Đánh giá truyện đi qua hoa cúc

“Đi qua hoa cúc” trở về với miền quê dào dạt của tuổi thơ, nơi chứng kiến mối tình thời trẻ dại đẹp đẽ nhưng cũng thật đau đớn. Tác phẩm kể vế mối tình buồn giữa Trường và Ngà, người chị hơn tuổi. Ở cái tuổi 16, những rung động thuần khiết nhất của Trường được miêu tả một cách chân thực, song lại bị sự thờ ơ của Ngà bóp chết. Mối tình mãi mãi còn dang dở, nuối tiếc và đầy bi thương ấy gieo vào trong tác phẩm một giọng văn trầm buồn và da diết.

Đánh giá truyện đi qua hoa cúc

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Xem thêm: Review Tôi là Bêtô - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Tiếng thở dài tiếc nuối cho cánh đồng hoa cúc - cánh đồng ngọt ngào của một tuổi thơ dữ dội

Có lẽ với Nguyễn Nhật Ánh, tuổi thơ luôn là những cơn mưa dào dạt tưới đẫm những trang văn của ông, những xúc cảm một thời trẻ dại, bồng bột và nông nổi , bình yên luôn được cất lên từ địa hạt của kí ức. Ở một làng quê yên bình, nơi đó có ngôi nhà của vàng hoa cúc, dạt dào của nắng hạ, âm vang của tiếng chim, trầm ngâm của tiếng suối, Trường – chàng trai 16 tuổi của chúng ta đã lớn lên trong vòng tay che chở của miền quê bình yên đến như vậy. Cớ sao con người ta lại vội vàng bỏ quên đi quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Cớ sao con người ta lại vội vàng lớn quá nhanh để rồi chẳng kịp nuối tiếc.

Độc giả khi bắt gặp những dòng văn ấy không khỏi day dứt mà nhớ về tuổi thơ đã đi qua của mình. Tim ta lại bồi hồi xao xuyến, lại vấn vương khôn nguôi mà không kìm nổi lòng mở lại ngăn kéo kí ức. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, và dòng sông tuổi thơ cũng chảy mãi mà không bao giờ quay trở lại. Với những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc đã có cơ hội được tắm mát trên dòng sông đó thêm một lần nữa, để cảm nhận những giá trị trân quý nhất. Cái hay của Nguyễn Nhật Ánh là giữ được trọn vẹn những khoảnh khắc ngọt ngào nhất của đời người.

Đánh giá truyện đi qua hoa cúc

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Xem thêm: Review Sách Xin Lỗi Tôi Cũng Lần Đầu Làm Người Lớn

Khi các nhân vật buộc phải lớn...

Cũng giống như thứ rượu ủ lâu năm, một nhấp môi thôi cũng đủ làm ta say; tình đầu vốn dĩ là thứ men như thế, say nhưng chẳng muốn tỉnh. Tỉnh rồi mà sao vẫn chẳng muốn rời. Trường lỡ sa chân vào mảnh lưới tình của Ngà, tiếc thay lại loay hoay mãi không thể gỡ nổi. Tình đầu vẽ nên những cung bậc cảm xúc mới trong nhân vật. Và vì vậy, tình yêu giống như một chất xúc tác đối với các nhân vật, kéo họ ra khỏi vùng an toàn, buộc họ phải trưởng thành. Trường buồn rầu từ giã những thú vui của tuổi thơ, dù biết trái tim đang thổn thức muốn quay lại cũng không thể dừng bước, bởi anh chàng đã lớn và sẵn sàng bước vào thế giới của tình yêu.

Tác phẩm dự báo trước những đổi thay trong tâm lý của những đứa trẻ, miêu tả sắc nét những đổi thay đó. Một lời cảnh báo được đặt ra, không ai là có thể vô tư hồn nhiên mãi. Tác giả bắt nhân vật phải suy nghĩ và lựa chọn, đồng thời chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình. Bất cứ cái sẩy chân nào cũng đều phải trả giá. Một tác phẩm viết cho trẻ con, song lại đặt ra bài học dành cho người lớn. Yêu như thế nào để không phải hối tiếc, yêu như thế nào để không phí hoài cả một thanh xuân, đó vừa là bài học, vừa là tiếng thở dài tiếc nuối của tác giả dành cho các nhân vật.

Dẫu vẫn giữ nguyên phong cách kể chuyện như các tác phẩm trước, song Đi qua hoa cúc lại khắc họa một tình yêu đớn đau và đầy ngang trái, bởi tuổi thơ đâu phải lúc nào cũng bình yên. Ta nghe trong từng con chữ là tiếng khóc nấc nghẹn ngào trước số phận đã được định đoạt không thể lay chuyển.

Đánh giá truyện đi qua hoa cúc

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Xem thêm: Review Sách Hạnh Phúc Là - Lisa Swerling và Ralph Lazar

Tiếng hát khẳng định sự thủy chung

Ngày hôm ấy, cứ ngỡ nhặt được một cánh phượng hồng, bắt được một tiếng ve sầu là có được cả một mùa hạ trong tay. Ai ngỡ rằng, mùa hạ cách mùa đông cũng chỉ là một khoảnh khắc, thoáng qua mà vụt tắt. Ngà đến với Trường và gieo vào lòng chàng trai mới lớn những vấn vương, thổn thức. Nhưng sau khi cho Trường những giấc mơ, Ngà lại đem trái tim mình cho một người khác, mặc Trường bơ vơ lạc lõng trong chính thế giới mộng mơ mà anh tự tạo ra. Cho đến cuối cùng tất cả những gì Ngà để lại chỉ là một lời xin lỗi, cho cả tình cảm lẫn sự hi sinh của Trường.

Ai trong chúng ta chẳng có một người để thương, để nhớ, để vấn vương suốt cả một đời? Không quá khi cho rằng, mối tình đến với Trường giống như một cơn bão, cuốn trôi toàn bộ bình yêu. Vì yêu mà có hận. Vì yêu nên không đành lòng chia ly, cứ muốn níu giữ mãi những thứ không thuộc về mình. Độc giả hẳn cũng phải cảm động trước tình cảm mà Trường dành cho Ngà. Cuốn sách đã dạy chúng ta rằng, yêu một người không nhất thiết phải ở cạnh bên, nó được định nghĩa bằng sự hi sinh, cả đời chỉ cần đứng ở phía sau để chở che bảo vệ, vậy là đủ cho một tình yêu chân thành.

Ta thương thay cho chính nhân vật, người đi kẻ ở, không ai là vẹn toàn. Ngà phải đi tha hương cầu thực, còn Trường đành bỏ lại vàng hoa cúc mà bước qua tình đầu của mình.

Tạm biệt mùa hạ, tạm biệt những cánh hoa cúc đang xốn xang trước cửa nhà, những bâng khuâng khó tả, khôn nguôi Trường đành để lại, bởi cuộc đời là những chuyến đi, không thể dừng lại mà chờ đợi mãi một người. Trường nhanh chóng đi tìm quên, tiếc thay càng quên lại càng nhớ. Tất cả đều in sâu trong tâm trí nhân vật, vẹn nguyên như chưa bao giờ xa rời, dẫu tình yêu đó đau thương nhiêu hơn là hạnh phúc.

Trường đã yêu Ngà trọn vẹn một kiếp người. Những xúc cảm của một thời lại thành vấn vương của cả một đời, biết làm sao, khi cái khắc sâu đôi khi là cái tàn nhẫn, cái tàn nhẫn đôi khi lại là cái ta yêu nhất!