Dca trong trade coin là gì

Một trong những chiến lược đầu tư tiền mã hóa được nhiều người nhắc đến nhất và cũng cho khả năng thành công cao nhất đó là chiến lược Trung bình giá (DCA). Bài viết sau sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm chiến lược DCA là gì, DCA có những dạng nào và những sai lầm cần tránh khi DCA?

Được tài trợ


Được tài trợ

Những điều cần biết về DCA

  • Chiến lược Trung bình giá (DCA) là gì?
  • Chiến lược DCA có những dạng cụ thể nào?
    • Chiến lược DCA giá tăng
    • Chiến lược DCA giá giảm
    • Chiến lược DCA theo chu kỳ
  • Những sai lầm nào khi áp dụng DCA? Vì sao chiến lược DCA thất bại?
  • Tạm kết

Chiến lược Trung bình giá (DCA) là gì?

DCA là viết tắt của Dollar-Cost Averaging, là một chiến lược đầu tư mà trong đó nhà đầu tư sẽ chia tổng số vốn mình có để mua một tài sản biến động với nhiều mức giá khác nhau nhằm để giảm rủi ro và tối đa được lợi nhuận.

Được tài trợ


Được tài trợ

Đây là một chiến lược cổ điển có trước khi thị trường Crypto ra đời. Nó đã được nhiều nhà đầu tư áp dụng nhiều trong các thị trường truyền thống như chứng khoán, vàng. Chiến lược DCA còn được gọi bằng tiếng Việt là chiến lược Trung bình giá.

Ví dụ: Nếu không sử dụng DCA, bạn dùng toàn bộ vốn mua Bitcoin ở mức giá 50,000 USD, khi giá giảm về 40,000 USD rồi 30,000 USD bạn chịu toàn bộ rủi ro và sức nặng tâm lý khi gánh lỗ đến âm 40%. Nhưng nếu biết sử dụng DCA, bạn không mua toàn bộ vốn ở 50,000 USD, nhưng chỉ phân bổ (tùy khẩu vị đầu tư) ở 50,000 USD một phần. Sau đó dự trù kế hoạch giá xuống (hoặc lên) phân bổ thêm một phần. Cứ như thế bạn vừa có được mức giá tối ưu khi giá giảm, và vừa chịu ít rủi ro hơn khi giá tăng.

Nói riêng trong thị trường tiền mã hóa, chiến lược DCA thường được chú ý là vì đây là một thị trường mới nên kỳ vọng của nhà đầu tư cao. Tâm lý càng xuống càng mua rất phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi thị trường đồng loạt tăng giá. Ví dụ trên khá lý tưởng, tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng áp dụng nó thành công.

Chiến lược DCA có những dạng cụ thể nào?

Về lý thuyết, cứ DCA là mua ở nhiều mức giá. Nhưng trong thực tế, cách mà các nhà giao dịch và nhà đầu tư áp dụng nó chia thành những dạng cụ thể khác biệt như sau:

Chiến lược DCA giá tăng

Trong năm 2021, có lẽ đây là chiến lược được nhiều quỹ đầu tư tổ chức áp dụng. Nếu bạn có theo dõi series bài viết về phân bổ dòng vốn các quỹ đầu tư hàng tuần trên BeInCrypto sẽ nhận thấy điều đó.

  • Ưu điểm của cách này là nhà đầu tư mua trong tâm thế đang có lời. Việc mua thêm ở mức giá cao sẽ khiến cho mức trung bình giá cao dần nhưng vẫn giữ được mức lãi nhất định. Bên cạnh đó, vì cơn tăng giá vẫn chưa dừng lại nên khả năng tối ưu lợi nhuận tốt hơn.
  • Rủi ro của phương cách này là nếu lần mua sau tăng vốn nhiều hơn lần mua trước thì mức trung bình giá sẽ không tối ưu. Và thị trường Crypto thường biến động giảm mạnh nhất và bất ngờ nhất thường ngay sau thời gian giá tăng mạnh nhất.

Theo quan sát của chúng tôi, quỹ MicroStrategy đã mua liên tục suốt hai năm qua bất kể giá Bitcoin tăng. Và cho đến nay họ vẫn có lãi nếu xét ở mức giá thời điểm bài viết này.

Chiến lược DCA giá giảm

Chiến lược DCA giá giảm thì ngược lại trên đây. Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá giảm để mua được mức giá tối ưu hơn nữa, nhưng vì không muốn bỏ lở cơ hội nếu một đợt tăng xảy ra nên họ vẫn chấp nhận phân bổ một phần vốn ở mức giá quan sát hiện tại.

  • Ưu điểm của việc DCA khi giá giảm là nhà đầu tư sẽ tối ưu được mức giá mua thấp hơn. Và khi đợt tăng giá trở lại thì lợi nhuận của họ cũng tốt hơn.
  • Rủi ro của phương pháp này là rất khó để biết được giá sẽ giảm đến đâu để phân bổ vốn. Nhất là trong thị trường Crypto, đôi khi giá giảm đến 80-90% khiến cho nhà đầu tư dù tính toán kỹ lưỡng thế nào đi nữa thì mức trung bình giá vẫn nằm ở đỉnh.

Có thể thấy trong năm qua, quốc gia El Salvador liên tục bắt đáy vì có nhà lãnh đạo ủng hộ Bitcoin rất nhiệt tình. Lần gần đây nhất, El Salvador đã mua thêm 100BTC sau khi BTC giảm đến gần 18%. Chưa kể một tháng trước họ đã mua hơn 420 BTC (dựa theo những tuyên bố của tổng thống Nayib Bukele trên Twitter cá nhân).

Chiến lược DCA theo chu kỳ

Chiến lược này dựa trên một niềm tin bất diệt là thị trường sẽ luôn uptrend trong dài hạn và bỏ qua tất cả những biến động tăng giảm tạm thời. Đây là cách đầu tư theo dạng bỏ tiết kiệm tiền nhàn rỗi và hạn chế sự quan tâm đến tâm lý thị trường.

Giả sử bạn chỉ là một nhà đầu tư cá nhân với số vốn ít. Bạn quyết định mỗi tuần bỏ ra 100 USD mua Bitcoin và làm liên tục như thế trong suốt một năm vừa qua. Sau đây sẽ là kết quả bạn đạt được (đường màu xanh là tổng tiền đầu tư, đường màu cam là tổng tiền thu về).

Dca trong trade coin là gì
Kết quả đầu tư nếu nỗi tuần mua 100 USD Bitcoin trong suốt một năm. Nguồn: DCABTC.

Theo cách trên, bạn vẫn đạt được lợi nhuận đến 40%, tức đầu tư 5,300 USD và thu về 7,400 USD. Điều đặt biệt với Bitcoin là nếu kéo dài khoản thời gian này ra không chỉ một năm là liên tục 3-5 năm thì số lợi nhuận vẫn tăng cao, và hơn hẳn các tài sản truyền thống khác.

  • Ưu điểm của phương pháp DCA này là nó đỡ mất thời gian và phù hợp với những ai ít vốn. Có thể áp dụng bằng cách mỗi tháng dành ra một ít thu nhập vào cuối tháng và mua bất kể giá nào.
  • Nhưng khó khăn của phương pháp này là những nhà đầu tư ít vốn thường ít kiến thức và kinh nghiệm nên họ cực kỳ nhạy cảm với biến động giá. Điều đó khiến cho họ không thể ngồi yên khi thị trường suy giảm.

Cũng có những người thành công với phương pháp này dù rất hiếm và thường được truyền thông tôn vinh như một trường hợp cá biệt. Có một số traders ngắn hạn áp dụng DCA nhưng với mục đích là để tối ưu điểm vào lệnh trong ngắn hạn chứ không phải nắm giữ trong dài hạn. Bài viết không bàn đến phương pháp này.

Những sai lầm nào khi áp dụng DCA? Vì sao chiến lược DCA thất bại?

Nhìn chung, chiến lược DCA rất dễ hiểu và dễ áp dụng. Nhưng nó cũng chỉ như bất kỳ một chiến lược đầu tư nào, nó không phải là chén thánh hay bí kíp để đánh bại thị trường. Nhiều nhà đầu tư kết hợp DCA với việc đa dạng danh mục để giảm rủi ro.

Nói riêng trong thị trường Crypto, nhiều nhà đầu tư thất bại với DCA vì những sai lầm như sau:

  • Sử dụng chiến lược DCA khi đang sử dụng giao dịch đòn bẩy: Các giao dịch đòn bẩy (như margin, future.) vốn dĩ rủi ro cực cao khi mà người giao dịch sử dụng nhiều hơn số tiền mình có. Nên khi kết hợp với DCA thì rủi ro này nhân lên gấp bội. Lời khuyên là chỉ nên sử dụng DCA khi thực hiện giao dịch giao ngay (spot trading) mà thôi.
  • Sử dụng chiến lược DCA với altcoin thanh khoản thấp: Chỉ riêng Bitcoin dù thuộc tài sản có khối lượng giao dịch cao nhất thị trường mà giá đã biến động với biên độ lớn như vậy, thì những altcoin có thanh khoản thấp sẽ có rủi ro cao hơn. Những altcoin này đôi khi là những dự án sơ xài, bánh vẽ thế nên đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.
  • Sử dụng DCA đối với cặp altcoin/BTC: Bằng cách này có thể bạn vẫn có lời bằng kinh nghiệm. Nhưng trên bình diện chung thì các cặp altcoin/BTC chịu một lúc hai rủi ro biến động. Thứ nhất là biến động của chính cặp altcoin/BTC và thứ hai là biến động BTC/USD. Nên dễ khiến bạn bị lỗ kép khi đem số BTC đang lỗ để mua một altcoin/BTC đang giảm.
  • Sử dụng DCA đối với các đồng coin phong trào: Ví dụ như các meme coin được thổi giá như một trò đùa. Nên xem các dạng coin phong trào này như một yếu tố để đa dạng hóa danh mục hơn là một mục tiêu để áp dụng chiến lược DCA.

Tạm kết

Cũng có những sai lầm về tâm lý nhưng mang tính tương đối. Ví dụ nhiều người khuyên rằng đã DCA thì phải Hold to die!. Nhưng thực tế nhiều người DCA không nằm trong kế hoạch nhưng vì lỡ lỗ rồi nên mua thêm và kỳ vọng cứu thua. Hoặc họ nói rằng sẽ hold to die nhưng lại không đủ kiên trì về tâm lý. Và nhiều người cũng hết sức kiên trì đến ba năm (2017-2019) nhưng vẫn chưa tới lúc thị trường tăng trở lại (2020).

Thế nên, kỹ năng quản lý vốn để quyết định dùng bao nhiêu tiền đầu tư và phân bổ ra sao trở nên quan trọng. Bạn có áp dụng DCA không? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của chúng tôi.

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi. Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả. Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.
Được tài trợ
Share Article

Chủ đề liên quan

  • 2. Hướng Dẫn Trade Coin
  • 3. Kinh Nghiệm HODL Coin

TIN TỨC LIÊN QUAN

Dca trong trade coin là gì
2. Hướng Dẫn Trade Coin

Mô hình Stock To Flow là gì? Stock To Flow có còn đáng tin cậy trong năm 2022?

Mô hình Stock To Flow (S2F) đối với giá Bitcoin...
1 ngày trước
Dca trong trade coin là gì
2. Hướng Dẫn Trade Coin8. Tâm Lý Thị Trường

Dự đoán giá của Hedera (HBAR) cho năm 2022

Được thành lập vào năm 2018 bởi Tiến sĩ Leemon...
5 ngày trước
View all content