Đánh giá thuế thủy sản ở việt nam

Thay vì mức thuế 2,39 USD/kg, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hiện chỉ còn phải chịu mức thuế từ 0 đến 0,14 USD/kg.

Đánh giá thuế thủy sản ở việt nam

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cho biết Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ (Federal Register) đã công bố kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 1/8/2021 - 31/7/2022.

Theo đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam là bị đơn bắt buộc gồm CTCP Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn Corp) và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) được hưởng mức thuế lần lượt là 0 USD/kg và 0,14 USD/kg.

Các doanh nghiệp khác cũng hưởng thuế 0,14 USD/kg là I.D.I CORP, CTCP Thủy sản Cafatex, CTCP Thủy sản Lộc Kim Chi và CTCP Hùng Vương.

VASEP đánh giá mức thuế sơ bộ lần này giảm so với mức thuế chống bán phá giá 2,39 USD/kg vào tháng 9/2022, áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp trong diện điều tra.

Số liệu cho thấy Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam. Sau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang cường quốc này năm 2022 đạt 537 triệu USD, tăng 41% so với năm 2013.

Thị trường Mỹ từng đứng top 1 trong các nhà tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam vào năm 2015, 2016. Thời điểm này là sau 2 năm Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác toàn diệnvào năm 2013. Kể từ 2019, Mỹ duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2 sau Trung Quốc, chiếm tỷ trọng khoảng 22%.

Đánh giá thuế thủy sản ở việt nam

Nguồn: VASEP

Tính tới ngày 15/8/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 169 triệu USD, giảm 59% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP đánh giá Mỹ là thị trường không mấy lạc quan của cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm nay do lạm phát, kinh tế suy giảm, đặc biệt là tồn kho cao do thị trường này nhập khẩu nhiều vào nửa đầu năm 2022. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ nhập khẩu cá tra của Mỹ chậm lại trong những tháng đầu năm nay.

Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu sản phẩm cá tra phile đông lạnh; cá tra cắt miếng/cắt khúc đông lạnh; cá tra tẩm bột đông lạnh; khô cá tra phồng, da cá tra chiên sang thị trường Mỹ.

Top 3 doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về xuất khẩu cá tra sang Mỹ bao gồm: Vĩnh Hoàn, Thủy sản Biển Đông, Vạn Đức Tiền Giang, với tỷ trọng giá trị lần lượt là 51%, 18%, và 11%.

Hồi cuối tháng 8, 2023, Đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Mỹ - FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã sang Việt Nam đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn xuất khẩu. Theo đó, ngành tra vượt qua “cửa ải” kiểm soát vùng nuôi, đủ điều kiện tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ. Kết quả này cùng với tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, khi mùa lễ hội cuối năm đang đến và lượng hàng tồn kho giảm dần, được VASEP tin rằng sẽ tạo tâm lý tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm.

VASEP cũng kỳ vọng thương mại thủy sản của Việt Nam với Mỹ có các bước đột phá và bền vững hơn sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Mỹ, cùng với Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Là nhóm mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng ấn tượng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sau 2 năm. Tuy nhiên, hàng thủy sản Việt Nam đang gặp không ít thách thức trước hàng rào kỹ thuật và thẻ vàng IUU.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2020, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 8% so với cùng kỳ và xu hướng đó tiếp tục trong năm 2021. Cụ thể, năm 2021, sau khi EU mở cửa lại thị trường, thủy sản xuất khẩu tăng mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12%. Đến năm 2022, hết quý II, EU là thị trường nằm trong ba nhóm xuất khẩu thủy sản cao nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát nhưng xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn tăng 40%, đạt gần 700 triệu USD, xuất khẩu các dòng thủy sản đã tăng 30 - 39%.

Đánh giá thuế thủy sản ở việt nam
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU

Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội VASEP - đánh giá, kết quả xuất khẩu mà ngành thủy sản đạt được rất đáng khích lệ. Bởi, trước khi EVFTA có hiệu lực, EU từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam nhưng sau đó bị rơi vào thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ do xuất khẩu cá tra của Việt Nam liên tục bị sụt giảm, mặt hàng tôm, hải sản khác cũng trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, năm 2020 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều dòng thuế về 0 giúp cho thủy sản Việt Nam có sự cạnh tranh về giá so với các nguồn cung khác. Theo đó, nhóm mặt hàng chủ lực như tôm xuất khẩu sang EU tăng 40 - 50%, cá tra tăng 10 - 16%.

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc đồng thời cho thấy, doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội từ thị trường ngay khi EVFTA có hiệu lực, cũng như các cơ hội thuế quan của EU để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Cơ hội tới đây để ngành thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường tại EU thông qua việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA rất lớn.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, mặc dù EU là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản Việt Nam và được kỳ vọng sẽ được mở rộng và phát triển hơn nữa khi Việt Nam thực thi Hiệp định EVFTA, quy tắc xuất xứ đối với thủy sản trong hiệp định này cũng đang là một thách thức đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể, EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ được nhập khẩu từ EU. Điều này có nghĩa, nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Bên cạnh đó, về phía Hiệp hội VASEP, bà Lê Hằng cho rằng, xuất khẩu thủy sản thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn khi bối cảnh lạm phát của EU khiến cho người tiêu dùng tại thị trường này thắt chặt chi tiêu. Cùng với đó, thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh với các mặt hàng từ Ấn Độ, Ecuador do vấn đề về nguồn cung nguyên liệu, chi phí vận tải. Đặc biệt, để xuất khẩu bền vững sang EU chúng ta phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho thủy sản.

Để tiếp tục khôi phục thị trường EU, tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ EVFTA, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đề xuất Bộ Công Thương tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, áp dụng tốt nhất các quy tắc xuất xứ để giảm bớt vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU.