Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Bravia A1 không chỉ đơn thuần là chiếc TV OLED đầu tiên được bán rộng rãi của Sony, nó còn thể hiện một cách rõ nét tư duy và chiến lược kinh doanh của hãng điện tử Nhật Bản. Câu chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, mà là vận dụng nó một cách sáng tạo để đem đến sự khác biệt so với phần còn lại. Sony Bravia A1 nhắc chúng ta nhớ rằng doanh số có thể trồi sụt nhưng chất lượng luôn là điều được hãng điện tử Nhật Bản đảm bảo.

Trong bối cảnh các thương hiệu Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị trường TV, không khó để bạn bắt gặp những lời chỉ trích về "sự bảo thủ" của các thương hiệu Nhật Bản và Sony cũng không phải ngoại lệ. Phong cách của người Nhật không thích sự "thử nghiệm" trong những sản phẩm thương mại. Họ có thể trình làng rất nhiều ý tưởng, tuy nhiên họ không xem người dùng như những "chú chuột bạch" cho ý tưởng của mình. Đó là lý do mà các thương hiệu Nhật Bản thường không chạy theo trào lưu, và những công nghệ mà họ tích hợp trong sản phẩm đều phải được hoàn thiện dẫu có thể không phải là mới nhất. Chiến lược này cực kỳ thành công ở thập niên 90 khi Sony dẫn đầu về công nghệ, nhưng ngày nay khi khoảng cách bị rút ngắn lại thì nó trở thành một canh bạc mạo hiểm.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Bất chấp việc là thương hiệu đầu tiên ra mắt TV OLED với mẫu XEL-1 vào năm 2007, phải thêm một thập kỷ thì Sony mới tung ra được dòng TV OLED đầu tiên thật sự có giá trị thương mại ở phân khúc điện tử tiêu dùng. Họ đã thử nghiệm rất nhiều, trình làng rất nhiều nguyên mẫu nhưng chúng chưa bao giờ đạt được sự hoàn thiện như mong đợi. Chính vì vậy mà Sony từ bỏ việc phát triển công nghệ OLED của riêng mình và quyết định chuyển sang công nghệ WRGB OLED của LG. Và cũng phải mất 5 năm để hãng điện tử Nhật Bản cho rằng WRGB OLED đã đủ trưởng thành để có thể sử dụng trong sản phẩm của mình. A1 không phải là dòng TV đầu tiên mà Sony sử dụng tấm nền của LG, trước đó họ cũng làm điều tương tự với mẫu TV 4K đầu tiên của mình vào năm 2012.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Bravia A1 về cơ bản là sự kết hợp giữa triết lý của Sony và công nghệ của LG, khai thác sức mạnh của chip xử lý X1 Extreme bằng tấm nền OLED. Với cùng một công nghệ OLED, hãng điện tử Nhật Bản vẫn biết cách áp dụng nó một cách sáng tạo để mang đến sự khác biệt của riêng mình. Liệu sự phá cách của Sony có tốt hơn xu hướng truyền thống của LG thì còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận rằng hãng điện tử Nhật Bản giúp chúng ta nhìn ở một góc độ mới về TV OLED.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Ngôn ngữ thiết kế của Bravia A1 thể hiện triết lý đặc trưng của hãng điện tử Nhật Bản, đề cao sự đơn giản nhưng hiệu quả. A1 cũng như hằng hà sa số những mẫu TV cao cấp hiện nay đều lấy cảm hứng từ khung tranh. Tuy nhiên không chỉ lấy cảm hứng, đây thực sự là một khung tranh kỹ thuật số khổng lồ. Chính diện của TV đạt đến sự tối giản gần như tuyệt đối, gần như không có bất cứ chi tiết nào gây phân tâm người dùng khi thưởng thức. Thậm chí logo vốn là niềm tự hào thương hiệu cũng được hãng điện tử Nhật Bản chấp nhận in chìm và đưa vào một góc, gần như vô hình ở khoảng cách xem thông thường. Nổi chăng là một chiếc đèn LED bé xíu báo hiệu trạng thái của TV để người dùng nhận biết nó đã tắt hay còn mở.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Một điểm mà chúng ta đã quá quen thuộc chính là việc TV OLED thì phải mỏng, mỏng như một tờ giấy, mỏng đến mức mong manh dễ vỡ. A1 mỏng chỉ 7,8 mm, nhưng khi bạn nhìn sang LG có thể dát mỏng xuống còn 2,58 mm thì dĩ nhiên con số này không còn quá ấn tượng. Tuy nhiên mỏng không phải là mục tiêu của Sony, thay vào đó hãng gia cố phần khung viền bằng thép để tạo nên sự chắc chắn hơn hẳn so với những dòng TV OLED khác. Thậm chí khi so với TV LCD/LED thì cũng ít có mẫu nào có thể so được về sự cứng cáp với A1.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Đó là bởi vì A1 không sử dụng chân đế đặt bên dưới truyền thống mà sử dụng chân chống phía sau, giống như một khung tranh thực thụ. Điều này không chỉ tạo sự vững chắc khi đặt trên mặt bàn mà còn giúp cố định rất tốt màn hình OLED mỏng phía trước, gần như không thể khiến nó bị rung lắc dưới điều kiện sử dụng bình thường. Thông qua thiết kế phá cách của mình, Sony chẳng những tạo nên sự độc đáo riêng biệt cho A1 mà đồng thời còn khắc phục được vấn đề về sự ổn định của màn hình mà hầu hết các TV kích thước lớn đều mắc phải.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Nhìn xuống bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng màn hình của Bravia A1 được cố định không chỉ bởi 1 mà đến 2 điểm. Bravia A1 thể hiện triết lý thiết kế của Sony, ưu tiên sự chắc chắn hơn là chạy đua về công nghệ. Nếu từng thấy qua các dòng TV OLED của LG trước đây, Sony Bravia A1 có thể sẽ không khiến bạn ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thế nhưng sự tinh tế trong thiết kế của nó sẽ khiến bạn yêu dần theo thời gian, trân trọng sự bền bỉ và tâm huyết mà các nhà thiết kế Nhật Bản đã đầu tư để tạo nên chiếc TV này.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Sự tinh tế của Bravia A1 không chỉ dừng ở vẻ ngoài. Khi bạn mở nắp lưng của chân đế ra thì chúng ta tiếp tục chứng kiến sự đầu tư rất kỹ của các kĩ sư từ Sony. Bản thân phần nắp lưng này cũng đóng vai trò làm ê-căng cho loa siêu trầm.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Về phần kết nối thì Bravia A1 cũng không có gì khác biệt so với phần còn lại, với 4 cổng HDMI 2.0 và 2 cổng USB 3.0 cùng một loạt các kết nối mà giờ đây chắc cũng chẳng mấy ai xài. Mình hiểu là Sony thiết kế để chúng ta có thể dễ dấu dây khỏi tầm mắt, tuy nhiên kiểu đầu cắm hướng xuống này thì khá phiền phức khi gắn. Đặc biệt là đối với những bạn nào treo TV lên tường, muốn cắm thêm dây thì xác định là phải lôi cả TV ra.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Nếu bạn sử dụng ổ cứng di động hay USB để phát nội dung thì USB ở bên hông có lẽ là vị trí cắm được ưu tiên, nhưng chẳng hiểu vì sao Sony chỉ đặt ở đây phiên bản 2.0 thay vì 3.0. Chúng ta cũng có jack cắm 3.5 mm dành cho bạn nào muốn nối loa hặc tai nghe. Có vẻ như việc tích hợp 2 cổng bên hông là giải pháp chữa cháy phút chót của Sony vì họ nhận ra rằng việc giấu các cổng kết nối ở phía sau sẽ gây bất tiện cho người dùng. Và có lẽ đó là lý do khiến vị trí này thiếu hẳn đi sự tinh tế so với phần còn lại.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Phần chân đế của Bravia A1 cũng được tích hợp loa siêu trầm, tăng cường thêm tiếng bass cho âm thanh của TV. Bạn đừng lo về việc loa hướng ra phía sau, bởi lẽ bản chất của tiếng bass là vô hướng, có chỉ đi đâu thì vẫn sẽ lan tỏa trong không gian.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Và khi bạn nhắc đến âm thanh, điểm đặc trưng nhất của chiếc TV OLED từ Sony chính là công nghệ loa Acoustic Surface. Sử dụng 2 củ từ đặt ở ngay sau phía sau, Sony biến toàn bộ tấm nền OLED trở thành một màn loa khổng lồ, dao động với tần số cực nhanh để tạo thành âm trung và cao. Sở dĩ họ làm được điều này là bởi vì tấm nền OLED thực chất chỉ là một lớp bóng điốt hữu cơ siêu mỏng, thay vì rất nhiều lớp như ở LCD. Việc tái tạo âm thanh ở dải tần trung và cao dẫn đến rung động của màn hình TV là rất nhỏ, mắt thường gần như không thể nhìn thấy được. Bravia A1 mô phỏng rất tốt vị trí của âm thanh khi nó đánh trực diện vào người dùng. Âm trường rộng tạo nên cảm giác "thoáng" và âm lượng lớn, rất thích hợp khi thưởng thức phim. Mặc dù vậy thì âm thanh của TV hơi sắc so với gu của mình.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Và sau tất cả, có lẽ điều mà nhiều bạn muốn biết nhất chính là chất lượng hình ảnh mà Bravia A1 đem lại như thế nào. Đối với mình, nó tóm gọn lại ở 2 từ: tuyệt vời. Công nghệ WRGB OLED không phải hoàn hảo nhưng nó đã tiến rất gần, và chắc chắn là gần hơn nhiều so với những gì mà LCD làm được. Công nghệ OLED với 8 triệu điểm ảnh có khả năng tắt mở để tạo nên màu đen tuyệt đối, từ đó tạo nên độ tương phản cực cao dù thể hiện bất kỳ khung cảnh nào. Và đây cũng chính là chìa khóa giúp OLED tạo nên sự khác biệt so với LCD/LED, vốn chỉ có khả năng tắt mở một số cùng đèn nền nhất định. Sony đã quyết định đúng khi chuyển sang sử dụng công nghệ OLED, và càng đúng hơn nữa khi họ vẫn giữ bản sắc của riêng mình thông qua việc tích hợp chip xử lý X1 Extreme.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Điều gì tạo ra sự khác biệt của TV Sony? "Nét như Sony" chăng? Thật ra câu đó chỉ đúng thời CRT thôi, chứ điểm nhấn thật sự của TV Sony hiện nay chính là phong cách màu của họ. So với các thương hiệu Hàn Quốc, hãng điện tử Nhật Bản chọn màu sắc trung tính hơn và đề cao sự hài hòa giữa độ tương phản - màu sắc - chi tiết. Thích hay không thì tùy thuộc vào gu của mỗi người, nhưng về cơ bản thì doanh số cũng đã chứng tỏ rằng nó phù hợp với khá nhiều người Việt. Bravia A1 cũng vậy, hình ảnh của chiếc TV này vẫn theo phong cách truyền thống của Sony nhưng với màu đen sâu và độ tương phản cao hơn. Nếu bạn đã yêu thích màu của Sony thì A1 chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Là dòng TV cao cấp, Sony tích hợp rất nhiều tính năng cân chỉnh nâng cao cho A1. Mặc dù nó khá phức tạp đối với người dùng thông thường, tuy nhiên nếu có kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể cân chỉnh màu sắc theo gu của mình. Chip xử lý X1 Extreme cũng tỏ ra khá xuất sắc trong việc phân tích và áp dụng các công nghệ tăng cường chất lượng hình ảnh theo thời gian thực. Tuy nhiên bạn sẽ muốn tắt bớt khi muốn dùng TV để chơi game vì càng nhiều hiệu ứng kích hoạt thì độ trễ tín hiệu sẽ càng cao.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Một điểm cộng của Bravia A1 và các dòng Android TV cao cấp của Sony chính là hỗ trợ đến 3 định dạng HDR là HDR10, Dolby Vision và HLG. Điều này đảm bảo bạn sẽ xem được gần như 100% các nội dung HDR hiện nay mà không phải lo về vấn đề tương thích. Samsung hiện tại chỉ hỗ trợ duy nhất HDR10, trong khi LG theo mình biết thì ít nhất sẽ hỗ trợ HDR10 và Dolby Vision, HLG thì chưa rõ.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Dĩ nhiên là không có bất cứ sản phẩm nào thật sự hoàn hảo cả, và A1 cũng có một số yếu điểm nhất định. Yếu điểm lớn nhất chính là độ sáng tối đa mà A1 đạt được rất khiêm tốn, đặc biệt là khi so với với người anh em Z9D cùng phân khúc. Điều này khiến cho TV OLED vẫn không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho những căn phòng nhiều sáng, nhất là khi lớp phủ chống chói của Sony cũng chỉ dừng ở mức khá. Bên cạnh đó mặc dù độ tương phản cao hơn, độ sáng khiêm tốn của OLED vẫn sẽ khiến bạn cảm thấy "chưa thật sự thuyết phục" khi so với TV LED cùng phân khúc ở những khung cảnh có độ tương phản thấp và độ sáng tổng thể cao. Lợi thế của TV OLED chỉ thể hiện rõ ràng nhất ở những khung cảnh tối hoặc có độ tương phản cao.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Sony vẫn tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android TV của Google, với phiên bản mới nhất là 7.0. Điểm đáng tiếc là so với sự đột phá khi mới xuất hiện vào năm 2015, Android TV đã có dấu hiện chững lại và dần bị đối thủ Tizen (Samsung) cũng như WebOS (LG) bắt kịp. Kho ứng dụng vẫn là điểm mạnh như ngày nào nhưng giao diện thì rõ ràng đã trở nên lỗi mốt khi chiếm quá nhiều không gian. Việc đưa vào tính năng chạy đa nhiệm tuy tiện nhưng mình có cảm giác trải nghiệm không còn mượt như trước nữa. Cũng may là Sony vẫn tích hợp tính năng Quick Menu, cho phép bạn điều chỉnh nhanh tùy chọn về hình ảnh, âm thanh,... của TV mà không cần vào trong menu chính của Android TV.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Do đây là TV hàng sample nên hãng họ chỉ kèm theo remote truyền thống. Tuy nhiên nếu bạn mua bản thương mại thì Sony sẽ kèm theo remote thông minh, hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói thông qua Android TV.

Đánh giá tivi sony oled a1 năm 2024

Tóm lại thì Bravia A1 là chiếc TV tốt nhất của Sony vào thời điểm hiện tại. Bởi lẽ sản phẩm này không chỉ có chất lượng hình ảnh ấn tượng từ công nghệ OLED, mà còn thể hiện được hoàn hảo triết lý của Sony về sản phẩm của họ. Mức giá mà hãng đề xuất ở nước ngoài là 3500 USD cho bản 55 inch và 5000 USD cho bản 65 inch, hợp lý so với chất lượng mà A1 đem lại. Tại Việt Nam, Bravia A1 sẽ đối đầu trực tiếp với LG E7 (140 triệu cho bản 65 inch) và LG C7 (120 triệu cho 65 inch và 83 triệu cho bản 55 inch) ở phân khúc TV OLED trung cấp.