Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

4 mẹo hay dưới đây sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình không bị lạnh bụng trong mùa hè.

  • Bé cảm lạnh do thiết bị làm mát trong nhà
  • Đoán bệnh cho trẻ từ vị trí đau bụng
  • Thai nhi thích được bố xoa lên bụng bầu của mẹ

Bật điều hòa hay quạt gió trong mùa hè sẽ giúp làm mát không khí và khiến mọi người dễ chịu hơn. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ thường hay bị lạnh bụng, đặc biệt là vùng rốn.

Một số gia đình thường bật điều hòa và để qua đêm. Trẻ ngủ trong phòng nhiều khi có thói quen hay đạp chăn ra. Nửa đêm cha mẹ tỉnh dậy nhìn thấy vậy, nghĩ còn mình bị nóng nên cũng không kéo chăn đắp lại cho con. Điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị lạnh bụng, gây ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng tượng đau bụng và tiêu chảy.

4 mẹo hay giúp trẻ không bị lạnh bụng trong mùa hè

1. Mua loại quần cạp cao cho con

Trẻ em đều có một đặc điểm chung, đó là phần bụng phình to mỗi khi ăn no, vì vậy, trong lúc ngủ, quần của trẻ thường hay bị tụt xuống phía dưới khiến trẻ bị hở bụng. Để tránh điều này, các cha mẹ nên mua loại quần có phần cạp phía trước cao và dài bản hơn, ở phía sau có thể may chun và có khóa kéo. Như vậy, dù trẻ có ăn no cũng không bị tức bụng vì quần chật. Lúc trẻ vận động, chạy nhảy, quần cũng không bị trễ và trẻ sẽ tránh được nguy cơ bị lạnh bụng trong mùa hè.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

2.Mua các sản phẩm giúp chống lạnh bụng

Trên thị trường có bán nhiều sản phẩm giúp chăm sóc rốn và vùng bụng cho trẻ em. Người lớn nên chọn mua loại sản phẩm có uy tín, có nhãn hiệu và xem xét kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mua một số loại dầu gió và bôi vào vùng bụng giúp làm nóng cơ thể cho con cũng giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh.

3.Điều hòa không khí phù hợp

Một số gia đình có suy nghĩ rằng không nên bật điều hòa vào buổi tối vì không tốt cho trẻ nhỏ. Lại có những gia đình cho rằng, phải làm mát không khí thì trẻ mới đỡ khó chịu. Thật ra, cả hai cách suy nghĩ trên đều là sai lầm và không khoa học.

Trong mùa hè oi bức, nếu không có cách làm mát không khí, cả gia đình sẽ rất khó ngủ. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn so với người lớn, nếu trẻ cảm thấy khó chịu sẽ hay quấy khóc dẫn đến giảm thể lực, mệt mỏi. Nếu bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp thì cũng không ổn bởi việc làm này không những chỉ khiến cho trẻ con bị cảm lạnh mà người lớn cũng dễ bị ốm.

Phương pháp phù hợp nhất là duy trì nhiệt độ ở 26 - 28 độ C để hạ nhiệt. Trong lúc này, người lớn nên đắp cho trẻ một tấm chăn mỏng ngang bụng. Khi trẻ đã ngủ say, hãy bật quạt thoang thoảng và tránh để thẳng gió vào người con. Người lớn chú ý là luôn luôn phải có một tấm chăn mỏng đắp ngang bụng của trẻ.

4.Đối với trẻ còn quá nhỏ, hãy cho trẻ mặc jumpsuit khi ngủ

Nếu trẻ còn quá nhỏ, người lớn có thể cho trẻ mặc jumpsuit ngắn tay. Loại trang phục này có diện tích đáy quần rộng và có tác dụng bảo vệ vùng bụng cho trẻ.

Vùng rốn của trẻ khi mới được sinh ra có thể coi là một “vết thương vật lý” vô cùng nhạy cảm với các ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Nếu bị lạnh rốn và vùng bụng, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không tốt. Vì vậy, những mẹo nhỏ trên sẽ là gợi ý hay cho cho các bà mẹ để chăm sóc con mình tốt hơn.

Trẻ thường xuyên bị đầy bụng, đau bụng là điều mẹ không thể coi nhẹ và cho qua. Mặc dù việc chẩn đoán với trẻ nhỏ là không hề dễ, vẫn có một số biểu hiện đặc trưng có thể giúp cho ba mẹ đưa ra cách xử trí chính xác nhất mỗi khi con bị đau bụng.

Các bệnh lý đau bụng, đầy bụng thường gặp

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng, đầy bụng ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng, chính vì vậy mà ba mẹ không bao giờ được phép chủ quan mỗi khi trẻ bị đau bụng. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất khi trẻ bị chướng bụng, đau bụng.

Đau bụng cấp là tình huống đáng lo ngại mà bé có thể mắc phải, với các triệu chứng như sau:

– Cơn đau dữ dội, bé thậm chí quằn quại và khóc thét, mặt tái mét, vã mồ hôi.

– Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng.

– Bé bị đau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.

– Sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, bé có biểu hiện lừ đừ hoặc hốt hoảng, mất kiểm soát.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Mẹ chớ chủ quan khi gặp các dấu hiệu đầy bụng, đau bụng ở trẻ

Những bệnh đau bụng cấp mà trẻ thường gặp nhất gồm có:

  • Viêm ruột thừa: Khi trẻ có các triệu chứng như đau bụng ở hố chậu phải, cơn đau liên tục và tăng dần, kèm theo buồn nôn, sốt nhẹ, mẹ cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. Với trẻ dưới 2 tuổi còn có thể gặp các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, mặt lờ đờ, xanh tái. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ thường gặp nhiều trở ngại hơn do các triệu chứng không điển hình và đôi khi là do bé quá đau nên không chịu hợp tác. Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, hỗ trợ bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám một cách thuận lợi nhất, tránh để chậm trễ dể dẫn đến các biến chứng như thủng ruột thừa hay viêm màng bụng.
  • Lồng ruột: thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là các bé hơi bụ bẫm, tỉ lệ mắc bệnh ở các bé trai cao hơn bé gái. Lồng ruột được biểu hiện qua các triệu chứng như bị đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau trẻ đều khóc thét, uốn người, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Thoát vị bị nghẽn: Triệu chứng của bệnh này ngoài cơn đau bụng còn có thế xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời rất có thể dẫn đến hoại tử đoạn ruột bị nghẽn.
  • Tắc ruột: Bé bị đau bụng cấp còn có thể xuất phát từ lý do tắc ruột, với các triệu chứng như nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Đau bụng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý từ vô hại đến nghiêm trọng

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân mà ba mẹ thường nghĩ đến đầu tiên mỗi khi trẻ bị chướng bụng, đau bụng. Triệu chứng điển hình của đau bụng do ngộ độc thức ăn là kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn còn có thế khiến bé sốt và ớn lạnh. Trong trường hợp này, trước tiên, ba mẹ phải cho bé uống thật nhiều nước, ăn những thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh mất nước. Tùy vào diễn biến của bệnh và mức độ nắm vững cách thức xử trí của gia đình mà ba mẹ có thể chọn giữa việc chăm sóc tại nhà hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để hỗ trợ khắc phục chướng bụng cho trẻ.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do nhiễm trùng

Với những cơn đau bụng hoặc tình trạng đầy bụng mới chỉ xuất hiện vài ngày thì nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Trong trường hợp này, ba mẹ yên tâm là sau khi xử trí bệnh nhiễm trùng thì cơn đau bụng cũng sẽ giảm.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng giun

Khi trẻ bị đau bụng dù không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần thì có thể nguyên nhân là do giun đũa. Những cơn đau bụng loại này thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng ba mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm phân và tẩy giun càng sớm càng tốt.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do chế độ ăn uống

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ việc ăn với lượng quá nhiều cùng một lúc hoặc không cân đối thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột và thiếu chất xơ. Trường hợp này, kèm theo cơn đau bụng, trẻ bị đầy hơi, khó tiêu  và táo bón. Một số cách giúp mẹ tự xử trí ngay tại nhà cho bé là dùng khăn (hoặc gạc) thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bụng, hoặc mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng đang đau. Ngoài ra, để xoa dịu hiện tượng táo bón, mẹ hãy pha cho bé một ly nước mận hoặc nước lê ép pha loãng, đồng thời bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Với bé trên 2 tuổi, mẹ cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của men vi sinh  nhưng lưu ý chọn đúng loại dành cho trẻ em.

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì nguyên tắc chung trong việc xử trí khi trẻ bị đau bụng là ba mẹ không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, nhằm tránh mất đi triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sau này. Với các trường hợp nghi ngờ trẻ bị đau bụng cấp, ba mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế để được kịp thời hỗ trợ khắc phục, bởi vì bất cứ sự chủ quan hay chậm trễ nào cũng có khả năng dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cách xử trí khi trẻ bị đầy bụng

Hỗ trợ giảm đầy hơi cho trẻ bằng củ hành, củ tỏi

Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị chướng bụng  (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi

Massage là cách  giảm các triệu chứng khi trẻ ăn khó tiêu và đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

Chườm nóng hỗ trợ giảm đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng phải làm sao? Khi này, mẹ có thể dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi  cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

Bổ sung men vi sinh:

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Một trong những cách hiệu quả để giảm đầy bụng ở trẻ là tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Việc bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ hỗ trợ giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh và thải độc đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

  • Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
  • Đặt mua online Bio-acimin, giao hàng và thu tiền tại nhà (COD)     
  • Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436

Hướng dẫn vuốt lưng khi trẻ bị đầy bụng, trẻ ăn khó tiêu

Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến nhất giúp bé ợ tiêu. Bạn hãy chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho bé và cho cả mình nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy
Đặt bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.

Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ
Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.

Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ
Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ tiêu. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.

Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold mới, công thức cải tiến 3+1 tăng cường bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng acid amin và khoáng chất giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, khỏe mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.
Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.