không bị vướng bận bởi bất cứ so sánh hay liên tưởng nào, không phiền lòng vì những lời chê khen trái chiều của lớp khán giả đi trước, và không phải tra xét từng phân từng cảnh để lọc cơm tìm sạn, thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời và rất đáng nhớ. Đặc biệt khi đó lại là một phim của Kim Dung, nhà văn mà hầu hết các tác phẩm đều đã được dựng đi dựng lại rất nhiều lần trong mấy mươi năm qua bởi nền phim ảnh của Hồng Kông, Đài Loan, và Đại Lục.

Do đó, sau khi xem xong cả 40 tập phim của Tiếu Ngạo 2001, tôi cảm thấy mình cần phải viết ra tất cả những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân, tất cả những điểm ưng ý và chưa hài lòng, tất cả những gì tự bản thân bộ phim đã mang lại cho tôi, như một cách đáp lại tâm ý và công sức của những người đã làm phụ đề Việt ngữ cho phim chỉ vì lòng yêu mến, và như một sự chia sẻ cảm xúc với tất cả những khán giả thật sự của Tiếu Ngạo 2001.

![](https://ngaybinhthuongthoi.files.wordpress.com/2015/03/tn1.jpg?w=379&resize=379%2C540&h=540

038;h=540)

Một trong những điểm khiến tôi yêu mến bản phim này chính là ở phong cách dàn dựng của nó. Có cái gì đó khá thô ráp và nguyên sơ đã hiện diện xuyên suốt 40 tập phim, khiến Tiếu Ngạo 2001 không có được vẻ mượt mà và uyển chuyển như những phim sau này của Trương Kỷ Trung. Một cái gì đó chỉ có ở lần đầu tiên. Là thần thái chăng? Hay là cái cảm giác chân phương không hoa mỹ, không tô son dặm phấn, không tiểu xảo che mắt, không trau chuốt mịn màng? Hay chỉ đơn giản là một sự vụng về và thiếu sót thật sự do non kinh nghiệm, thiếu đầu tư?

Không biết và cũng thật khó để diễn tả điều này vì tôi không phải dân trong nghề, chỉ là cách chuyển cảnh và ngắt phim đôi lúc mang lại cảm giác gãy rất rõ, chỉ là những cảnh quay lớn càng về sau càng trở nên thiếu cuốn hút như lúc đầu, và dàn nhân vật quần chúng hình như chỉ có mỗi thần dân của Thông Nguyên Cốc là được ưu ái nhất mà thôi.

Màu sắc của phim phối hợp theo một tông trầm chủ đạo, không bàng bạc như sương hay lãng đãng như khói mà là sự trầm lắng của bụi mờ. Từ trang phục của nhân vật cho đến những ngoại cảnh trên Tư Quá Nhai, núi Hoa Sơn, Thành Lạc Dương, Ngõ Lục Trúc, Ngũ Bá Sơn, Vô Sắc Am, Thiếu Lâm Tự, Mai Trang… đều mang đậm nét trầm ấy. Trầm và nhã, đẹp như đất và cũng chân chất như đất.

Một trong những cảnh quay khiến tôi xúc động nhất là cảnh Doanh Doanh hát khúc Hữu Sở Tư tiễn Lệnh Hồ Xung đi Phúc Kiến. Một bên là thuyền nhỏ trôi giữa sông nước mênh mang, một bên là đình vắng chìm lấp giữa đồng cỏ lau xào xạc gió chiều. Xung quanh Lệnh Hồ Xung khi ấy có biết bao nhiêu người, lại còn là sư phụ, sư nương, đồng môn sư huynh đệ, nhưng trong lòng anh lại cô đơn khôn xiết. Biển người mênh mông, tri kỷ khó tìm, tri âm khôn gặp.

Trong phim, không ít lần Doanh Doanh hát khúc hát đó, nhưng Hữu Sở Tư chưa bao giờ vang lên đầy da diết và cứa tận tâm gan người nghe, người xem như ở phân cảnh đó. Tôi thích dáng đứng của Lý Á Bằng khi đó, thẫn thờ và tịch liêu, thể hiện được một nội tâm phức tạp và mâu thuẫn của Lệnh Hồ Xung; cũng như ánh mắt anh, đau đáu và khoắc khoải, khiến ta hoàn toàn cảm nhận được nỗi đơn côi và khao khát được trải lòng với người bên cạnh. Đó là một cảnh quay đẹp và hơn hết là giàu cảm xúc, gợi được rất rất nhiều điều cho người xem. Không cần bất cứ lời giã từ sướt mướt hay đưa tiễn bịn rịn nào, tự người xem đã cảm nhận được khoảng thời gian ngắn ngủi ở Ngõ Lục Trúc chiếm một vị trí quan trọng thế nào trong lòng hai nhân vật. Cũng vì thế mà khúc Hữu Sở Tư khi đó, dù vạn người đều nghe thì nó vẫn chỉ thuộc về và thật sự đi vào lòng hai người họ mà thôi.

Quay ngược về những tập phim trước đó thì cánh đồng hoa cải vàng cũng khiến tôi thích thú bởi vẻ đẹp đầy chất thơ và tính biểu cảm do nó mang lại khi lên phim. Đầu tiên là cảnh Nghi Lâm cõng Lệnh Hồ Xung chạy mãi chạy mãi cho đến khi gục xuống và để lạc mất anh. Sau nữa là cảnh Nghi Lâm quỳ giữa đồng hoa thổ lộ cùng Bồ Tát tâm tư lạ lùng trong lòng mình. Sau cùng là một cảnh rất nhiều cảm xúc khi chàng lãng tử bạc hạnh của chúng ta lần đầu tiên buông bỏ mọi phiền muộn của bản thân, thả mình nằm giữa đồng hoa, đối mặt với trời cao lồng lộng.

Chỉ một địa điểm nhưng hai cảnh quay lại mang đến ý nghĩa hoàn toàn khác nhau dù vẫn có điểm tương đồng khi đều vận dụng thủ pháp mượn cảnh tả tình.

Ở Nghi Lâm là lòng rối như tơ vò, lạc bước giữa đồng hoa cũng chính là lạc bước giữa lòng mình.

Ở Lệnh Hồ Xung lại là một sự chơ vơ và lạc lõng cùng cực. Có cái gì đó rất bất lực và phó mặc bản thân cho cuộc đời trong tư thế nằm khi ấy của anh. Thêm vào đó, là góc quay xoáy chậm từ thấp lên cao dần và sắc vàng đến nhức nhối của đồng hoa đã khiến cho cảnh quay ấy đậm chất say như ngây, ngây như say. Và tôi, phải nói rằng mình vô cùng thích nó.

Những cảnh quay xung quanh nhân vật Đông Phương Bất Bại sau này về tính thẩm mỹ không hề thua kém, thậm chí có phần vượt trội do cách phối hợp màu sắc và bối cảnh, song về tính ‘hư ảo’ thì không sánh bằng cảnh ở đồng hoa, và về độ ‘biểu cảm’ thì không khơi gợi được nhiều như cảnh chia tay trên sông. Tuy vậy, tôi khá thích sự bi tráng của nó cũng như cách diễn của nhân vật ĐPBB và một trường đoạn dài chỉ diễn bằng ánh mắt của Lý Á Bằng khi anh chứng kiến cảnh ĐPBB trút hơi thở cuối cùng bên cạnh Dương Đình Liên. Tự mỗi người xem sẽ có suy nghĩ của riêng mình nhưng với tôi, cảnh đó ngoài đẹp và buồn còn mang lại một sự suy ngẫm về thân phận con người và giá trị lớn lao do yêu thương mang lại.

Cảnh Nhạc Linh San qua đời cũng mang đến một nỗi hoài cảm khác, chủ yếu do tâm tư quá phức tạp và đa chiều của những nhân vật có mặt trong cảnh quay này. Từ sự bất ngờ xen chút đề phòng của Lao Đức Nặc, sự hả hê thoáng chút chột dạ của Lâm Bình Chi, sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng của Linh San, sự đau đớn đến thống khổ của Lệnh Hồ Xung, và sự thương xót lẫn bao dung của Doanh Doanh. Tôi nghĩ Miêu Ất Ất diễn khá hơn hẳn trong những phân đoạn sau lễ thành thân. Đến cuối cùng, cũng thấy cô đáng thương nhiều hơn đáng trách. Về tình yêu của Nhạc Linh San, nếu có thể, sẽ nói nhiều hơn vào một dịp khác.

Bên cạnh những cảnh đượm buồn, tập trung chủ yếu vào cảnh, nhạc và lối diễn xuất thiên về nội tâm, những đại cảnh mang nhiều màu sắc và cung bậc cảm xúc của phim cũng được chăm chút khá kỹ lưỡng. Đơn cử như cảnh Thông Nguyên Cốc và hàng hàng lớp lớp tà ma ngoại đạo khác ở Ngũ Bá Sơn thiết tiệc đãi Lệnh Hồ Xung nhằm chúc mừng nhân duyên của anh với Thánh Cô. Tôi yêu làm sao cái cách bọn họ hết chuốc rượu lại nhồi thuốc cho đến khi Lệnh Hồ thiếu hiệp nhà ta thân tàn ma dại mới thôi. Tôi yêu làm sao cái sự nhát gan thỏ đế nhưng lại thích nịnh nọt lấy lòng rồi lại co giò chạy ngay khi nghe tin Thánh Cô xuất hiện của bọn họ. Khó mà không bật cười khi xem đoạn Đào Cốc Lục Tiên tranh nhau cái danh “tuấn tú bất phàm”, khó mà không thích thú khi ở đâu bỗng nhiên xuất hiện một vị Tổ Thiên Thu tiên sinh với bộ sưu tập 9 món chén uống rượu cực kỳ quý giá cùng một bồ kiến thức về rượu, khó mà không khoái trá thầm trong lòng khi trước mặt phái Hoa Sơn đang nghi kỵ, khinh khi đủ điều hết người này đến người khác đem lễ vật đến tặng và một câu “Lệnh Hồ thiếu hiệp”, hai câu cũng là “Lệnh Hồ thiếu hiệp”.

Đại cảnh thứ hai cũng rình rang không kém, hài nhưng không kịch là khi đoàn người rồng rắn, cờ xí đủ màu, trống chiêng chập cheng, kéo lên Thiếu Lâm Tự nghênh tiếp Thánh Cô. Vui nhất phải kể đến khi cả bọn bị vây chặt trên núi Thiếu Thất, rồi nhờ Lục Tiên mà tình cờ tìm ra đường hầm thông xuống núi. Thoát hiểm rồi, lại còn đồng thanh hô to ba lần: “Bọn ta đã xuống núi rồi!” Cứ nhìn bộ mặt cố gắng nín nhịn khi đó của Tả minh chủ là lại thấy lo lắng cho đường tiêu hóa của ngài, ha ha.

Cảnh Lệnh Hồ Xung nhậm chức chưởng môn phái Hằng Sơn cũng rất hấp dẫn. Thấy được sự xảo trá của Dương Đình Liên và cái tình của Doanh Doanh. Cảnh Ngũ Nhạc phái tỷ võ chọn người đứng đầu được dựng hay hơn tôi nghĩ. Chỉ có điều, từ cảnh đó về sau, những đại cảnh cần quy mô hoành tráng khác đều tệ đi hẳn. Nhiều lúc nhìn đám quân lèo tèo, mặt mày non choẹt của Nhạc chưởng môn mà thấy nản. Ngũ Nhạc Kiếm phái hợp nhất mà lực lượng chưa xứng so ngang với một phái lúc trước, vô tình khiến cho sự chăm chút kỹ lưỡng của trường đoạn tranh giành chức chưởng môn trước đó trở nên uổng phí.

Đánh giá phim tiếu ngạo giang hồ năm 2024

Khác với nhiều người không có ấn tượng với nhạc phim, cá nhân tôi lại khá thích bản hòa tấu cầm tiêu Tiếu Ngạo Giang Hồ của Khúc Dương và Lưu Chính Phong trong phim. Có thể nó không được hay như bạn mong đợi, hoặc không hay bằng những bản hòa tấu cầm tiêu trong các bản phim Tiếu Ngạo khác bạn từng xem, nhưng không thể phủ nhận rằng: nó rất vừa vặn và phù hợp với bản phim 2001 này. Âm hưởng không bao la bát ngát như trời xanh biển rộng, tiết tấu cũng không khoan thai phóng khoáng như gió cuốn mây bay, và dường như nó sẽ khiến bất cứ ai – những người đã quá trông chờ và có sự liên tưởng ngay từ cái nhan đề Tiếu Ngạo Giang Hồ cảm thấy thất vọng ngay lần đầu tiên nghe thấy. Thật sự, nó vẫn là một tiếng cười đấy, nhưng quá ý nhị và kín đáo đến mức không thể nghe ra được và cảm thấy ngay trong lần đầu tiên cũng như bằng một cách trực tiếp nhất.

Cá nhân tôi nghĩ, Tiếu Ngạo Giang Hồ ở bản phim này mang tinh thần của hai người soạn ra nó hơn là tinh thần của cả bộ phim. Giữa một giang hồ tranh đoạt liên miên, chém giết chẳng ngừng, chỉ việc “Rửa tay chậu vàng” của một Lưu Chính Phong của Bắc nhạc Hành sơn thôi đã gây ra một trường máu đổ. Giữa một giang hồ gió tanh mưa máu như thế, ước vọng của hai vị Khúc-Lưu đó lại đơn sơ và giản dị biết bao: tìm một nơi non xanh nước thẫm nào đó để sống quãng đời còn lại một cách thật thanh nhàn, tiêu dao, ngày ngày cùng nghiên cứu âm luật, cầm tiêu hòa tấu.

Sự đối lập lạ lùng ấy, chẳng khiến chúng ta vừa nghe qua phải bật cười hay sao?

Sự đối lập lạ lùng đến mức ngô nghê ấy – chẳng khác nào bọn diều, quạ tranh nhau miếng thịt béo, còn ưng, hùng chỉ cần đỉnh núi cao, khoảng trời trong và dòng nước sạch – chẳng phải chỉ cần một cái cười khẽ khàng thoảng qua đã là đủ tiếu ý rồi hay sao?

Tựa tiếu phi tiếu, bản Tiếu Ngạo Giang Hồ trong phim này, có thể dùng một câu quen thuộc đó để hình dung vậy.

Bài hát cuối phim lại mang đến một sự thú vị khác. Tôi thích lời của nó, đặc biệt là cách vào câu đầu tiên của nam ca sĩ Lưu Hoàn, rất khẳng khái và ngân dài theo một phong cách rất chi là truyền một khúc thiên trường địa cửu. Cảm giác chỉ hai chữ thôi: quá phê! Và tôi thấy bài này với bài hòa tấu cầm tiêu kể trên hợp với nhau thành một bộ đôi khá hoàn hảo. Chúng làm nền cho nhau và nâng cao lẫn nhau, một êm dịu một náo nhiệt, một đơn sắc một đa sắc, khiến cả hai cùng hay lên một cách đáng ngạc nhiên theo chiều dài bộ phim ta xem cũng ngày càng tăng lên.

Dù vậy, khiến tôi nhớ nhất, xao xuyến nhất, nhức nhối nhất, không gì khác hơn Hữu Sở Tư của Doanh Doanh. Tự hỏi không biết đó có phải là do Hứa Tịnh hát thật hay không? Khúc hát quá hay, chan chứa tình nhưng không bi lụy, thờ ơ nhưng da diết, xa cách nhưng thấu hiểu tận tâm can, và nhất là nó thấm đượm tâm tư của những kẻ gửi thân trong chốn giang hồ, bước một bước phải ngẩng nhìn hai chữ “chính phái”, lùi một bước phải ngoái nhìn hai chữ “danh môn”. Và, thật sự phải cám ơn người dịch lời bài hát này, anh Độc Cô Kiếm. Nếu không có lời dịch truyền cảm của anh thì Hữu Sở Tư chưa hẳn đã đi vào lòng người xem một cách dễ dàng như thế.

Tôi vẫn còn nhớ loáng thoáng vài câu, “giang hồ tranh đấu mấy xuân thu/kẻ đến kẻ đi đều là khách”,… Một bài hát phù hợp lồng vào đúng thời điểm sẽ đẩy giá trị biểu đạt của một cảnh phim lên rất nhiều. Về điều này, những người phụ trách âm nhạc cho phim đã làm rất tuyệt vời.