Đất bằng trồng cây hàng năm khác là gì năm 2024

Tôi có một miếng đất 20.400m2, đang là trang trại chăn nuôi heo theo chủ trương phê duyệt 20.400m2. Tuy nhiên lúc trước tôi chỉ thực hiện chuyển mục đích sử dụng từ cây hàng năm khác sang nông nghiệp khác với diện tích là 10.000m2.

Hiện tôi muốn chuyển đổi mục đích đất phần còn lại từ đất cây hàng năm khác sang nông nghiệp khác thì quy trình thực hiện thủ tục và hồ sơ như thế nào? Ngoài ra trường hợp thất lạc bản sao lục địa chính thì cần thực hiện những thủ tục gì để được cấp lại? Xin cảm ơn.

Nguyễn Nhân (Tây Ninh)

Trả lời:

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai, chuyển đổi mục đích đất phần còn lại từ đất cây hàng năm khác sang nông nghiệp khác theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 12 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017) của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc chuyển đất cây hàng năm khác sang đất nông nghiệp khác không thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động theo trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai.

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

  1. Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
  1. Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
  1. Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp”.

Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký đất đai mà có một trong những thay đổi sau đây:

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất;

2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

3. Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

4. Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

5. Chuyển mục đích sử dụng đất;

6. Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

7. Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

8. Chuyển QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành QSDĐ chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

9. Chia tách QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

10. Thay đổi QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù hợp với pháp luật;

11. Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

12. Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

- Khi thực hiện đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

- Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các mục (1), (2), (8), (9), (10) và (11) nêu trên trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động;

Trường hợp thừa kế QSDĐ thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Trên đây là những thông tin liên quan để tham khảo. Bạn đọc có thể liên hệ với UBND cấp huyện nơi có đất để được hướng dẫn, trả lời cụ thể.

Đất trồng cây hàng năm và lâu năm khác nhau như thế nào?

Đất trồng cây hàng năm khác dành cho nhóm cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn không quá 1 năm như mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm… trừ lúa. Các loại cây này thường được luân phiên gieo trồng và thu hoạch theo mùa vụ. Đất trồng cây lâu năm dành cho nhóm cây trồng có thời gian sinh trưởng trên 1 năm.

Đất trồng cây hàng năm khác có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp nên có thời hạn sử dụng. Cụ thể: - Đối với cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất: Thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm.

Đất trồng cây lâu năm nên trồng cây gì?

- Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài… - Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

Cây lâu năm là gì cho ví dụ?

- Cây lâu năm : thường ra hoa kết quả trong mỗi năm, có thời gian sống dài ( từ 2 năm trở lên),hay có thể phân biệt cây lâu năm là thường có rễ cọc. +VD: cây bạch đàng, cây phượng, cây ăn trái ( xoài, mít, cóc,..)

Chủ đề