Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

 

Đối với những người đã may mắn được tận hưởng tuổi thơ, và thậm chí là một phần cuộc đời của họ, với ông bà của họ, nói rằng sự gắn bó giữa họ là đặc biệt không có nghĩa lý gì. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đi sâu vào mối quan hệ và tầm quan trọng của tình cảm gắn bó giữa ông bà và cháu.

Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

1. Ông bà ơi! Cháu yêu ông bà nhiều lắm.

2. Ông bà ơi! Cháu yêu ông bà lắm ạ.

3. Bà ơi! Cháu cảm ơn bà đã luôn yêu thương cháu. Cháu mong bà luôn khỏe mạnh ạ.

4. Ông ơi! Cháu thương ông nhiều lắm. Ông luôn giữ gìn sức khỏe nhé ạ!

5. Ông bà ơi, cháu mong ông bà luôn luôn khỏe mạnh để vui cùng con cháu ạ.

6. Bà nội ơi !Cháu yêu bà nhiều lắm. Cảm ơn bà đã luôn bên cạnh cháu ạ.

7. Ông ngoại ơi! Cháu yêu và nhớ ông nhiều lắm. Ông mau khỏe lại nhé ạ.

8. Ông nội ơi! Cháu yêu và nhớ ông nhiều lắm ạ.

9. Bà nội ơi! Cháu yêu bà nhiều lắm. Cháu mong bà luôn luôn sống khỏe mạnh ạ.

10. Ông bà ơi, cháu yêu ông bà nhiều lắm. Cháu thật hạnh phúc khi có ông bà bên cạnh.

Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

Hãy viết đoạn văn về tình cảm của con cháu đối với ông bà

Đoạn 1: 

Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, ông tôi trước đây là "bộ đội Cụ Hồ" mà. Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp". Thỉnh thoảng ông tôi trở về đơn vị thăm đồng đội, những ngày đi xa về ông thường ôm tôi vào lòng, hôn tới tấp lên má và nói: "Thằng chó con, ông nhớ chó con quá!". Tôi rất thích cử chỉ âu yếm của ông. Tôi mong ông được sống lâu muôn tuổi để vui vầy với con cháu.

Đoạn 2: 

Em rất yêu ông nội em. Hè vừa qua, em có dịp về thăm ông nội ở quê. Em vừa vào đến cổng trước sân, ông đã chống gậy ra đón. Vừa thấy em và mẹ, ông nội đã ôm em vào lòng với một tay không còn vững chải nửa, còn tay kia vẫn chống gậy...Ông hỏi thăm về tình hình cuộc sống và sức khỏe của cả nhà em, hỏi thăm tình hình học tập của hai chị em chúng em, rồi ông còn căn dặn hai chị em phải chăm học hành và nghe lời bố mẹ. Cũng không kịp cho mẹ và em trả lời, ông giục mau vào nhà thay quần áo và ăn cơm kẻo đi đường xa đói bụng. Bà nội đã chuẩn bị cơm từ lúc nào. Bữa cơm thôn quê không sung túc như thành phố nhưng luôn ấm áp nghĩa tình. Ông luôn gắp thức ăn vào chén em và mẹ. Bữa ăn diễn ra thật đầm ấm. Sau bữa ăn, ông kêu em đến bên giường và hỏi thăm đủ điều. Em sà vào lòng ông mà trong lòng thấy ấm áp lạ thường.

Đoạn 3:

Bà ngoại là người rất yêu em. Hàng năm, em thường về Hưng Yên thăm ngoại. Mỗi khi em về, ngoại mừng lắm, ngoại thường xoa đầu và khen em chóng lớn.

Ngoại thường để dành cho em những của ngon vật lạ, ngoại cũng biết em rất thích ăn bưởi. Mặc dù mùa bưởi đã qua, nhưng bao giờ ngoại cũng để lại những trái bưởi to và nặng cho em. Ngoại lấy vôi bôi vào đẩu núm bưởi và để dưới gầm chạn. Ngoại nói làm như vậy mới để được lâu.

Những ngày ở bên ngoại em thích lắm vì được ngoại chiều chuộng, tối đến ngoại còn kể chuyện và đọc thơ cho em nghe. Lời nói ấm áp của ngoại như đưa em trở lại thế giới xa xưa của các câu chuyện cổ tích.

Em rất yêu ngoại, em mong sao ngoại được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi với con cháu.

Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

Em hãy viết một bài văn ngắn kể về tình cảm của em đối với ông bà.

1. Bài văn mẫu số 1

Bố mẹ của em là bác sĩ nên công việc rất bận rộn. Vậy nên từ nhỏ em đã được ông chăm sóc và yêu thương rất nhiều. Chính vì thế, ông là người mà em vô cùng yêu quý.

Ông em năm nay sáu mươi ba tuổi, đã về hưu được khá lâu rồi. Ông cao khoảng một mét sáu lăm, thân hình cân đối. Vì tuổi tác và công việc trước đây phải ngồi rất nhiều nên lưng ông hơi cong. Tuy nhiên điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến sự đẹp lão của ông cả. Tóc của ông có nhiều sợi bạc trắng. Ông hay đùa bảo là tóc có màu như muối tiêu. Khuôn mặt ông trông rất phúc hậu, với vầng trán cao và đôi mắt hiền hòa. Bình thường, ông phải đeo một đôi kính gọng đen lên thì mới nhìn rõ được. Ông của em chẳng có râu, vì ông bảo là không thích để râu. Hằng ngày ở nhà, ông thường mặc bộ áo bà ba với những màu trầm như nâu, đen, xanh dương. Lúc ấy trông ông rất bình dị và gần gũi. Những khi có việc đi xa, ông sẽ mặc vest, trông nghiêm túc lắm.

Mỗi ngày, ông dành thời gian đi tập thể dục ở công viên đầu phố, đánh cờ tướng cùng bạn bè ở trước sân nhà, chăm sóc cho vườn cây cảnh… Nhưng việc ông dành nhiều thời gian và tâm sức nhất chính là chơi với em. Ông chơi trò xây lâu đài cùng em, chơi trò đóng kịch cùng em, chơi trò bác sĩ khám bệnh cùng em… Những trò chơi nhàm chán của một đứa trẻ nhỏ chẳng khi nào làm ông khó chịu. Trái lại, ông còn nhập vai rất cừ nữa cơ. Tuy nhiên, ngoài chơi ra, ông còn dạy em rất nhiều thứ. Ông dạy em tập đọc, tập viết và làm toán, khiến em chẳng có chút sợ hãi gì với việc học cả. Ông còn dạy cho em những kĩ năng của đời sống bình thường như rửa bát, gấp áo quần, quét nhà… Ông dạy em những điều hay lẽ phải, dạy em phải biết yêu thương người khác. Nhiều người vẫn bảo, em giống ông nhất nhà, từ thói quen đến lời ăn tiếng nói. Có lẽ vì em ở cạnh ông từ nhỏ, lại luôn chơi và học cùng ông mỗi ngày nên mới giống ông đến thế. Hoặc cũng có lẽ, đơn giản chỉ là vì em là cháu của ông.

Mỗi ngày, em luôn cầu mong ông sẽ mãi khỏe mạnh và sống cùng em thật lâu, thật lâu. Mỗi buổi sáng, được nhìn thấy ông đi tập thể dục về. Mỗi buổi chiều được thấy ông ngồi đánh cờ ở trước sân. Mỗi chiều tối được thấy ông tỉa cây cảnh ở sau nhà. Mỗi ngày, được nói câu “Chào ông”. Chỉ cần thế thôi là em đã hạnh phúc vô cùng.

2. Bài văn mẫu số 2

Em rất yêu ông nội em. Hè vừa qua, em có dịp về thăm ông nội ở quê.

Em vừa vào đến cổng trước sân, ông đã chống gậy ra đón. Vừa thấy em và mẹ, ông nội đã ôm em vào lòng với một tay không còn vững chải nửa, còn tay kia vẫn chống gậy…Ông hỏi thăm về tình hình cuộc sống và sức khỏe của cả nhà em, hỏi thăm tình hình học tập của hai chị em chúng em, rồi ông còn căn dặn hai chị em phải chăm học hành và nghe lời bố mẹ. Cũng không kịp cho mẹ và em trả lời, ông giục mau vào nhà thay quần áo và ăn cơm kẻo đi đường xa đói bụng. Bà nội đã chuẩn bị cơm từ lúc nào. Bữa cơm thôn quê không sung túc như thành phố nhưng luôn ấm áp nghĩa tình. Ông luôn gắp thức ăn vào chén em và mẹ. Bữa ăn diễn ra thật đầm ấm. Sau bữa ăn, ông kêu em đến bên giường và hỏi thăm đủ điều.

Em sà vào lòng ông mà trong lòng thấy ấm áp lạ thường.

3. Bài văn mẫu số 3

Bà ngoại là người rất yêu em. Hàng năm, em thường về Hưng Yên thăm ngoại. Mỗi khi em về, ngoại mừng lắm, ngoại thường xoa đầu và khen em chóng lớn.

Ngoại thường để dành cho em những của ngon vật lạ, ngoại cũng biết em rất thích ăn bưởi. Mặc dù mùa bưởi đã qua, nhưng bao giờ ngoại cũng để lại những trái bưởi to và nặng cho em. Ngoại lấy vôi bôi vào đẩu núm bưởi và để dưới gầm chạn. Ngoại nói làm như vậy mới để được lâu.

Những ngày ở bên ngoại em thích lắm vì được ngoại chiều chuộng, tối đến ngoại còn kể chuyện và đọc thơ cho em nghe. Lời nói ấm áp của ngoại như đưa em trở lại thế giới xa xưa của các câu chuyện cổ tích.

Em rất yêu ngoại, em mong sao ngoại được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi với con cháu.

4. Bài văn mẫu số 4

Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, ông tôi trước đây là “bộ đội Cụ Hồ” mà.

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: “Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này”. Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: “Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp”. Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu “Người có vở sạch chữ đẹp”.

Thỉnh thoảng ông tôi trở về đơn vị thăm đồng đội, những ngày đi xa về ông thường ôm tôi vào lòng, hôn tới tấp lên má và nói: “Thằng chó con, ông nhớ chó con quá!”. Tôi rất thích cử chỉ âu yếm của ông. Tôi mong ông được sống lâu muôn tuổi để vui vầy với con cháu.

Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

Con cháu lễ phép hiếu thảo, kính trọng tận tụy với ông bà cha mẹ

Đúc kết ứng xử trong truyền thống gia đình Việt Nam, ca dao xưa đã có câu thơ khái quát rất hàm súc:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đó là lời răn dạy ghi lòng tạc dạ của con cháu đối với bậc sinh thành nuôi dưỡng của mình. Cuộc đời con người luôn trĩu nặng bên mình trên đôi vai công cha – nghĩa mẹ. Mỗi con người đều học thuộc và làm theo những điều hiếu nghĩa đã trở thành bổn phận của cuộc đời”

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo ở đời quan trọng bậc nhất là đạo làm con, làm cháu. Đó là một thứ đạo không có giáo lý, không ràng buộc con người, nhưng ai ai cũng thấm thía, cũng tuân thủ, cũng muốn hành “đạo” theo cách tốt nhất của mình để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng.

Trân trọng những gì mình đang có, gia đình mình đang có để ứng xử hợp lí hợp tình với những thực thể đang hiện hữu ấy. Con người có thể lựa chọn gia đình nhưng không ai có thể lựa chọn ông bà cha mẹ. Và công ơn của ông bà, cha mẹ chỉ có thể sánh bằng trời, bằng biển. Cho dù mình có thể lễ phép, hiếu thảo, kính trọng và tận tụy chăm sóc tới đâu cũng không thể báo đáp đầy đủ công ơn mang nặng đẻ đau, chôn nhau cắt rốn, sinh thành nuôi dưỡng.

Mai sau cho dù có những trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi tiên tiến hiện đại ưu việt đến đâu cũng không thể thay thế được đạo nhà, được tình mẫu tử phụ tử. Không thể thay thế được tấm lòng đức hạnh tình cảm của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ. Càng không thể thay thế được cảnh con cháu sum vầy niềm vui hạnh phúc gia đình bên ông bà, cha mẹ. Con cháu thảo hiền chính là “bà đỡ” cuối cuộc đời của ông bà, cha mẹ trước khi trở về sum họp cùng tổ tiên nơi cõi vĩnh hằng.

Ông bà

Người ta thường nghe rằng ông bà là cha mẹ thứ hai, cha mẹ bằng lòng, những người không trừng phạt và nuông chiều quá mức, những người phớt lờ những lời cảnh báo hoặc lời khuyên của cha mẹ. Ông bà phát hiện ra con của con mình. Họ có nhiều thời gian hơn để ở bên cháu và không cảm thấy áp lực trong việc giáo dục chúng, cũng không phải sự căng thẳng hàng ngày của các bậc cha mẹ. Đối với họ, chúng là số mũ lớn nhất của amor, và liên kết rất mạnh.

Các cháu đến từ những người thân yêu nhất, một đứa trẻ, và trong những trường hợp này, chúng không phụ thuộc vào công việc hay trách nhiệm của ông bà. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em đi qua nhà ông bà, trong những giờ hoặc ngày cụ thể, để chơi, đi đến công viên hoặc có một kem, ăn đồ ngọt một cách bí mật hoặc nhận món đồ chơi mà chúng đã bị cha cấm.

Mối quan hệ ông bà-cháu quan trọng

Đặt hai ba câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà

Với tuổi tác và trách nhiệm dành cho ông bà đối với cháu của mình, mối quan hệ này được sống một cách thoải mái hơn.

Ông bà vì đã lớn tuổi nên đang trong giai đoạn nhàn hạ và bớt bận rộn hơn, dễ gần gũi với các cháu, những người đòi hỏi sự quan tâm và tình cảm từ các cháu. Cha mẹ thường làm việc bên ngoài casa , và họ cần ông bà chăm sóc cho con cái của họ. Trong khi đúng là một người lớn tuổi không thể hoặc không nên có toàn bộ trách nhiệm hoặc phụ thuộc vào những đứa cháu hay đòi hỏi và nghịch ngợmTuy nhiên, lợi ích của việc có nhau là rõ ràng.

Ông bà cũng đòi hỏi sự yêu thương và cân nhắc. Các cháu nhìn thấy ở ông bà những người tham gia vào việc chăm sóc của họ, những người cũng cung cấp cho họ những câu chuyện và sự khôn ngoan. Một người ông vui mừng nhận thức được cháu trai nhiều hơn, vì cháu không phải gánh vác gánh nặng chăm sóc 24 giờ hàng ngày, cộng với công việc cá nhân trong và / hoặc ngoài nhà. Người ông để sử dụng, người đôi khi cảm thấy chán nản hơn, tìm thấy sự thoải mái và khơi lại tuổi trẻ của bạn và vui sướng trong những lần xuất hiện và cảm ơn của cháu trai.