Độ pô xe như thế nào thì không bị phạt năm 2024

Anh Đình Tiến hỏi: Kính chào Luật sư! Tôi là chủ tiệm sửa xe tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Ngày 31/2/2023, tiệm sửa xe của tôi có một khách hàng nam giao xe tới nhờ chúng tôi độ pô cho chiếc xe moto hiệu Sirius RC đã cũ của khách để âm thanh lớn hơn . Luật sư cho tôi hỏi việc “độ” pô xe khác với thiết kế có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Nếu tôi thực hiện “độ” pô cho khách thì tôi có phải chịu trách nhiệm pháp luật gì không?

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

"13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng"

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

"2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

"5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;"
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này."

2. Phân tích, kết luận

  • Vấn đề 1: Hành vi độ pô xe có phải hành vi vi phạm pháp luật?

Xu hướng độ pô xe máy không còn quá xa lạ với giới “chơi xe” ngày nay, bởi những ưu điểm mang lại như làm tăng tính thẩm mỹ cho xe, giúp xe tăng hiệu suất, làm cho âm thanh to và hay hơn…, điều này giúp thể hiện cá tính của mỗi chủ xe. Tuy nhiên, hành vi độ pô xe là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”. Như vậy, độ pô xe được xếp vào hành vi thay đổi kết cấu của xe.

Bên cạnh đó, khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định việc sử dụng các thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng là hành vi cấm của pháp luật. Thế nên, việc độ pô xe để tạo âm thanh to hơn so với các thiết kế của nhà sản xuất khi sử dụng dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và hành vi này sẽ bị xử phạt theo mức chế tài tương ứng.

  • Vấn đề 2: Độ pô xe có bị phạt không?

Theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, cụ thể hành vi độ pô xe như sau:

- Đối với cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng

- Đối với tổ chức phạt tiền từ từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Ngoài ra, trường hợp xe độ pô mà gây ồn ào, mất trật tự còn có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Đồng thời chủ phương tiện có thể chịu hình phạt bổ sung từ hành vi vi phạm đó như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Do đó, theo quy định pháp luật và các phân tích nêu trên, việc khách hàng của Anh là chủ xe moto hiệu Sirius RC độ pô xe là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, theo đó, khách hàng của Anh sẽ bị phạt tiền từ 800.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của mình. Ngoài ra, còn có thể bị tịch thu xe và phạt thêm tiền nếu vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung cho mỗi lần vi phạm.

  • Vấn đề 3: Chủ tiệm xe có phải chịu trách nhiệm pháp luật khi tiến hành độ pô xe cho chủ xe?

Theo quy định pháp luật hiện hành chưa quy định trách nhiệm pháp lý đối với người tiến hành độ pô xe cho chủ xe. Tuy nhiên, xét về đạo đức, mục đích chung về an ninh trật tự xã hội việc Anh độ pô xe cho khách hàng là hành vi tiếp tay cho chủ xe gây ồn ào đường phố, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến người xung quanh. Việc tiếng ồn từ xe quá lớn sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không đáng cho người điều khiển xe và người tham gia giao thông trên đường. Do đó, Anh nên cân nhắc trước khi thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phong & Partners về vấn đê pháp lý của bạn. Nếu Anh còn vướng mắc, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây hoặc đến trực tiếp văn phòng để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.

Do pô xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

  1. Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;…” Như vậy, hành vi độ pô xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng với cá nhân và phạt tới 4 triệu đồng với tổ chức.

Nẹt pô bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;…” Như vậy, hành vi nẹt pô xe máy có thể bị phạt tới 600 nghìn đồng.

Thay đổi pô xe máy phạt bao nhiêu 2023?

Theo đó, với hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền: Cá nhân phạt từ 800.000 đồng – 2 triệu đồng. Tổ chức bị phạt từ 1,6 triệu – 4 triệu đồng.

Do xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, theo quy định, đối với hành vi độ xe máy (xe mô tô) thì chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.