Tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành nào năm 2024

Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Trọng tâm của chuyên ngành là xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể phân tích, đánh giá và thực hành các nghiệp vụ lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, quản lý tiền thuế mà người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.

Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài chính công khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chung của chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính. Ngoài ra,

phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành: Nắm vững lý thuyết về quản lý tài chính công, quản lý thu-chi ngân sách, các chính sách quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công ích, xã - phường - thị trấn;

- Nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập và kiến thức bổ trợ về pháp luật.

2. Chuyên ngành Thuế

Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thuế: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: phân tích và định giá các tài sản tài chính, phân tích và định lượng rủi ro của các tài sản cá biệt và của cả danh mục đầu tư; tư vấn đầu tư tài chính, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư; tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách quản lý, giám sát thị trường Tài chính tại các công ty chứng khoán, các ngân hàng, công ty Bảo hiểm, công ty Đầu tư, công ty Tài chính, các Qũy đầu tư và công ty quản lý Quỹ, các công ty Tư vấn tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường Tài chính, các tổ chức Tài chính trong và ngoài nước, các công ty cổ phần.

Luân chuyển tiền tệ, quản lý tài chính giống như các mạch máu trong cơ thể, giữ nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế và luôn cần thiết trong mọi thời đại. Dù nền kinh tế có phát triển hay gặp khủng hoảng thì vai trò của nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng cũng như cơ hội nghề nghiệp cũng không bao giờ hạn hẹp. Hiểu rõ được ngành Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào? Cơ hội việc làm của từng chuyên ngành ra sao? sẽ giúp sinh viên có sự chuẩn bị chu đáo cho nghề nghiệp tương lai của bản thân.

Ngành Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào?

Tài chính ngân hàng là một ngành học khá rộng, không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực ngân hàng. Ngành học này liên quan đến tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ. Sinh viên theo học ngành Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức rộng về lĩnh vực ngân hàng, tài chính phát hành cổ phiếu, huy động vốn doanh nghiệp, phân tích và dự báo tài chính, đầu tư,… Tài chính ngân hàng là ngành hoạt động về lĩnh vực tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo thanh toán, chi trả trong nước và cả quốc tế. Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng có nhiều lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu để theo đuổi nghề nghiệp sau này như: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính,…

Tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành nào năm 2024

Nắm rõ thông tin ngành Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào sẽ giúp bạn xác định lộ trình học tập và công việc sau này

Chương trình học ngành Tài chính ngân hàng tại UEF

Tại trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), ngành Tài chính ngân hàng được đào tạo với 3 chuyên ngành sâu gồm: Chuyên ngành Ngân hàng: Sinh viên chọn học chuyên ngành sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.Song song đó, các bạn còn được tiếp thu kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp,… Đặc biệt với môi trường học tập quốc tế, sinh viên UEF còn được được trang bị tiếng Anh, kỹ năng nghiệp vụ để có thể làm việc tại các ngân hàng quốc tế. Các môn học nổi bật của chuyên ngành Ngân hàng: Kế toán ngân hàng thương mại, Phân tích tài chính, Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao, Thẩm định tín dụng, Quản trị ngân hàng trung ương, Thanh toán quốc tế.

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Với chuyên ngành này sinh viên được học tập kiến thức chung về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành này còn được tạo điều kiện rèn luyện thêm các kỹ năng, nghiệp vụ như: tổng hợp, phân tích và quản lý; giao tiếp, xử lý tình huống; tư duy chiến lược, ra quyết định,… Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Nguyên lý thống kê kinh tế, Lý thuyết tài chính – Tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp I-II, Tài chính công ty đa quốc gia, Đầu tư tài chính, Phân tích tài chính, Thị trường tài chính...

Chuyên ngành Bảo hiểm:

Chương trình đào tạo chuyên ngành Bảo hiểm tại UEF trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về bảo hiểm, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế giúp nắm chắc các kiến thức lý luận cơ bản về bảo hiểm; hiểu rõ chính sách và các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế), quy trình tham gia bảo hiểm xã hội, nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội, giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội,... Ngoài ra, với chương trình đào tạo song ngữ, sinh viên chuyên ngành Bảo hiểm UEF còn được trang bị tiếng Anh, kỹ năng nghiệp vụ để có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm quốc tế. Các bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng mềm để trở thành một nhân sự chuyên nghiệp tại các công ty bảo hiểm như: kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Ngành tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành gì?

Tài chính - Ngân hàng là một ngành liên quan tới tất cả các dịch vụ tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành Tài chính - Ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính….

Ngành tài chính ngân hàng 1 của Học viện Tài chính là gì?

Trong đó: Tài chính – Ngân hàng 1 bao gồm các chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương, Tài chính quốc tế, Phân tích chính sách tài chính; Tài chính – Ngân hàng 2: Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính, Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản; Tài chính – Ngân hàng 3: Ngân ...

Ngành tài chính ngân hàng có mức lương bao nhiêu?

Mức lương trung bình khoảng 12 triệu đồng/ tháng, cao nhất lên đến 20 triệu đồng/ tháng. Mức lương trung bình rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Đối với những nhà phân tích tài chính có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, mức lương có thể lên đến 33 triệu đồng/ tháng.

Ngành tài chính ngân hàng cần học những môn gì?

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF) xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 4 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa); (Toán, Tiếng Anh, Lý); (Toán, Văn, Tiếng Anh). Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 3 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa); (Toán, Tiếng Anh, Lý); (Toán, Văn, Tiếng Anh).