Dđộng đất ở nhật thường xảy ra ở tỉnh nào năm 2024

Động đất được hiểu là hiện tượng rung chuyển của mặt đất, gây ra do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái đất.

Cũng như núi lửa, sóng thần, lũ lụt hay sạt lở đất…, động đất là một thiên tai từ thiên nhiên không thể dự báo trước được. Nó không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân, khiến bao gia đình bị tan nát, cướp đi sinh mạng của nhiều người sau mỗi vụ động đất.

Nếu bạn tự trang bị cho bản thân những kỹ năng xử lý cần thiết trước, trong và sau khi sự cố xảy ra sẽ giúp hạn chế thiệt hại về người do động đất gây ra.

Sở dĩ Nhật Bản phải hứng chịu những tổn thất từ trận động đất, núi lửa… bởi là nơi hội tụ bốn mảng kiến tạo của Lục Địa Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và các Mảng Philippines.

Tình hình về trận động đất ở Osaka vừa qua

Trong thời gian vừa qua, vào lúc 7 giờ 58 phút( theo giờ địa phương) sáng ngày 18/6 ở phía Bắc tỉnh Osaka, đã xảy ra trận động đất kinh hoàng. Hàng loạt báo đài tại Nhật Bản đưa tin về vụ động đất ở Osaka và cả Kyoto Nhật Bản ngay sau đó.

\>>> Thông tin chi tiết về trận động đất

Với tâm chấn nằm ở độ sâu 15,4 km, được xếp ở mức 6- (sáu trừ) theo thang đo Shindo 7, đây được xác định là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1932 đến bây giờ tại Osaka, với trận động đất mạnh lên tới 6.1 độ richter đã làm rung chuyển Osaka và các tỉnh lân cận của Nhật Bản.

Tuy không có thông tin về nguy cơ xảy ra sóng thần nhưng các chức trách xác nhận đã xác nhận vụ động đất đã làm thiệt hại nhiều đến người và tài sản. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến các tỉnh Kyoto, Hyogo, Shiga và Nara.

\>>> Thiệt hại về người

Mặc dù chưa thống kê được đầy đủ, nhưng sơ bộ cho thấy có 3 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương.

Trong đó, 3 trường hợp tử vong vì động đất được xác định lần lượt là 1 bé gái 9 tuổi bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi bức tường tại trường học sập xuống ở thành phố Takatsuki và 2 cụ ông trong độ tuổi 80 ở hai thành phố Osaka và Ibarak.

\>>> Thiệt hại về tài sản

Theo thống kê cho thấy, có khoảng 170.000 hộ gia đình tại tỉnh Osaka và tỉnh Hyogo lân cận bị mất điện trong lúc dịch vụ đường sắt bị đình trệ.

Nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống cho 110.000 khách hàng đã bị ngưng trệ, chủ yếu ở các thành phố Takatsuki, Ibaraki thuộc tỉnh Osaka nhằm kiểm tra độ an toàn ngay sau trận động đất.

Chia sẻ chân thực về trận động đất ở Osaka

Dđộng đất ở nhật thường xảy ra ở tỉnh nào năm 2024

Dđộng đất ở nhật thường xảy ra ở tỉnh nào năm 2024

Dđộng đất ở nhật thường xảy ra ở tỉnh nào năm 2024

Mỗi học viên của Thanh Giang khi chuẩn bị đến Nhật Bản, dù là du học sinh, người đi Xuất khẩu lao động.. đều được đào tạo và trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa đất nước của người Nhật.

Theo nguồn tin từ các bạn du học tại Nhật, khi kể lại và đăng feedback trải nghiệm về sự việc ngày hôm đó vẫn không khỏi xúc động. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

\>>> Feedback thực tế của du học sinh Thanh Giang tại ký túc

Trước khi sang Nhật, đã được nghe kể về những trận động đất, núi lửa có thể xảy ra bất chợt nhưng được chứng kiến thực tế vẫn không khỏi bỡ ngỡ và sợ hãi.

Ngày hôm đó, khi ở trong ký túc xá, các bạn đã cảm nhận được mọi thứ như được rung chuyển và bật lên không trung vậy. Mọi thứ trong phòng ký túc rung lắc mạnh mẽ, thậm chí cảm giác như cửa kính sắp nứt ra vậy.

Chưa hết được bàng hoàng lại nghe được tiếng còi báo động đồng loạt rú lên. Mọi việc đến bất chợt cũng như tâm lý của mọi người đều như nhau nên mọi kiến thức trang bị từ trước gần như bay hết ra khỏi đầu và không nhớ được gì cả.

Lúc đó, mình không nghĩ được gì nhiều cũng chỉ ở nguyên tại chỗ không dám đi lung tung. Sau một hồi bình tĩnh trở lại mình bắt đầu vận dụng và nhớ lại những kỹ năng xử lý được học để áp dụng.

Đặc biệt, vẫn không quên trấn an tinh thần cho người thân, gia đình của mình ở Việt Nam, đồng thời báo tin bình an để mọi người yên tâm.

\>>> Chia sẻ của người lao động đang sinh sống và định cư tại Nhật Bản

Bên cạnh nguồn tin chia sẻ của bạn du học tại Nhật Bản của Thanh Giang về trận động đất ở osaka. Chúng tôi cũng tìm hiểu và đọc được nhiều cảm nhận của người lao động đã và đang sinh sống, định cư tại Nhật chia sẻ như sau:

+ Nhà của chị Hana - người Việt sinh sống ở Nhật lâu năm, chị chia sẻ lại rằng: Thời điểm động đất đó, tuy nhà chị không bị ảnh hưởng quá nặng về bởi nằm ở rìa tâm chấn.

Tuy nhiên, thời điểm đó con gái 4 tuổi vừa ra khỏi nhà cách đó ít phút nên chị rất lo lắng bởi cảm nhận được trận rung cấp độ 4. Chỉ khi nhận được tin con gái đã tới trường an toàn chị mới hoàn toàn yên tâm bởi con còn quá nhỏ để hiểu hết được nguy hại từ trận động đất.

Hầu hết, trường học mà con chị đang theo học đều có các buổi tổ chức học lớp kỹ năng ứng phó với thiên tai hàng tháng nên chị cũng yên tâm hơn. Trường học của con cũng được trang bị đầy đủ đồ đạc lánh nạn và phòng trường hợp thiên tai xảy ra bất chợt.

++ Bên cạnh đó, chị Giang - nhân viên văn phòng, sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển tới công sở chia sẻ. Khi chị đang di chuyển trên đường gặp đối tác thì nhận được yêu cầu rời khỏi tàu điện ngầm.

Chỉ sau khoảng 1 phút, khi cô vừa bước chân lên tàu thuộc tuyến Midosuji, tuyến điện ngầm chính ở nội thành Osaka, thì tất cả điện thoại của hành khách đồng loạt vang lên báo hiệu cảnh báo động đất.

Vì sinh sống ở Nhật khoảng gần 5 năm, cũng đã chứng kiến nhiều trận động đất nhẹ nên chị không quá hoảng hốt như đợt đầu thậm chí còn “hơi chút chủ quan vì tưởng chỉ rung nhẹ thế thôi”.

Nhưng sau khi được thông báo di tản lên mặt đất để tìm điểm trú ẩn, cô nhận ra đây là một trận động đất nghiêm trọng. Cô cùng các hành khách khác cùng di chuyển đến địa điểm lánh nạn là công viên trên mặt đất, đồng thời thông báo cho đối tác có thể đến muộn so với lịch hẹn ban đầu là 9h sáng. Tuy nhiên, thay vì bực tức khi liên lạc với đối tác, cô nhận được lời xin lỗi và thông cảm về phiền phức mà cô phải trải qua do vụ động đất này.

Quả thực, khi sống ở Nhật, chúng ta cần nhận thức được là động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Vì vậy việc ứng phó khi có động đất là những thông tin và kiến thức rất quan trọng mà bất cứ ai đang sống ở Nhật cũng cần phải biết.

Những lưu ý cần nắm khi động đất xảy ra?

Bất kể bạn là một du học sinh, người đi Xuất khẩu lao động, người định cư lâu năm hay đã có quốc tịch tại Nhật Bản, bạn cần nắm rõ những kỹ năng khi có động đất xảy ra:

\>>> Khi đang ở trong nhà

+ + Cần tránh xa những đồ vật như: Thủy tinh, cửa ra vào, cửa sổ bằng kính, quạt trần, quạt trần… để tránh rơi vào người

++ Tránh khói bụi, khí độc hay vật lạ bay vào mắt, đồng thời nên tìm kiếm vật dụng như gối chăn hay miếng vải phủ lên người để bảo vệ bản thân

\>>> Khi đang ở nơi làm việc

++ Tuyệt đối không sử dụng thang máy bởi hệ thống động đất có thể khiến hệ thống đường dây bị hỏng hoặc chập dẫn đến tình trạng treo thang máy và mắc kẹt ở đó

++ Khi bạn ở nơi làm việc trên cao, vì hoảng loạn nhiều người có xu hướng chạy ra ngoài, điều bạn cần làm là cố gắng ở nguyên tại chỗ nếu rung ở mức độ nhẹ hoặc tìm chỗ ẩn nấp an toàn để trú tạm

\>>> Khi ở ngoài đường

++ Nên tìm kiếm chỗ càng trống trải càng tốt vì sẽ an toàn cho bản thân không bị các vật khác rơi vào người

++ Tránh xa các tòa nhà, đèn đường, cây cối, cột điện… để đảm bảo không bị đồ vật rơi trúng người

++ Trường hợp bạn đang điều khiển phương tiện giao thông, cần dừng lại và đứng sát vào lề đường, đối với ô tô hãy thắt dây an toàn và ở yên trong đó. Đặc biệt cần tránh đậu xe dưới chân cầu vượt hay tòa nhà...

\>>> Bị kẹt dưới đống đổ nát

++ Tránh vận động nhiều để không làm bụi, dùng tay hoặc khăn để che miệng lại

++ Hãy liên lạc với bên ngoài bằng thiết bị điện thoại hoặc phát tín hiệu ra bên ngoài như đập vào tường hay ống nước để nhận sự cứu trợ kịp thời từ đội cứu hộ..

++ Không nên la hét khi bị kẹt vì điều đó chỉ khiến bạn bị mất sức nhanh và bị ngạt

\>>> Trường hợp phải sơ tán đi lánh nạn khẩn cấp

Những vật dụng cần thiết mang theo bên mình đó là:

++ Các giấy tờ tùy thân quan trọng như: thẻ cư trú, hộ chiếu, thẻ BHYT, sổ ngân hàng….

++ Mang theo chút tiền mặt bên người

++ Các vật dụng cơ bản như: Đèn pin, bật lửa, nến, dao...\

++ Một ít lương thực đóng gói có thể ăn sẵn như: bánh quy, đồ hộp, mì tôm…

++ Đối với nhà có con nhỏ: cần mang theo sữa bột, bình sữa, bỉm, khăn ướt, giấy ướt…

++ Một vài vật dụng cần thiết khác như: điện thoại di động, bộ sơ cứu y tế, nước uống, khẩu trang, áo mưa, gang tay lao động, sạc điện thoại...

Cách xử lý sau khi xảy ra động đất

Động đất ở Osaka nói riêng và tình hình thiên tai như động đất, núi lửa nói chung tại Nhật Bản là vấn đề xảy ra hàng năm và không dự đoán trước được.

Vì vậy, đối với các bạn đi du học tại Nhật Bản hay Xuất khẩu lao động cần nắm được cách xử lý sau khi động đất xảy ra để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiệt hại về người và tài sản.

  • Hạn chế ra ngoài nhất có thể để tránh bị gạch đá, biển báo hay kính cửa sổ từ tầng cao rơi xuống…. gây thương tích.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng thiết bị đốt lửa nói chung, hãy đợi cơn động đất giảm dần rồi dập lửa
  • Trường hợp đang đun nấu bằng ga hay thấy xung quanh có hiện tượng cháy, đừng hoảng hốt hãy tắt bếp ga luôn hoặc bình tĩnh dập lửa để xử lý kịp thời.
  • Cần tìm kiếm lối thoát hiểm để sơ tán kịp thời khi bớt rung lắc
  • Đối với những khu vực ở ven biển, nếu nhận được cảnh báo sóng thần, hoặc rung lắc mạnh cần sơ tán đến những nơi an toàn như đồi, núi
  • Cần khóa cầu dao, đóng van khí chính trong nhà, công trường, chung cư…. trước khi rời khỏi.

Nhìn chung, động đất ở Osaka nói riêng sẽ là bài học dành cho các bạn để thấy được tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức cách xử lý kịp thời khi có động đất, núi lửa xảy ra.

Thanh Giang mong muốn, mỗi bạn học viên của chúng tôi hay tất cả người lao động đã, đang và sẽ sinh sống tại Nhật Bản trong tương lai. Hãy tìm hiểu thật kỹ nơi mình sinh sống, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như trao sự yên tâm cho người thân ở nhà.