Đánh giá tổng quan thị trường

Khi thực hiện chiến lược tung một sản phẩm nào đó thì các doanh nghiệp đã tiến hành phân tích thị trường trước đó. Vậy phân tích thị trường là gì? Tại sao cần phân tích thị trường? Các bước để tiến hành thực hiện ra sao? Cùng đi tìm lời đáp ngay sau đây.

Phân tích thị trường là gì? Bao gồm những khía cạnh nào?

Phân tích thị trường là tiến hành các hoạt động thu thập thông tin để xử lý và đánh giá các yếu tố thị trường xung quanh các khía cạnh về hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả mà trong đó là những thách thức và cơ hội phát triển.

Phân tích thị trường là để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh từ ngắn hạn cho đến dài hạn. Trong đó có thể sử dụng đa dạng các dữ liệu từ những dữ liệu sẵn có trong quá khứ đến những dự đoán tương lai. Hoặc thuê các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu để phân tích và đánh giá từ nhiều khía cạnh.

Phân tích thị trường bao gồm những khía cạnh như: Quy mô, sự cạnh tranh, khả năng tăng trưởng, xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, sự đa dạng các dòng sản phẩm, lợi nhuận, tiến bộ công nghệ, nguồn lực, kênh phân phối, cơ cấu chi phí…

Phân tích thị trường mang lại lợi ích gì?

Chúng ta thường hiểu việc phân tích trị trường với một phần là để tiếp cận khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Nhưng cụ thể trong đó sẽ bao gồm những yếu tố như sau:

Tối ưu marketing mix (4P): Là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt sự tối ưu mục đích tiếp thị trong thị trường. Mà những công cụ này bao gồm các yếu tố như: Sản phẩm, giá, phân phối, quảng bá.

Thấu hiểu khách hàng: Đây là nhân tố quyết định sự thành bại khi tung một sản phẩm ra thị trường. Vì nếu không thấu hiểu khách hàng cần gì thì những thứ bạn tạo ra sẽ không mang lại giá trị sử dụng và cả lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: Trong quá trình phân tích thị trường, chúng ta sẽ biết được những ưu và nhược điểm trong sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó mới tạo ra điểm khác biệt hoặc tạo ra sản phẩm mới mà khắc phục hoàn toàn các nhược điểm mà đối thủ mắc phải.

Thách thức và cơ hội: Thị trường mang tính chất vận động và biến chuyển không ngừng mà đôi khi tồn tại những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp. Do vậy, ở mỗi giai đoạn, chúng ta cần dự đoán được những khó khăn cũng như tìm ra cơ hội mới để phát triển.

Xây dựng chiến lược: Phân tích thị trường cho phép các doanh nghiệp xây dựng những chiến lược phát triển mới nếu kết quả khảo sát khả quan. Và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp loại bỏ những kế hoạch bất khả thi để tránh những rủi ro gặp phải.

Các bước phân tích thị trường dành cho doanh nghiệp mới

Đối với một doanh nghiệp còn non trẻ thì việc phân tích thị trường cần chú trọng vấn đề gì? Và trong đó cần lưu ý những gì?

Mục đích phân tích thị trường: Nếu muốn biến những ý tưởng kinh doanh thành một sân chơi thật sự trên thị trường thì trước tiên các bạn cần xác định tính khả thi và sự phân khúc thị trường. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của những công ty lâu năm và sau đó là thăm dò nhu cầu của khách hàng để xem khả năng cạnh tranh của mình.

Xác định khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu là những khách hàng có khả năng trung thành nhất mà bạn nên hướng đến. Và các bạn cần nắm bắt các thông tin sau: Giới tính, tuổi tác, nhu cầu, tại sao họ lại mua hàng, kênh mua hàng, thời điểm mua hàng.

Thu thập dữ liệu: Một trong hai phương pháp để phân tích thị trường là nghiên cứu sơ cấp. Trong đó, chúng ta sẽ nắm bắt thông tin trực tiếp của khách hàng thông qua khảo sát trực tuyến, trao đổi qua điện thoại, sử dụng bảng hỏi. Cách nghiên cứu còn lại là nghiên cứu thứ cấp. Trong đó, sử dụng các bảng báo cáo, xu hướng, thống kê thị trường và dữ liệu bán hàng ở các nguồn công khai, thương mại và nội bộ.

Kiểm tra và phân tích: Sau khi đã có những dữ liệu trong tay thì chúng ta tiến hành kiểm tra và lưu ý những yếu tố như sau: Tổng quan về ngành, mục tiêu thị trường, tỷ lệ phần trăm thị phần, kết quả phân tích cạnh tranh.

Từ những nghiên cứu này thì mọi người có thể đánh giá mức độ khả thi để bắt đầu một chiến lược kinh doanh mới. Nhưng hãy lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhất trong toàn bộ bảng phân tích để tránh những rủi ro xảy đến.

Từ việc tìm hiểu phân tích thị trường là gì đã cho chúng ta biết tầm quan trọng của một bảng phân tích thị trường. Qua đó, giúp các doanh nghiệp trẻ có thể hiểu được các bước cơ bản để tìm hiểu thị trường. Nhưng điều cốt lõi nhất mà mọi người nên chú ý đó là nắm bắt được các phương pháp để nghiên cứu thị trường.

Phân tích thị trường (Market Analysis) là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra và đánh giá thông tin về một thị trường cụ thể một cách toàn diện mà doanh nghiệp đang quan tâm. Mục đích của phân tích thị trường là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng của thị trường từ đó đưa ra phương án kinh doanh phù hợp hơn.

Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy mô, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường và khả năng tăng trưởng. Đặc biệt cần quan tâm tới đối tượng khách hàng, sự đa dạng các loại sản phẩm, lợi nhuận mang lại, tiến bộ công nghệ, nguồn lực, kênh phân phối, cơ cấu chi phí…

Đánh giá tổng quan thị trường

Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu và đánh giá thông tin về một thị trường cụ thể

Tầm quan trọng của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp

Việc phân tích thị trường có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cung cấp rất nhiều thông tin về tình hình của thị trường và yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những nội dung sau đây sẽ cho thấy tầm quan trọng mà việc phân tích thị trường mang lại cho doanh nghiệp:

Thấu hiểu khách hàng

Phân tích thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể thấu hiểu và có cái nhìn rõ ràng hơn về khách hàng của mình, biết được họ đang mong muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này giúp việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với mong muốn của khách hàng trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để doanh nghiệp có thể thấu hiểu được khách hàng của mình một cách hiệu quả? Mọi người có thể tham khảo thêm bài viết của Bizfly sau đây:

Thấu hiểu khách hàng: Lợi ích và cách thấu hiểu khách hàng hiệu quả

Tạo ra cơ hội và thách thức

Trong kinh doanh luôn có những cơ hội và thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích thị trường cách tốt nhất giúp doanh nghiệp nhìn thấy những chướng ngại vật mà mình phải vượt qua. Nhờ đó, mọi người có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó.

Đánh giá tổng quan thị trường

Phân tích thị trường mang đến cơ hội và cũng là thách thức cho doanh nghiệp

Nắm rõ đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được các đối thủ cạnh tranh của mình đang có gì, làm gì, nắm rõ về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ từ đó đưa ra những sản phẩm, chiến lược phù hợp để vượt lên trên so với họ.

Xây dựng chiến lược kinh doanh chính xác

Tiến hành phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn và hiệu quả sau những biến động khó lường. Từ đó doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh những chiến lược cho phù hợp với xu hướng thị trường đặt ra.

Các yếu tố quan trọng khi phân tích thị trường

Khi phân tích thị trường, mọi người sẽ cần tập trung vào các yếu tố quan trọng như sau:

Khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần phân tích xem khách hàng của mình là ai, độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích hay thói quen mua hàng của họ. Càng hiểu rõ hơn về khách hàng của mình thì doanh nghiệp sẽ càng có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của họ.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng trong phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ cần nắm rõ các thông tin về đối thủ như là thị phần, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh điểm yếu và các chiến lược kinh doanh của họ.

Tình hình của thị trường

Với thị trường, khi phân tích doanh ngheiẹp sẽ cần biết về các thị trường tiềm năng, quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, các yếu tố về chính trị, kinh tế và xã hội, dự báo tương lai của thị trường...

Đánh giá tổng quan thị trường

Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ cần hiểu rõ về tình hình của thị trường

Sản phẩm và dịch vụ

Khi phân tích thị trường, sản phẩm và dịch vụ cũng là yếu tố mà doanh nghiệp phải quan tâm. Ở đây, chúng ta sẽ cần xem xét về các lợi ích, tính năng, chất lượng, giá cả và điểm đặc biệt so với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại đang có trên thị trường.

Chiến lược kinh doanh

Để đưa ra được một chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp, doanh nghiệp sẽ cần phân tích về mục tiêu kinh doanh, giá cả, vị trí cạnh tranh, kênh phân phối, quản lý sản phẩm và các hình thức khuyến mãi và quảng cáo...

Hướng dẫn các bước phân tích thị trường hiệu quả

Để phân tích thị trường một cách hiệu quả, mọi người có thể thực hiện theo quy trình các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Trước khi đi vào phân tích thị trường thì mọi người sẽ cần phải biết được mục tiêu mà mình cần phải nghiên cứu và phân tích là gì, có thể là thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc là xu hướng thị trường...Từ đó giúp cho việc lên kế hoạch triển khai dễ dàng và đi đúng hướng hơn.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như khách hàng, đối thủ, xu hướng...là bước quan trọng nhất trong quy trình phân tích thị trường. Có rất nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu như thực hiện khảo sát khách hàng, nghiên cứu trực tuyến, tham gia vào các sự kiện thị trường hay mua báo cáo thị trường từ các chuyên gia.

Một lưu ý đặc biệt trong quá trình thu thập dữ liệu này mà mọi người quan tâm đó là thông tin khách hàng. Bởi, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ bán hàng cho đến tiếp thị đều cần dựa vào chất lượng của data khách hàng. Nếu dữ liệu về khách hàng này chính xác và phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của tổ chức.

Đánh giá tổng quan thị trường

Thu thập dữ liệu là bước vô cùng quan trọng khi tiến hành phân tích thị trường

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Sau khi đã thu thập được dữ liệu mà mình mong muốn, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá và phân tích dữ liệu này để xác định rằng mình đã thu thập được những thông tin chính xác. Mọi người có thể sử dụng một số phương pháp phân tích dưới đây:

  • SWOT: Phương pháp này giúp tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trên thị trường .
  • PESTEL: Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp luật.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Giúp đánh giá đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing...
  • Phân tích đối tượng khách hàng: Giúp doanh nghiệp tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, sở thích, hành vi mua sắm của khách hàng.
  • Phân tích thị trường tiềm năng: Tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng để phát triển sản phẩm và mở rộng doanh nghiệp.
  • Phân tích xu hướng thị trường: Đánh giá các xu hướng mới, thay đổi trong thị trường và dự báo tương lai của thị trường.
  • Phân tích mức độ cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường và tìm cách để cạnh tranh hiệu quả hơn.

Bước 4: Đưa ra chiến lược

Dựa trên kết quả mà bước phân tích dữ liệu mang lại, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược phù hợp. Có thể đó là chiến lược phát triển mới, mở rộng quy mô thị trường, thâm nhập thị trường hoặc nâng cao chiến lược marketing...

Bước 5: Theo dõi kết quả

Bước cuối cùng của quá trình phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ cần phải có phương án đánh giá kết quả của chiến lược đã đặt ra và theo dõi sự thay đổi của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được việc mình đưa ra quyết định là đúng hay sai và có phương án can thiệp, điều chỉnh cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân tích thị trường là gì cũng như các bước hướng dẫn để có một chiến lược phân tích hiệu quả. Với những thông tin mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện thêm các bước trong chiến lược phát triển kinh doanh của bạn trong tương lai.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM “Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại