Đâu mới là mặt thật của mình

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Hãy giơ tay trái lên nào. Bạn nhìn vào lòng bàn tay, và thấy thứ tự từ trái sang phải là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út.

Bây giờ hãy thử chập hai bàn tay lại với nhau. Bạn thấy hai bàn tay ngược nhau hoàn toàn lại trùng khít với nhau chứ? Ví dụ này mô phỏng chính xác là cách mà mọi chiếc gương thông thường có thể tạo ra ảnh.

Chính vì thế nên khi cái tay trái soi gương, ảnh trong gương sẽ trở thành tay phải. Cách mà mọi người thấy tay trái, và cách tay trái tự soi mình trong gương là ảnh lật ngược của nhau.

Nhưng hóa ra, có một loại gương với khả năng cho bạn một hình ảnh cực kỳ chân thực, đúng như những gì người ta nhìn được ở bạn. Nó có tên là "gương thực" - true mirror.

Cấu tạo của true mirror rất đơn giản, chỉ gồm 2 gương phẳng đặt vuông góc và khớp khít với nhau tại một cạnh, nhưng lại có thể cho phép ta nhìn thấy dung mạo thật của mình.

Đâu mới là mặt thật của mình

Gương thường (trái) và gương thật (phải)

Cách hoạt động của chiếc gương cũng không có gì phức tạp và hoàn toàn dựa vào các nguyên lí tạo ảnh cơ bản. Góc vuông ở giữa khiến cho ảnh của gương này tạo ra bị lật ngược một lần nữa, trở thành ảnh thật.

Nhưng nếu đơn giản chỉ là lật ngược ảnh lại thì có gì đặc biệt?

Thực ra, rất nhiều người cũng có chung thắc mắc khi nghe về loại gương này. Và hóa ra khi nhìn vào nó, trải nghiệm ấy hoàn toàn không giống chút nào so với tưởng tượng.

Đa số sẽ phát hiện ra những điểm không cân đối trên mặt mình, mặc dù tất cả những gì chiếc gương làm chỉ là lật ngược hình ảnh chứ không thay đổi nó.

Đâu mới là mặt thật của mình

Đây là trải nghiệm soi một chiếc true mirror

Các nhà nghiên cứu chưa thực sự rõ đâu là nguyên nhân đằng sau hiện tượng này, nhưng họ phỏng đoán rằng chúng ta không thích hình ảnh mới của mình trong gương là vì tâm lý gắn với những gì quen thuộc.

Cần hiểu rằng bạn chưa bao giờ thực sự nhìn vào bản thân mình cả. Bạn không thể biết được mình trông thế nào trong mắt người khác, vì ảnh trong gương là ảnh lật ngược. Còn giờ thì với gương thực, nó lại tao ra một hình ảnh xa lạ với nhận thức của não bộ, khiến ta cảm giác kém thoái mái.

Bên cạnh đó, khi soi bằng gương thường, các chi tiết "kém xinh" đã bị não bộ "lờ" đi và thay vào đó tạo ra một hình ảnh đẹp hơn, cân xứng hơn. Còn khi nhìn vào gương thực lần đầu tiên, họ sẽ lập tức phát hiện ra những điểm bị che giấu này, vì não chưa kịp thích ứng để điều chỉnh.

Đâu mới là mặt thật của mình

Gương phẳng thông thường

Bạn có tò mò về hình ảnh mình sẽ nhìn thấy trong chiếc gương độc đáo này không? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Nguồn: Science & Nonduality, Makezine

Ai rồi cũng gặp tình huống như thế này: soi gương thì nhìn thấy mỹ nhân đến khi xem ảnh thì mỹ nhân hết hồn! Như hai con người hoàn toàn khác nhau luôn! Lỗi tại ai? Tại người chụp hay tại cái gương?

Vậy hình ảnh nào mới thật sự là chúng ta?? Cùng KBeauty đi tìm câu trả lời nha!

Đâu mới là mặt thật của mình

1) Khía cạnh tâm lý

Chúng ta có xu hướng soi gương nhiều nhất khi ở nhà - một môi trường mà chúng ta cảm thấy tự do và thoải mái nhất. Trong khi đó, khi đứng trước ống kính máy ảnh  chúng ta  thường dễ căng thẳng, vì vậy ảnh chụp bắt trúng khoảnh khắc chúng ta thiếu sự chuẩn bị, chưa thể hiện được sự tự tin hay thần thái của bản thân.

Đó là lý do tại sao, đôi khi, khi soi gương trước khi đi dự tiệc, chúng ta thấy một người đẹp thần thái. Và rồi ngày hôm sau, nhìn lại chính mình trong những bức ảnh, chúng ta bàng hoàng nhìn thấy điều ngược lại..

2) Góc mặt

Khuôn mặt của chúng ta không đối xứng, tùy từng người sẽ có mức độ mất cân đối nhiều hay ít.  Mỗi ngày, chúng ta thường soi gương ở cùng một chỗ, nhìn thấy mình từ một góc nhìn quen thuộc. Vì vậy chúng ta quen với việc quan sát khuôn mặt của mình từ một góc độ.

Còn khi chụp ảnh, nhiều yếu tố như cách chụp, góc chụp, hướng sáng.. hay người chụp ảnh có tâm hay không đều quyết định rất lớn đến hình ảnh của bạn trong ảnh.

Đâu mới là mặt thật của mình

3) Cân bằng trắng

Máy ảnh có chế độ cân bằng trắng để phù hợp với điều kiện ánh sáng. Trong khi đó, khi soi gương, não bộ của chúng ta tự động tiếp nhận và xử lý toàn bộ các mức độ khác nhau của ánh sáng để mắt chúng ta nhìn thấy bản thân với hình ảnh quen thuộc nhất.

Vậy nên khi nhìn vào gương - ngay cả khi nhiều ánh sáng, với nhiều màu sắc và bóng tối nhảy múa trên khuôn mặt của chúng ta - chúng ta vẫn nhìn thấy bản thân bình thường của mình. Trong khi đó, một bức ảnh có thể khiến chúng ta giật mình khi phải thấy các điểm chưa-đẹp của mình trong môi trường ánh sáng khách quan.

Đâu mới là mặt thật của mình

4) Tập trung vào chi tiết hay nhìn tổng thể

Khi nhìn vào gương, chúng ta thường nhìn từng đặc điểm của khuôn mặt chứ không nhìn toàn bộ khuôn mặt. Nhưng khi nhìn vào ảnh, chúng ta lại nhìn tổng thể và nhận ra những điều mà khi soi gương chúng ta lại không để ý đến (ví dụ: tư thế xấu, cười hở lợi, …)

5) Phản chiếu

Chúng ta luôn thấy hình ảnh của chính mình trong gương và điều đó vô tình đã định hình nhận thức của chúng ta về vẻ bề ngoài của bản thân.

Mặt khác, các bức ảnh lại miêu tả chúng ta theo cách mà chúng ta được người khác nhìn thấy, với một góc nhìn khác. Thợ chụp ảnh có tâm sẽ cho bạn một bức ảnh xuất sắc với các góc độ đẹp nhất trên gương mặt bạn, trong khi đó người chụp chưa có tâm sẽ thường bắt trúng những khoảnh khắc chưa đẹp của các bạn.

Từ tất cả những điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng những bức ảnh đã cung cấp những thông tin khách quan hơn về ngoại hình của chúng ta. Nhưng đừng buồn nếu chúng ta đôi khi (hoặc thường xuyên) không đẹp trong những bức ảnh, đó chẳng qua là do bạn chưa thật sự thoải mái khi chụp hình hoặc do đứa chụp ảnh không có tâm.

Nguồn: Bright Side