Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Tin xấu tràn ngập, lệnh mua lớn hơn bán, thanh khoản giảm mạnh và tăng trở lại... báo hiệu thị trường tạo đáy.. có phải là dấu hiệu tạo đáy của thị trường chứng khoán?

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Thị trường Việt Nam thường hay xuất hiện những đợt suy giảm mạnh bất ngờ (thrust down) và sau đó là những chu kỳ giảm điểm kéo dài. Vì vậy, việc xác định các yếu tố giúp thị trường ngừng rơi sẽ rất hữu ích đối với giới đầu tư.

Sau khi nghiên cứu các trường hợp tạo đáy điển hình ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận thấy thị trường thường xuất hiện các tín hiệu sau.

Khái niệm

“Đáy”

“Đáy” là điểm thấp nhất trong chu kỳ biến động của cổ phiếu.Trái ngược với đỉnh, thì đáy là nơi tận cùng của bi quan, sự chán nản. Đây là thời điểm mà nhà đầu tư nên mua lại cổ phiếu, những khoản lợi nhuận lớn cũng thường được tạo ra từ giai đoạn đầu của xu hướng tăng mới. Các cổ phiếu dẫn đầu hay cổ phiếu thị trường cũng thường tăng mạnh ngay sau khi tạo đáy.

“Thị trường chứng khoán”

Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán. Phần lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư.

Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường. Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán. Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán

Ví dụ: Nếu đầu tư mua cổ phiếu VNM (Vinamilk) với giá 50.000đ/CP. Cổ phiếu đó tăng giá lên 70.000đ/CP. Vậy bạn có lợi nhuận là 20.000đ/CP. Tương tự như vậy nếu bạn mua nhiều cổ phiếu hơn. Ví dụ bạn mua 100 cổ phiếu, bạn sẽ có 2.000.000đ lợi nhuận.

Dấu hiệu nhận biết đáy của thị trường chứng khoán

Giá và khối lượng

Tín hiệu tạo đáy xảy ra trong giai đoạn tuyệt vọng – giai đoạn cuối của xu hướng giảm

Đây là lúc dòng tiền thông minh sẽ dần tham gia vào thị trường mua lại cổ phiếu của những người tuyệt vọng.

Sau giai đoạn giảm mạnh, ở giai đoạn cuối, khối lượng giao dịch thấp do bên bán đã cạn kiệt cổ phiếu bán ra. Bên cạnh đó, sự tham gia của dòng tiền thông minh làm giá không thể giảm hơn nữa. Chú ý sự không đồng thuận giữa giá và khối lượng

Kết quả của quá trình giao dịch tạo ra những mô hình đáy chữ V, U, 2 đáy, 3 đáy, VĐV

Tham khảo: Chỉ báo OBV, Mô hình 2 đáy, Mô hình 3 đáy

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Động lượng giảm thu hẹp

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Trong một xu hướng giảm giá, chỉ số tiếp tục phá đáy thấp gần nhất nhưng các chỉ báo động lượng cao hơn mức thấp nhất gần nhất. Biểu hiện này cho thấy mặc dù giá tiếp tục xu hướng giảm nhưng quán tính giảm bị thu hẹp lại đáng kể. Khi chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường sắp vào vùng đáy.

Xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên với khối lượng giao dịch lớn

Sau nhịp giảm dài với lực bán càng ngày càng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng giảm sẽ kết thúc xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong một phiên nào đó thì đột nhiên giá xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên đảo chiều mạnh với khối lượng giao dịch tham gia bắt đáy mạnh. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chỉ số chuẩn bị bước vào vùng tạo đáy đảo chiều khi có sự tham gia rất tích cực của dòng tiền.

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Xem lại: Cách xác định đỉnh và đáy của thị trường theo phân tích kỹ thuật

Chỉ báo RSI, MACD cho tín hiệu đảo chiều

Để đỡ nhiễu nên dùng biểu đồ tuần

Chỉ báo RSI nằm trong vùng quá bán, quanh mốc 20, tạo phân kỳ dương với giá

Chỉ báo MACD có đường signal cắt lên đường macd

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Giá hình thành mẫu hình kiểm chứng đáy thành công

Đây là tín hiệu phổ biến nhất khi giá quay đầu trở lại để kiểm chứng mức đáy cũ và đảo chiều hồi phục trở lại khi chạm đáy cũ. Giá có thể kiểm chứng 2 lần hoặc 3 lần, đây được gọi là mẫu hình 2 đáy hoặc 3 đáy. Biểu hình của mẫu hình này cho thấy đà giảm của chỉ số đã chững lại và bắt đầu phản ứng tích cực hơn khi chạm các ngưỡng hỗ trợ.

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Xuất hiện phiên bật tăng mạnh vượt qua khỏi khu vực tích lũy

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì
Sau khi tạo đáy và hình thành mặt bằng giá tích lũy. Chỉ số bật tăng mạnh ngay từ thời điểm đầu phiên giao dịch với dòng tiền mua gom quyết liệt. Cũng có một số trường hợp khi giá bật tăng mạnh thì sẽ quay trở lại kiểm chứng ngưỡng kháng cự này (bây giờ được xem là ngưỡng hỗ trợ). Nếu chỉ số kiểm chứng thành công ngưỡng hỗ trợ này thì có thế xác nhận cho một xu thế tăng mới và chỉ số đã tạo đáy thành công

Thanh khoản suy giảm mạnh và tăng từ từ trở lại

Thanh khoản luôn được coi là tấm gương phản chiếu mức độ quan tâm của giới đầu tư đến thị trường. Thanh khoản suy giảm và cạn kiệt cho thấy tâm lý của hầu hết các thành viên thị trường đã bắt đầu chán nản.

Nếu bỗng nhiên thanh khoản sau đó tăng mạnh đột ngột thì đó khó có thể coi là dấu hiệu thị trường ngừng rơi mà thông thường chỉ là hiện tượng Dead cat bounce (là hiện tượng thị trường sau những phiên giảm sâu, giá bật tăng trở lại rồi sau đó tiếp tục xu hướng giảm điểm như cũ). Xem minh họa trong đồ thị bên dưới.

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Hành động tiết cung của nhà đầu tư có thể giúp thị trường phục hồi nhẹ. Sự phục hồi này không phải do lực cầu mạnh hơn mà là do bên cung không chịu bán giá thấp hơn nữa do giá cổ phiếu đã xuống đến mức thấp quá mức. Đây không phải là một dạng tín hiệu mua bán mà là một tín hiệu cảnh báo rằng thị trường sắp ngừng lại đà điều chỉnh và đạt đáy.

Phân kỳ của nhóm momentum xuống thấp

Khi các chỉ số thuộc nhóm dao động (momentum) xuống thấp đến mức gần như tối đa và duy trì trong một giai đoạn dài thì cần phải xem xét đến khả năng giá có thể chuyển sang giai đoạn tích lũy và giằng co.

Dấu hiệu capitulation trong thị trường chứng khoán là gì

Sự tích lũy dồn nén quá lâu trong vùng oversold sẽ có thể dẫn đến một sự phục hồi mạnh thông qua việc hình thành các phân kỳ giá lên (bullish divergence). Các phân kỳ này sẽ có độ tin cậy càng cao khi chúng nằm gần hoặc bên trong vùng oversold.

Tín hiệu từ market strength đi lên

Bên cạnh các phân kỳ của nhóm momentum các nhà phân tích kỹ thuật cũng chú ý đến phân kỳ của nhóm market strength vì nhóm này thể hiện khá toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu của thị trường.

Thông thường, nhóm này sẽ bắt đầu đi lên trước khi giá thực sự tạo đáy khoảng 1-2 tuần. Đây được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng và được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để nhận biết thời điểm thị trường thực sự ngừng rơi.

Dấu hiệu tạo đáy của VN-Index trong quá khứ

Dấu hiệu về chỉ số và số lượng cổ phiếu tăng/giảm giá

VN-Index đã trải qua hơn 7 tháng trong xu hướng giảm điểm khi mất tổng cộng hơn 37%. Dù vậy vẫn thấp hơn mức trung bình gần 40%. Hiện tỉ trọng trung bình số lượng cổ phiếu giảm giá đã đạt gần 50%, tương đương đợt 1 vào 2007 - 2009.

Ở khía cạnh khác, khi thị trường thiết lập được vùng đáy, VN-Index cần 0,8 tháng để đạt được mức tăng trung bình 6,16% trong 5 đợt gần đây nhất.

Dấu hiệu về chỉ số P/E và P/B ngoài vùng -2 độ lệch chuẩn

BSC cho biết, hiện chỉ số P/E và P/B của VN-Index đang trong vùng định giá ở ngoài vùng -2 độ lệch chuẩn mức bình quân 5 năm.

Đồng thời, mức định giá tại ngày 10.11 kết thúc ở mức 9,87 lần, thấp hơn đợt giảm điểm khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020. Mức định giá hiện nay vẫn cao hơn so với đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và giai đoạn 2009 - 2012.

Dấu hiệu về thanh khoản và dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài

Ngoại trừ đợt sụt giảm do đại dịch Covid năm 2020, sau 1 tháng kể từ mức đáy được thiết lập thì thanh khoản có xu hướng tiếp tục suy giảm trên 40%. Sau 3 tháng, thanh khoản dần cải thiện, tuy nhiên vẫn giảm trung bình khoảng 2%. Đặc biệt đợt 2 và đợt 4 thanh khoản tiếp tục suy giảm lần lượt là 32% và 17% so với giai đoạn hình thành đáy.

Ở góc độ về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài, sau 1 tháng kể từ khi đáy hình thành thì dòng tiền có xu hướng rút ròng và sau 3 tháng trở đi dòng tiền quay trở lại mua ròng.

Dấu hiệu về lãi suất và lạm phát

Trong 5 đợt điều chỉnh giảm trước đây, tỉ lệ lạm phát, lãi suất điều hành có dấu hiệu tăng và tạo đỉnh trong quá trình hình thành vùng đáy. Sau đó, mặt bằng lãi suất điều hành cũng như lãi suất huy động có xu hướng giảm, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.