Điểm nằm giữa 2 điểm là gì

adsense

Giải bài tập SGK Toán 6 – tập 2 – Sách Kết nối tri thức – Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm .Tia
============
Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm .Tia

=============

Hoạt động 1: Em hãy quan sát hình ảnh bên:

Em có nhận xét gì về vị trí ngọn nến, quả lắc, và bóng của quả lắc ở trên tường?

Lời giải:

Qủa lắc nằm giữa ngọn nến và bóng của quả lắc ở trên tường.

Câu hỏi 1: Em hãy quan sát hình 8.15 và cho biết:

a, Điểm D nằm giữa hai điểm nào?

b, Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm B?

c, Hai điểm nào nằm khác phía đối với điểm E?

Lời giải:

a.D nằm giữa hai điểm B và C

b.Hai điểm D,C nằm cùng phía đối với điểm B

c.Hai điểm D,A nằm cùng phía đối với điểm E

Luyện tập 1: Cho hai điểm A, B như hình 8.16.

Em hãy lấy hai điểm C và D sao cho:

  • Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
  • Điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B

Khi đó hai điểm A và B có nằm cùng phía với điểm D không?

Lời giải:

Điểm nằm giữa 2 điểm là gì

Khi đó điểm A và điểm B có nằm cùng phía với điểm D.

Vận dụng: Cho hình bình hành ABCD như hình 8.17. Em hãy xác định một điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D

Lời giải:

Gọi I là giao điểm của BD và AC  ta có I là điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C , vừa nằm giữa hai điểm B và D.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 8.19

a, Đọc tên các tia trong hình;

b, Với mỗi tia ở câu a, tìm tia đối của chúng.

Lời giải:

a.Các tia trong hình vẽ là : Ax ,Ay ,AB,,Bx ,By,BA.

b.Tia đối của Ax là Ay ,AB

Tia đối của Ay là Ax 

Tia đối của By là Bx ,BA

Tia đối của Bx là By

Tia đối của tia AB là Ax

Tia đối của tia BA là By.

Luyện tập 2: Quan sát hình 8.20

a, Em hãy đọc tên các tia trong hình;

b, Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì M có thuộc tia BA không?

Lời giải:

a.Các tia trong hình là :AB,BA,AC,CA,BC,CB.

b.Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì điểm M có thuộc tia BA.

Bài tập 8.6: Cho bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc đường thẳng xy như hình 8.21. Trong các câu sau đây ,câu nào đúng ?

1.Điểm B nằm giữa hai điểm A và điểm D 

2.Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D

3.Điểm B nằm khác phía điểm A đối với điểm D

adsense

4.Điểm B và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D.

Lời giải:

1.Đúng 

2.Đúng

3.Sai

4.Đúng

Bài tập 8.7: Quan sát hình 8.22 và cho biết :

a.Có tất cả bao nhiêu tia ? Nêu tên các tia đó.

b.Điểm B nằm trên các tia nào? Tia đối của chúng là tia nào ?

c.Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không?

Lời giải:

a.Có tất cả 12 tia đó là : Ax,AB,AC,Ay,Bx,BA,BC,By,Cx,CA,CB,Cy.

b.Điểm B nằm trên tia :Bx,BA,Cx,CA,CB,AB,AC,Ay,BC,By.

Các tia đối của:

Bx là BC,By

BA là BC,By

Cx là Cy

CA là Cy

CB là  Cy

AB là Ax

AC là Ax

Ay là  Ax

BC là BA,Bx

By là BA,Bx

c. Tia AC và tia CA không phải là tia đối của nhau vì chúng không có chung điểm gốc.

Bài tập 8.8: Cho điểm C nằm trên tia Ax ,điểm B nằm trên tia Cx .Biết rằng A,B,C phân biệt .Trong các câu sau đây ,câu bào đúng?

1.Điểm A nằm trên tia BC

2.Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA.

3.Tia CB và tia BC là hai tia đối nhau

4.Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau.

Lời giải:

1.Đúng

2.Đúng

3.Sai

4.Đúng

Bài tập 8.9: Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng .

a.Em hãy viết tên các tia chứa hai trong ba điểm A,B,C.

b.Trong các tia đó ,tìm hai tia khác gốc có đúng một điểm chung.

Lời giải:

a.Các tia đó là : AB,AC,BA,BC,CA,CB

b.Hai tia khác gốc có đúng 1 điểm chung là : AB và CB ; BA  và CA; AC và BC..

======

THƯ MỤC SÁCH: Giải bài tập Toán lớp 6 – Tập 2 – Sách Kết nối tri thức.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

- Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ:

Điểm nằm giữa 2 điểm là gì

+ Điểm ở giữa:

A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

Điểm nằm giữa 2 điểm là gì

+ Trung điểm của đoạn thẳng:

- M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB: \(AM = MB = 4 cm\).

M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.

- Kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không?

- Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

- Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?

- Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.

Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm.

Khi M là trung điểm của AB thì AM = MB