Đau thượng vị dạ dày là gì

Đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu báo trước nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch. Vậy những bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu nhé.

Đau thượng vị dạ dày là gì

Nguyên nhân gây đau quặn từng cơn vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vị trí nằm giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm thực quản, dạ dày, gan, một phần của tụy, tá tràng và đại tràng.

Đau quặn từng cơn vùng thường vị là hiện tượng đau bụng trên, ngay dưới xương sườn. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc ăn quá no, tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp…

Rối loạn tiêu hóa hay chứng khó tiêu

Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn, có thể gây đau quặn vùng thượng vị hoặc cảm giác khó chịu ở bụng trên. Cơ thể có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng và cảm giác no dù chưa ăn nhiều. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn khi cúi hoặc nằm.

Dấu hiệu cảnh báo chứng khó tiêu bao gồm:

  • Cảm thấy đầy bụng, đầy hơi.
  • Đau vùng thượng vị, nhất là sau khi ăn.
  • Ợ hơi.
  • Buồn nôn.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau vùng thượng vị. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tổn thương liên tục trong dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) gây những cơn đau quặn khó chịu hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (mạn tính). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như uống nhiều rượu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid…

Các triệu chứng của viêm dạ dày như:

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị, có thể giảm hoặc nặng hơn sau khi ăn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Cảm giác đầy bụng trên.

Viêm đại tràng

Đau thượng vị dạ dày là gì

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Tùy theo vị trí, mức độ của bệnh mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đau bụng, khó chịu và mệt mỏi…

Những tín hiệu của bệnh bao gồm:

  • Cơn đau quặn bụng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Cảm giác giống như bị chuột rút ở vùng bụng.

Thông tin xem thêm: Hay đầy bụng có phải viêm đại tràng?

Đau vùng thượng vị khi mang thai

Cảm giác đau vùng thượng vị có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân xảy ra khi trào ngược acid hoặc áp lực mạnh lên thành bụng do thai ngày càng lớn. Tuy nhiên, nếu đau nhiều, quặn từng cơn liên tục có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Vì vậy cần đi khám bác sĩ tìm được nguyên nhân giúp mẹ bầu yên tâm hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng chảy ngược acid từ dạ dày lên thực quản. Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, sau đó là đau vùng thượng vị.

Một số biểu hiện khác có thể kèm theo như:

  • Hôi miệng, khàn giọng, ho mạn tính, viêm thanh quản.
  • Buồn nôn.
  • Khó tiêu.
  • Cảm thấy có một khối u trong cổ họng.

Hội chứng ruột kích thích

Đau thượng vị dạ dày là gì

Hội chứng ruột kích thích (còn được gọi là đại tràng co thắt) là các rối loạn chức năng của đại tràng. Nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ.

Triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Co thắt, đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy xen kẽ táo bón.
  • Chướng bụng, đầy hơi.

Viêm thực quản

Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… Nếu không được điều trị viêm thực quản có thể để lại sẹo trên niêm mạc gây nuốt khó, nuốt đau.

Các tác động tiêu cực của viêm thực quản đến người bệnh như:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Ho dai dẳng, khó nuốt, nôn mửa.
  • Nóng rát ở ngực và cổ họng.

Sỏi ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ là sự có mặt của một hoặc nhiều viên sỏi trong đường dẫn mật chính ngoài gan. Triệu chứng bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị, có thể liên tục không đổi hoặc quặn từng cơn, đau dữ dội.
  • Sốt, buồn nôn, nôn.
  • Vàng da, nước tiểu sậm đầu.

Loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc của dạ dày và ruột non bị tổn thương có thể do vi khuẩn hoặc dùng nhiều thuốc chống viêm không steroid.

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là đau, khó chịu vùng thượng vị và chúng tồi tệ hơn vào ban đêm. Cơn đau có thể giảm sau khi ăn nếu do loét tá tràng gây ra hoặc nặng hơn nếu bị loét dạ dày. Một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn mửa, chảy máu (mệt mỏi, khó thở, xanh xao).

Trong một số trường hợp, đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm tụy cấp.

Nhồi máu cơ tim cấp tính

Nhồi máu cơ tim là tình trạng dòng máu đến cơ tim bị cắt đứt đột ngột, gây tổn thương mô. Thường là sự tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành.

Dấu hiệu cảnh báo điển hình của cơn đau tim là đau quặn vùng thượng vị, đau ngực có thể lan sau lưng hoặc khu vực khác kéo dài hơn vài phút, biến mất và sau đó quay trở lại. Biểu hiện khác: khó thở, chóng mặt, tức ngực, đổ mồ hôi.

Viêm tụy cấp

Đau thượng vị dạ dày là gì

Đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy cấp. Ở Mỹ, đã có trường hợp được chẩn đoán mắc cả nhồi máu cơ tim và viêm tụy cấp sau 15 giờ xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị (1).

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm phát triển rất nhanh ở tụy. Triệu chứng chính là đau bụng vùng thượng vị, có thể xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ hoặc sau vài ngày bị viêm. Đặc điểm cơn đau là quặn từng cơn, đột ngột và dữ dội hoặc có thể bắt đầu từ cơn đau nhẹ. Chúng trầm trọng hơn sau khi ăn và thường có cảm giác lan ra sau lưng.

Biểu hiện khác như:

  • Nôn mửa, sốt cao.
  • Cảm thấy rất khó chịu.
  • Bụng bị chướng lên.

Để hiểu thêm về nguyên nhân gây đau vùng thượng vị, mời bạn tham khảo video dưới đây:

Bị đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không?

Đau thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bỏ qua triệu chứng này sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm.

  • Dạ dày từ viêm có thể đưa đến loét, xuất huyết, thủng, từ đó phải phẫu thuật để giải quyết.
  • Với những cơn đau tiền sản giật có thể ảnh hưởng tới thai nhi và cả người mẹ.
  • Nếu cơn đau là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, mà không được chẩn đoán kịp thời có thể gây tử vong.

Xem thêm thông tin: Đau quặn bụng bên trái ngang rốn có nguy hiểm không?

Khi đau quặn từng cơn vùng thượng vị cần phải làm gì? Khi nào cần đi khám?

Điều đầu tiên khi xuất hiện những cơn đau quặn vùng thượng vị là cần uống một ly nước ấm. Nếu kèm tiêu chảy, đau bụng dưới thì pha thêm một chút gừng, việc này giúp giảm co thắt và làm dịu cơn đau. Sau đó nằm nghỉ, chú ý những triệu chứng xảy ra tiếp theo.

Khi các cơn đau đột ngột, dữ dội trong nhiều giờ có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim… cần đi khám ngay. Nếu cơn đau không thuyên giảm, ngắt quãng, kéo dài trong vài ngày hoặc kèm theo một số triệu chứng sau, bạn cũng nên đi khám:

  • Đau hoặc tức ngực.
  • Đau thượng vị, sau đó lan sang những bộ phận khác.
  • Nôn ra máu.
  • Khó thở.
  • Máu trong phân hoặc phân có màu đen, hắc ín.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Nếu biết được nguyên nhân kết hợp với phương pháp điều trị thích hợp, bệnh hoàn toàn có thể cải thiện. Do đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng.

Bác sĩ cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Xem xét và cảm nhận tại vị trí đau ở vùng bụng để tìm ra những bất thường như vết bầm tím, khối u…
  • Nghe bụng để tìm âm thanh của ruột và lưu lượng máu qua động mạch chủ.
  • Thăm hỏi người bệnh (thời gian xảy ra, triệu chứng khác, đang dùng thuốc gì…?).

Tùy thuộc vào loại đau của người bệnh, bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm:

  • Kiểm tra thông số của tim để tìm các dấu hiệu tổn thương.
  • Chụp X-quang ngực, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính CT.
  • Nội soi đường ruột kiểm tra thực quản và dạ dày xem có bất thường hoặc chảy máu không.
  • Xét nghiệm sinh hóa: máu, nước tiểu, phân.

Đau thượng vị dạ dày là gì

Điều trị đau quặn từng cơn vùng thượng vị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn hoặc lối sống.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu đau thượng vị có liên quan đến bệnh nhiễm trùng, có thể cần kháng sinh.
  • Phẫu thuật nếu thực sự nghiêm trọng như trong viêm thực quản, viêm túi mật, loét dạ dày…

Các biện pháp khắc phục đau quặn từng cơn vùng thượng vị tại nhà

Thay đổi lối sống

Đau vùng thượng vị thường là tình trạng phổ biến của chứng khó tiêu và trào ngược acid, do đó có thể cải thiện nếu thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không nên ăn quá nhanh.
  • Tránh nằm xuống ngay khi ăn xong.
  • Nằm nghiêng về bên trái giúp ngăn trào ngược và giảm đầy bụng, chướng hơi.
  • Khi nằm nên nâng cao phần thân trên.

Ngoài ra, còn có một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn để giảm tình trạng đau thượng vị.

Khi đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì?

Nghệ, mật ong

Đau thượng vị dạ dày là gì

Nếu cơn đau thượng vị do đau dạ dày thì nghệ chính là biện pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho bạn. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành các tổn thương. Đồng thời, curcumin còn xây dựng lớp màng, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dư thừa.

Mỗi ngày nên bổ sung thêm nghệ vào trong bữa ăn của bạn. Hoặc một cách đơn giản khác là sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong, giúp giảm đau hiệu quả.

Gừng

Gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Do đó, loại củ này được dùng trong nhiều bệnh lý về dạ dày khác nhau gây nên các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn (2).

Mỗi ngày nên uống một cốc trà gừng ấm để giảm co thắt, làm dịu các cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng khác của đường tiêu hóa.

Ngoài ra, một số loại trà sau cũng có công dụng tương tự:

  • Trà xanh chứa EGCG có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, bảo vệ lớp niêm mạc, xoa dịu các cơn đau vùng thượng vị.
  • Trà hoa cúc với công dụng trung hòa acid dịch vị, cải thiện tình trạng đau rát thượng vị.
  • Trà bạc hà ức chế co thắt, giảm đau.

Giấm táo

Giấm táo có khả năng ức chế sản xuất acid trong dạ dày, kháng khuẩn và bổ sung thêm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi những tổn thương, xoa dịu cơn đau quặn vùng thượng vị.

Mỗi ngày lên pha 1 thìa giấm táo với 250-500 ml nước lọc đun sôi để nguội, cho thêm mật ong giúp giảm đau hiệu quả hơn.

Kiêng gì để giảm đau vùng thượng vị?

Đau thượng vị dạ dày là gì

Một số thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ đầy hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị mà người bệnh cần phải tránh như:

  • Đồ uống có ga, cà phê, rượu.
  • Thức ăn cay nóng, nhiều mỡ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo bão hòa như xúc xích, lạp sườn…
  • Các loại quả chua như chanh, bưởi, xoài…
  • Đồ dưa muối.

Sản phẩm hỗ trợ giảm đau quặn từng cơn vùng thượng vị do hội chứng ruột kích thích

Nếu nguyên nhân của các cơn đau quặn vùng thượng vị là do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng thì người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ. Trong số đó, nổi bật nhất là Tràng Phục Linh được sản xuất từ những thảo dược tự nhiên kết hợp với công nghệ hiện đại từ Mỹ giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau hiệu quả.

Sản phẩm có chứa:

Immune Gamma: Với tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và phục hồi niêm mạc đại tràng. Từ đó cải thiện được các triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, đau bụng…

Bạch Truật, Bạch phục linh: Là những vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng từ lâu đời với hiệu quả chữa bệnh đường tiêu hóa.

Tràng Phục Linh thích hợp cho những đối tượng:

  • Viêm đại tràng cấp và mạn tính.
  • Người có triệu chứng đau bụng, sôi bụng, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng.
  • Hội chứng ruột kích thích.

Đau thượng vị dạ dày là gì

– Để tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY

– Để tìm địa chỉ bán Tràng Phục Linh gần nhất, mời bạn xem danh sách TẠI ĐÂY

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên đau quặn từng cơn vùng thượng vị. Nếu tình trạng đau dữ dội, liên tục trong nhiều giờ, bạn nên đi khám tìm ra nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/epigastric-pain
  • https://www.uptodate.com/contents/zh-Hans/image?imageKey=PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106201~PC%2F106202~PC%2F106204
  • (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20075580/
  • (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6341159/