Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga

  • Châu Âu tăng tốc thoát năng lượng Nga

Hãng tin Bloomberg hôm nay (28/6) cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đang thương lượng với các đồng minh ở châu Âu về việc áp đặt các biện pháp áp "giá trần" với dầu mỏ Nga, bước đi mà Washington mô tả là có thể duy trì nguồn cung dầu toàn cầu nhưng hạn chế doanh thu của Nga.

Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga
Phương Tây tìm cách áp đặt trần giá dầu Nga. Ảnh: Getty Images

Mỹ, Anh và Canada đã công bố lệnh cấm vận dầu Nga vài tuần sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra. Cuối tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) ban bố kế hoạch cấm vận dầu thô của Nga qua đường biển vào tháng 12 năm nay và các loại nhiên liệu vào đầu năm 2023.

Khi ban bố các biện pháp trên, phương Tây tự tin chúng sẽ kéo giảm nguồn thu của Nga, đồng thời gây ra một "nỗi đau" có thể buộc Tổng thống Vladimir Putin phải suy nghĩ lại về cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, thực tế không như Mỹ và châu Âu mong muốn. Nhóm các nền kinh tế lớn còn lại như Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác vẫn mua dầu của Nga và mua nhiều hơn so với giai đoạn trước. Bản thân một số nước châu Âu vẫn tranh thủ tăng mua dầu của Nga trước khi lệnh cấm có hiệu lực, nhưng kín đáo hơn.

Mặt khác, đà phục hồi kinh tế hậu COVID-19, cùng những lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung năng lượng toàn cầu đã kéo giá dầu mỏ nói chung tăng chóng mặt, từ đó bù đắp phần doanh thu thiếu hụt của Nga từ việc xuất khẩu dầu sang châu Âu và Mỹ.

Giá năng lượng tăng kéo giá cả mọi mặt hàng tăng, khiến lạm phát phi mã. Nền kinh tế Nga gặp khó, nhưng phương Tây cũng "khốn đốn" vì lạm phát. Tại Mỹ, lạm phát tăng 8,6%, trong khi tại Anh, lạm phát là 9,1% và ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu là 8,1% trong tháng 5/2022.

Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga
Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua. Ảnh: BBC

Nhằm giảm áp lực, nhưng vẫn co hẹp nguồn doanh thu của Nga, phương Tây cân nhắc một ý tưởng mới: Buộc Nga bán dầu của mình với giá tương đương giá thành sản xuất, rẻ đến mức họ không có thêm khoản lời lãi nào phục vụ chiến dịch quân sự.

Theo Guardian, nhóm G7 đang thảo luận một cơ chế chỉ cho phép các hãng tàu biển vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ của Nga nếu chúng được bán dưới mức giá trần do phương Tây áp đặt.

Điều này sẽ được thực thi bằng cách áp đặt các hạn chế đối với các công ty bảo hiểm và vận chuyển. Khoảng 95% đội tàu chở dầu toàn cầu được mua bảo hiểm thông qua một tổ chức có trụ sở tại London là Nhóm Câu lạc bộ Bảo vệ và Bồi thường Quốc tế.

Tổ chức này phải hoạt động theo luật pháp châu Âu, nên các chính phủ phương Tây có thể yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được cung cấp bảo hiểm cho các lô hàng dầu thô nếu chúng được bán với mức giá dưới mức giá trần. Bất cứ bên nào không tuân thủ quy tắc sẽ bị trừng phạt.

Trên lý thuyết, giới hạn giá ở mức gần hơn với chi phí sản xuất sẽ giáng một đòn mạnh vào tài chính của Moscow, trong khi vẫn đảm bảo năng lượng chảy đến nơi cần thiết. Vì Nga là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất thế giới nên việc đảm bảo nguồn cung sẽ giảm áp lực lạm phát trên thế giới.

Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga
Những chuyến tàu chở dầu thô từ Nga vẫn đang hoạt động mạnh mẽ. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, do châu Âu là đối tác lớn của Nga. Khi lệnh cấm nhập khẩu dầu của châu Âu được thực thi vào cuối năm, Moscow sẽ thừa khá nhiều dầu. Một số chuyên gia châu Âu tin rằng các đối tác ở châu Á rất khó mua hết số dầu nói trên, trong khi khả năng lưu trữ của Nga có giới hạn, còn việc đóng khai thác các mỏ dầu sẽ rất khó thực hiện do tốn kém và nguy hiểm. Bởi vậy, những chuyên gia này tin rằng Moscow không có lựa chọn nào khác ngoài… bán dầu giá rẻ.

Tuy nhiên, một số quan chức châu Âu đã cảnh giác với ý tưởng này vì nó có thể sẽ buộc EU xóa bỏ văn bản pháp lý của gói trừng phạt mới nhất, gói thứ 6, vốn đã mất rất nhiều thời gian để thương lượng cũng như thông qua ở 27 quốc gia thành viên.

Ngoài ra, những gì xảy ra với khí đốt đã cho thấy không có gì đảm bảo Nga sẵn sàng bán dầu với cái gọi là giá trần gần với giá thành sản xuất.

Châu Âu từng tin rằng Nga sẽ không dám cắt khí đốt sang các đối tác EU, nhưng thực tế cho thấy, bất cứ quốc gia nào không đáp ứng yêu cầu thanh toán của Moscow đều bị cắt nguồn cung.

Dòng khí đốt chảy từ Nga sang Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và cũng là đối tác mua nhiều năng lượng nhất của Moscow, cũng bị giảm mạnh trong vài tuần qua với lí do rằng các doanh nghiệp của Đức không chịu bảo trì thiết bị theo đúng lịch.

Hãng tin Bloomberg nhấn mạnh, nếu các đồng minh đồng ý về giới hạn giá nhưng khi thực hiện lại bất đồng thì thì chiến thắng sẽ thuộc về Tổng thống Putin.

Hồi tháng 5, Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo từng cảnh báo, các nước khai thác dầu mỏ hiện không đủ năng lực thể thay thế nguồn dầu của Nga. "Đương nhiên lượng dầu xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày của Nga không thể được thay thế bằng các nguồn khác. Đơn giản là không có khả năng", ông nói.

Trong khi phương Tây đang vắt óc tìm đủ cách tổn thương Nga, những chuyến tàu chở theo hàng triệu thùng dầu Nga giá ưu đãi đang trên đường tới các quốc gia châu Á, nhất là Ấn Độ. Guardian hôm 26/6 tiết lộ, sau một vài quy trình, chúng rất có thể sẽ lên đường sang châu Âu rồi được bơm vào xe cộ tại các trạm xăng với giá cao ngất ngưởng.

Thiện Nhân

Nga đang giảm giá sâu với dầu thô sau làn sóng trừng phạt đối với ngành năng lượng của nước này.Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ vẫn mua dầu giảm giá từ Nga, các thách thức về hậu cần có thể khiến việc vận chuyển dầu xuất khẩu của Nga sang châu Á gặp khó khăn hơn.

  • ‘Ông lớn’ năng lượng Trung Quốc dừng hoạt động tại phương Tây

  • Thế giới đang âm thầm thoát khỏi đồng đôla Mỹ ra sao

  • Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương

Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga
Việc khan hiếm tàu chở dầu cỡ lớn là một thách thức đối với xuất khẩu dầu thô sang châu Á của Nga. Ảnh:Aegean Shipping

Theo trang tin Oilprice.com ngày 13/4, các lô hàng dầu thô xuất khẩu của Nga vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm lớn như nhiều nhà phân tích lo ngại vào tháng trước. Trên thực tế, xuất khẩu các lô hàng dầu thô của Nga đã tăng trở lại trong tuần đầu tiên của tháng 4, lên mức cao nhất từ ​​trước đến nay trong năm 2022.

Tuy nhiên, sự sụtgiảm khách hàng ở châu Âuđang buộc các chuyến hàng xuất khẩu dầu thô của Nga phải thực hiện những chuyến đi dài hơn và phức tạp hơn nhiều để tiếp cận những người mua có thiện chí ở châu Á.

Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu giảm giá của Nga, vấn đề hậu cần liên quan đến việc vận chuyển dầu từ Biển Đen và các cảng Baltic của Nga đến châu Á, việcthiếu tàu chở dầu, cũng như vấn đềbảo lãnh ngân hàng và bảo hiểm cho hàng hóa của Nga đang gây khó khăn cho các chuyến hàng xuất khẩu của Moska.

Các nhà phân tích cho biết châu Á có thể lấp lỗ hổng và bù đắp cho những hạn chế xuất khẩu dầu của Nga tới châu Âu. Nhưng do sự thay đổi lớn trong các tuyến thương mại toàn cầu, Nga không thể chuyển hết lượng dầu xuất khẩu mà châu Âu đang hạn chế sang châu Á, khu vực vốn nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Chuyên gia kinh tế Zoltan Pozsar, Giám đốc Toàn cầu về Chiến lược Lãi suất Ngắn hạn tại Credit Suisse, từng là cố vấn cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, lưu ý rằng thời gian vận chuyểnkéo dài hai tháng đến châu Á (và một chuyến khứ hồi kéo dài bốn tháng) sẽ đòi hỏi cần nhiều tàu chở dầu cỡ lớn, vốnkhông có sẵn trên thị trường tàu chở dầu toàn cầu hiện nay.

Theo ông Pozsar, trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, 1,3 triệu thùng dầu/ngày của Nga được vận chuyển từ các cảng Primorsk và Ust Luga ở Baltic đến châu Âu trên các tàu cỡ lớnAframax (có trọng tải từ 80.000-120.000 tấn), và các chuyến hành trình đến Hamburg (Đức) hoặc Rotterdam (Hà Lan) chỉ mất một hoặc hai tuần.

“Nếu bây giờ Nga cần chuyển cùng một lượng dầu tương đương không phải đến châu Âu mà là Trung Quốc, thì vấn đề hậu cần đầu tiên mà nước này phải đối mặt là không thể chuyển dầuUrals lên các tàu siêulớn (VLCC) ở Primorsk hoặc Ust Luga, vì các cảng đó không đủ sâu để VLCC cập bến. Trước tiên, Nga sẽ phải điều các tàu Aframax đến một cảng phù hợp để nhận dầu thô”, ông Pozsar nói.

Việc chuyển trung chuyển dầu thô sẽmất vài tuần, và sau khi chuyển giao xong, tàu VLCC sẽ di chuyển đến châu Á tronghai tháng, giao hàng vàquay trở lại biển Baltic, tức là mất thêm 2 tháng nữa.

ÔngPozsar nhấn mạnh rằngvấn đề tồi tệ hơn là thị trường đang trong tình trạng thiếu tàu trọng tải siêu lớnvà giá cước vận chuyển tăng cao.

Theo phân tích của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) trong Báo cáo Thị trường dầu hàng tháng mới nhất được công bố trong tuần này, các thị trường tàu chở dầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng donhững bất ổn liên quan đến cuộc xung đột ở Đông Âu.

“Giá cước với tàu Aframax giao ngay quanh Địa Trung Hải tăng hơn 70% trong tháng 3 so với tháng 1, trong khi giá cước đối với tàu chở dầu Suezmax giao ngay tại lưu vực Đại Tây Dương cao hơn khoảng 50%", báo cáo của OPEC cho biết.

Theo Wood Mackenzie, tập đoàn toàn cầu về năng lượng, hóa chất, kim loại, việc giảm giá dầu của Nga là rất hấp dẫn đối với những khách hàng lớnnhư Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ phải đối mặt với thách thức trong việc tiếp nhận quá nhiều dầu thô của Nga trong ngắn hạn do họ đã có các hợp đồng với các nhà sản xuất ởTrung Đông.

Ngoài ra, Wood Mackenzie cho rằng Trung Quốc vẫn chưa có nhu cầu quá cao đối với dầu thô của Nga vì một số yếu tố. Chúng bao gồm chi phí vận chuyển đắt đỏ đối với hàng hóa Nga do các lệnh trừng phạt, thách thức với thanh toán và bảo hiểm tàu ​​chở dầu cùng vớithực tế là thời gian di chuyểncủa tàu chở dầu từ Nga tốn gấp đôi so với các tuyến hàng từTrung Đông đến Trung Quốc.

Nga vẫn có thể tìm được những khách hàng mua dầu của họ ở châu Á, nhưng những người mua chắc chắn sẽ quan tâm đến giá thuê tàu chở dầu cao cũng như thời gian vận chuyển dài hơn.

Công Thuận/Báo Tin tức

Tại sao Việt Nam không mua dầu của Nga

6 tuần sau xung đột Ukraine, EU mới xoá ‘lỗ hổng’ bán vũ khí cho Nga

Liên minh châu Âu đã cấm bán vũ khí, đạn dược cho Nga từ tháng 7/2014, nhưng vẫn để một “lỗ hổng” cho phép các hợp đồng ký trước tháng 8/2014.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nga,
  • Trung quốc,
  • trung đông,
  • dầu thô,
  • tàu chở dầu,
  • châu Âu,
  • EU,
  • cảng,
  • biển,
  • châu á,
  • xuất khẩu,
  • ấn độ,
  • hậu cần,
  • bảo hiểm,
  • ngân hàng,
  • OPEC,
  • Đại Tây Dương,
  • xung đột,
  • Ukraine,