Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Năm 2022, lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. Kỳ thi này gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề thi Ngữ văn sẽ có 30% là câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Đề tham khảo từng môn như sau:

Toán Ngữ văn
Tiếng Anh Vật lý
Hoá học Sinh học
Lịch sử Địa lý

Thí sinh có cần có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT từ loại Khá và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên. Các em được đăng ký tối đa hai nguyện vọng. Các nguyện vọng này hoàn toàn độc lập với xét bằng phương thức khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Thí sinh xem môn thi đánh giá năng lực, chỉ tiêu của từng ngành tại đây.

Quảng cáo

Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực theo hình thức trực tuyến đến ngày 1/4 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Đại học Sư phạm Hà Nội tại địa chỉ https://ts2022.hnue.edu.vn/. Ngày 5/5, nhà trường sẽ công bố danh sách phòng thi, số báo danh tại website http://tuyensinh.hnue.edu.vn chứ không gửi giấy báo dự thi.

Kỳ thi sẽ diễn ra vào 7/5, công bố kết quả vào 31/5.

Khác với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hay đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, kỳ thi riêng của Đại học Sư phạm Hà Nội có các môn thi tương tự thi tốt nghiệp THPT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình ôn tập.

Quảng cáo

TS Trần Bá Trình, Phó phòng đào tạo Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng khẳng định kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ phục vụ được cho kỳ thi đánh giá năng lực này. Tuy nhiên, cấu trúc đề thi của Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ kết hợp trắc nghiệm và tự luận thay vì trắc nghiệm hoàn toàn như đề thi tốt nghiệp THPT.

Theo ông Trình, việc để đề thi dưới dạng 100% trắc nghiệm có điểm mạnh là kiểm tra được phổ rộng kiến thức của học sinh nhưng chưa đánh giá được năng lực trình bày, suy luận của các em.

Với 30% đề thi được chuyển thành tự luận (trừ môn Ngữ văn), thí sinh sẽ bộc lộ được quá trình tư duy của mình, thể hiện năng lực trình bày. "Đó cũng là năng lực cốt lõi của nghề giáo viên và là lý do trường đưa phần tự luận vào", ông Trình nói.

Vì vậy, để làm tốt bài thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội, ông Trình lưu ý thí sinh ôn tập theo hướng đi vào bản chất của vấn đề, tức là khi học một khái niệm, định lý, kiến thức nào đó thì cần hiểu được bản chất chứ không theo kiểu nhớ máy móc, học thuộc.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Ngoài kỳ thi đánh giá năng lực nhằm tuyển khoảng 20-30% chỉ tiêu từng ngành, năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng bốn phương thức khác như năm ngoái, gồm xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ THPT; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non - Sư phạm Tiếng Anh.

Đại học Sư phạm Hà Nội cũng xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng đối với thí sinh viết và nộp bài luận, đồng thời bài luận đạt kết quả tốt.

Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn 2022 phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi năng khiếu năm 2022 với kết quả học bạ THPT, thi đánh giá năng lực do trường tổ chức và xét tuyển thẳng.

Theo đó, điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2022 vào các ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật theo phương thức 4 - xét tuyển kết hợp kết quả thi năng khiếu năm 2022 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với kết quả học bạ THPT như sau:

STT

Ngành đào tạo

Điểm đủ điều kiện trúng tuyển

(đã cộng điểm ưu tiên, nếu có)

1

Giáo dục thể chất

18.5

2

SP Âm nhạc

18.5

3

SP Mỹ thuật

18.5

Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển theo đề án tuyển sinh đại học đã dự thi các môn năng khiếu năm 2022 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đạt điểm đủ điều kiện trúng tuyển theo quy định của từng ngành đào tạo kể trên được công nhận: Đủ điều kiện trúng tuyển.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Những thí sinh rời điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 trong tiếng cổ vũ của đội tình nguyện. Ảnh: M.N

Thí sinh tra cứu điểm thi năng khiếu và kết quả xét tuyển các ngành năng khiếu theo Phương thức 4 tại địa chỉ: https://ts2022.hnue.edu.vn/

Thí sinh thuộc diện: "Đủ điều kiện trúng tuyển" các ngành năng khiếu kể trên nếu có kết quả tra cứu là: "Đủ điều kiện trúng tuyển" và thỏa mãn các điều kiện về học lực và hạnh kiểm theo Quy định của Phương thức 4.

Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2022 theo phương thức 5 - xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực như sau:

STT

Mã ngành

Tên ngành đào tạo

Điểm đủ điều kiện trúng tuyển

1

7140114C

Quản lí giáo dục

15.55

2

7140114D

Quản lí giáo dục

18.15

3

7140201A

Giáo dục mầm non

15.15

4

7140201C

Giáo dục mầm non - SP Tiếng Anh

16.92

5

7140202A

Giáo dục Tiểu học

19.90

6

7140202B

Giáo dục Tiểu học - SP Tiếng Anh

22.90

7

7140202C

Giáo dục Tiểu học - SP Tiếng Anh

21.50

8

7140203C

Giáo dục Đặc biệt

19.10

9

7140204B

Giáo dục công dân

17.10

10

7140205B

Giáo dục chính trị

19.55

11

7140206A

Giáo dục Thể chất

25.12

12

7140208C

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

16.50

13

7140209A

SP Toán học

23.75

14

7140209B

SP Toán học (dạy Toán bằng tiếng Anh)

26.15

15

7140209C

SP Toán học

24.00

16

7140210A

SP Tin học

15.50

17

7140210B

SP Tin học

17.35

18

7140211A

SP Vật lý

20.75

19

7140211C

SP Vật lý (dạy Lý bằng tiếng Anh)

17.45

20

7140212A

SP Hoá học

21.00

21

7140212B

SP Hoá học (dạy Hoá bằng tiếng Anh)

21.55

22

7140213B

SP Sinh học

20.25

23

7140213D

SP Sinh học

17.85

24

7140217C

SP Ngữ văn

22.55

25

7140217D

SP Ngữ văn

21.50

26

7140218C

SP Lịch sử

23.40

27

7140218D

SP Lịch sử

17.50

28

7140219B

SP Địa lý

20.55

29

7140219C

SP Địa lý

21.00

30

7140221B

Sư phạm Âm nhạc

17.33

31

7140222B

Sư phạm Mỹ thuật

20.02

32

7140231A

SP Tiếng Anh

23.20

33

7140231B

SP Tiếng Anh

22.90

34

7140233D

SP Tiếng Pháp

16.15

35

7220201

Ngôn ngữ Anh

22.75

36

7220204A

Ngôn ngữ Trung Quốc

19.80

37

7220204B

Ngôn ngữ Trung Quốc

18.60

38

7229030C

Văn học

17.10

39

7229030D

Văn học

15.05

40

7310401C

Tâm lý học (Tâm lý học trường học)

19.25

41

7310401D

Tâm lý học (Tâm lý học trường học)

15.35

42

7310403C

Tâm lý học giáo dục

15.30

43

7310403D

Tâm lý học giáo dục

19.95

44

7310630C

Việt Nam học

18.00

45

7420101B

Sinh học

15.75

46

7460101A

Toán học

17.75

47

7460101D

Toán học

20.75

48

7480201A

Công nghệ thông tin

15.25

49

7480201B

Công nghệ thông tin

16.25

50

7760101C

Công tác xã hội

20.15

51

7760103C

Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

16.05

52

7760103D

Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

16.85

53

7810103C

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

15.60

Thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển theo hương thức 5 tại địa chỉ:  https://ts2022.hnue.edu.vn/.

Ngoài điểm chuẩn 2 phương thức trên, thí sinh có thể xem thông tin chi tiết điểm chuẩn trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Hà Nội 2022 theo phương thức xét tuyển thẳng TẠI ĐÂY.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Tin nổi bật

  • Điểm chuẩn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội