Điểm trung bình mấy phẩy sẽ lên lớp năm 2024

Với đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học nói trên.

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, chọn số điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ như sau: môn học có 35 tiết/năm học: 2 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 3 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có trên 70 tiết/năm học: 4 điểm đánh giá thường xuyên.

Đánh giá định kỳ gồm đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Không còn học sinh giỏi, trung bình, yếu, kém

Thông tư mà Bộ GD-ĐT mới ban hành cũng không còn phân loại học sinh theo 4 mức: giỏi, trung bình, yếu kém như hiện nay. Thay vào đó, kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Quy định mới cũng không cộng điểm trung bình tất cả các môn học để cho ra một mức điểm xếp loại học lực như trước.

Đáng chú ý, để đạt ở mức "tốt", quy định mới khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với yêu cầu về "học sinh giỏi" như hiện nay.

Nếu theo quy định đang áp dụng, học sinh đạt học lực giỏi phải có ít nhất 1 trong 3 môn toán, văn, ngoại ngữ đạt 8,0 trở lên, thì quy định mới, để đạt được mức tốt: mỗi học sinh được xếp loại tốt thì các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức đạt, các môn đánh giá cho điểm kết hợp nhận xét phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8,0 trở lên.

Mức khá: tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức đạt. Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ , điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học có điểm trung bình môn học kỳ , điểm trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Mức đạt: có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức "chưa đạt". Có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.

Mức chưa đạt là các trường hợp còn lại.

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

Thông tư 22 ghi rõ, mục đích đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Yêu cầu đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ .

Đặc biệt, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Áp dụng cách đánh giá mới theo tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Quy định về đánh giá học sinh trung học mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 5.9.2021, tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng theo tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Điểm trung bình môn sẽ phản ánh chính xác quá trình học của học sinh, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá xếp loại học lực, đồng thời quyết định học sinh có được lên lớp hay không, đặc biệt có những trường hợp cần thi lại nếu điểm không đạt. Để tìm hiểu dưới bao nhiêu điểm thi lại? Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Bạn đọc hãy cùng theo dõi thông tin ở bài viết dưới đây.

1. Điểm thi dưới 3,5 có thi lại không THCS, THPT?

Học sinh dưới bao nhiêu điểm thi lại?

Trên thực tế hiện nay cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đang thực hiện 2 chương trình đào tạo khác nhau và cùng với đó là 2 văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại học lực khác nhau nên mỗi khối sẽ có tiêu chí khác nhau trong việc thi lại, cụ thể như:

– Đối với học sinh lớp 8, 9, 11, 12 học chương trình 2006

Đối với những học sinh đang thực hiện chương trình 2006 là lớp 8 và lớp 11 (lớp 9 và lớp 12 đã kết thúc cấp học) sẽ theo quy định tại Điều 16, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đối với những học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học ở mức trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu sẽ được chọn một số môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc kết quả xếp loại chưa đạt để kiểm tra lại. Khi có kết quả kiểm tra lại sẽ được tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Cùng với đó tại khoản 4 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) đã đưa ra quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học đối với những học sinh loại yếu là: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0 bởi vậy khi học sinh vi phạm một số những tiêu chí dưới đây cần phải thi lại:

  • Điểm trung bình các môn học cả năm dưới 5,0;
  • Có môn điểm trung bình dưới 3,5;
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều chưa đạt;

– Đối với học sinh lớp 6, 7, 10 học chương trình Giáo dục 2018

Đối với các học sinh đang học chương trình 2018 bao gồm lớp 6, lớp 7, lớp 10 sẽ thực hiện theo đánh giá, xếp loại của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT nên sẽ có sự khác biệt với thông tư cũ. Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè, cụ thể:

Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức chưa đạt và đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm. Theo quy định tại Điều 12 Thông tư này kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp. Một số những tiêu chí dưới đây học sinh vi phạm sẽ phải thi lại:

  • Học sinh có từ 2 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức chưa đạt.
  • Có dưới 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; Có môn học ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy điểm thi dưới 3,5 có thi lại không? Căn cứ theo thông tư mới nhất, áp dụng đối với từng trường hợp khối học ở trên từ đó thấy rằng việc một môn thi dưới 3,5 điểm chưa xác định được chính xác học sinh đó có cần thi lại không mà sẽ còn phụ thuộc vào điểm trung bình cả năm của học sinh và của môn học đó. Trường hợp điểm trung bình cả năm của học sinh không trên 5,0 hoặc có 1 môn học nào đó dưới 5,0 điểm thì sẽ cần phải thi lại.

\>> Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc đánh giá xếp loại, xét thi lại của học sinh của tất cả các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều áp dụng theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.

➡️➡️ Cập nhật Quy định đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024

Điểm trung bình mấy phẩy sẽ lên lớp năm 2024

Việc ôn luyện và thi lại của học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn chi tiết

2. Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?

Điểm trung bình môn chính là điểm số phản ứng chính xác và công bằng quá trình học tập của học sinh ở tất cả các cấp bậc, trong đó có cả bậc THCS và THPT. Căn cứ vào số điểm này giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá xếp loại học lực của học viên ở giữa kỳ, cuối kỳ.

Để tính điểm trung bình cần dựa vào tất cả các bài kiểm tra, bài thực hành của học sinh trong quá trình học như: Kiểm tra 15 phút, thực hành, kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

Điểm trung bình môn sẽ có điểm học kỳ 1, học kỳ 2 và cuối năm, từ điểm đó sẽ tính được điểm trung bình của học sinh đó, dù là điểm trung bình của môn nào cũng có vai trò quan trọng Thường người ta sẽ có điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2 và cuối năm. Từ điểm trung bình từng môn sẽ tính ra được điểm trung bình của học sinh đó. Do đó điểm trung bình của mỗi một môn đều rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số cuối năm.

Như vậy, nếu điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ bị xếp loại yếu và chắc chắn phải thi lại nếu muốn được lên lớp. Ngay cả khi điểm trung bình cả năm của học sinh có trên 5 phẩy hoặc trên 8 phẩy thuộc nhóm giỏi nhưng có điểm trung bình của một môn bất kỳ dưới 3,5 vẫn phải thi lại.

Như vậy sau khi biết kết quả thi dù là bất cứ môn nào học sinh có điểm trung bình dưới 3,5 đều sẽ cần phải thi lại mà không cần quan tâm đến những kết quả khác.

\>>> Nếu bạn chưa biết điểm trung bình môn của mình thì hãy tra cứu tại đây: Tra cứu điểm Vnedu!

Điểm trung bình mấy phẩy sẽ lên lớp năm 2024

Khi kết quả thi lại vẫn không đạt học sinh sẽ phải ở lại lớp

3. Quy định thi lại THCS, THPT

Ở bậc THCS và THPT ngoài mức điểm trung bình môn dưới 3,5 cần thi lại thì còn nhiều những trường hợp khác. Quy định về các trường hợp thi lại bao gồm:

Đối với những trường hợp điểm trung bình trên 5, tuy nhiên điểm Toán, Ngữ văn đạt từ 2,0 – 3,4.

Trường hợp này sẽ không đủ điều kiện để đạt học lực trung bình và chỉ thuộc loại yếu. Căn cứ theo quy định hiện hành học sinh sẽ cần lựa chọn 1 trong 2 môn Ngữ văn hoặc Toán để tiến hành thi lại. Kết quả thi lại đạt từ 5,0 trở lên học sinh được lên lớp còn dưới 5,0 sẽ ở lại lớp để học tiếp tục.

Đối với trường hợp học sinh có mức điểm trung bình dưới 4,9, điểm từng môn trên 3,5 (riêng Toán và Văn trên 5,0)

Đây là trường hợp học sinh sẽ phải thi lại và có nguy cơ ở lại lớp nếu không hoàn thành bài thi. Ở trường hợp này học sinh sẽ được tự chọn môn mà mình thi lại. Và môn đó phải đảm bảo hiện đang có điểm trung bình dưới 5,0. Khi có kết quả bài thi lại điểm trung bình môn sẽ được tính lại và nếu đạt kết quả từ 5,0 trở lên học sinh sẽ được lên lớp.

Do được chọn môn thi lại nên thường thấy các bạn học sinh sẽ lựa chọn môn thế mạnh để từ đó đạt kết quả tốt hơn.

Thời gian và việc tổ chức thi lại sẽ được giáo viên bộ môn hướng dẫn cụ thể, học sinh muốn lên lớp cần chú ý ôn tập, nắm vững thông tin để cải thiện điểm số và lên lớp.

4. Điều kiện để học sinh THCS, THPT được lên lớp

Đối với học sinh lớp 8, 9, 11, 12 học chương trình 2006

Theo quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

– Học sinh có hạnh kiểm và học lực đạt mức trung bình trở lên;

– Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Đối với học sinh lớp 6, 7, 10 học chương trình Giáo dục 2018

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT học sinh có đủ các điều kiện dưới đây sẽ được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

– Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học (kết quả bao gồm đánh giá lại sau kỳ nghỉ hè theo đúng quy định tại Điều 13 của Thông tư này) được đánh giá từ mức Đạt trở lên.

– Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

– Học sinh nghỉ học không quá 45 buổi trong năm học, theo kế hoạch Giáo dục 1 buổi/ ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

\>>> Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc xét lên lớp của tất cả học sinh các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều áp dụng theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.

Học sinh ở lại lớp khi nào?

Với điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ cần phải thi lại còn việc có ở lại lớp hay không sẽ còn phụ thuộc vào kết quả thi lại của học sinh. Chính kết quả thi lại sẽ quyết định đến vấn đề học sinh ở lại hay lên lớp. Trong trường hợp thi lại nhưng kết quả điểm dưới trung bình học sinh sẽ bị ở lại lớp.

Một số các trường hợp học sinh sẽ ở lại lớp như:

  • Học sinh nghỉ trên 45 buổi trong cả một năm học, dù là có phép hay không phép đều sẽ không được lên lớp.
  • Học lực trung bình cả năm của học sinh xếp loại yếu.
  • Hạnh kiểm trung bình cả năm xếp loại yếu và sau kỳ rèn luyện hè vẫn không đạt yêu cầu.

LƯU Ý: Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc đánh giá, xếp loại học sinh ở tất cả các lớp THCS, THPT đều áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Căn cứ theo quy định mới này thì:

  • Điểm thi dưới 3,5 chưa chắc chắn phải thi lại, mà phụ thuộc vào điểm trung bình cả năm của môn đó.
  • Điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ bị xếp loại yếu và chắc chắn phải thi lại (Quy định thi lại áp dụng như phần 3)
  • Quy định lên lớp: Học sinh có điểm rèn luyện cả năm, điểm học tập cả năm được đánh giá mức Đạt và không nghỉ quá 45 buổi/năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp: Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Để có thêm nhiều tin tức hữu ích khác về lĩnh vực Giáo dục bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này của chúng tôi nhé!

Điểm trung bình bao nhiêu thì được lên lớp?

- Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó có một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt điểm trung bình từ 6,5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên, cần đạt điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên. - Không có môn học nào đạt điểm trung bình dưới 5,0.

Thì lại bao nhiêu điểm thi lên lớp?

Học sinh chỉ cần thi lại một số môn để đủ điều kiện xét lên lớp (Điểm trung bình đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn đạt từ 5,0 trở lên. Các môn học còn lại có điểm trung bình môn đạt từ 3,5 trở lên).

Học sinh giỏi lớp 10 cần bao nhiêu điểm?

Chính vì vậy, để trở thành học sinh giỏi trong năm học 2023-2024 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11 cần đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 8,0 điểm trở lên và đáp ứng kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Cấp 1 bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Loại giỏi:ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.