Đội thiếu niên tiền phong thành lập năm nào

Đội Thiếu niên tiền phong được thành lập có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của các em thiếu niên, nhi đồng. Ngoài ra còn là lực lượng nòng cốt của phong trào thiếu nhi cả nước. Vậy Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì? Lịch sử ra đời và ý nghĩa của đội thiếu niên tiền phong?

Đội thiếu niên tiền phong thành lập năm nào

1. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì?

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hay còn gọi tắt là Đội, là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng(từ 6 tuổi đến 16 tuổi) tại Việt Nam. Đội được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 bởi chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Đội thiếu niên tiền phong được coi là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.

Đội thiếu niên tiền phong thành lập năm nào

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 có tên gọi đầu tiên là Đội Nhi đồng cứu quốc. Ban đầu, Đội gồm có 5 thành viên gồm: : Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng, đội trưởng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Nì (Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (Thanh Thủy). Người phụ trách Đội là Đức Thanh.

Trước khi thành lập Đội, ngày 26 tháng 3 năm 1931, Đảng ta đã sáng lập ra Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và giao nhiệm vụ cho Đoàn trực tiếp phụ trách việc giáo dục thiếu niên và nhi đồng, tổ chức con em thợ thuyền, nông dân bị áp bức vào các tổ chức thích hợp với các em lúc đó như Đồng tử quân, Hồng nhi đội… tiền thân cho Đội Thiếu niên tiền phong và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh hiện nay.

Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp và ra những nghị quyết vô cùng quan trọng. Trong đó có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Sau đó, ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đảng ta đã ra chỉ thị cho Đoàn thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong và Hội Nhi đồng cứu vong tổ chức thí điểm tại Pác Bó (Cao Bằng). Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với công tác thiếu niên và nhi đồng ở nước ta, vì vậy ngày 15 tháng 5 năm 1941 được coi là ngày chính thức thành lập Đội.

Và với mục đích tham gia đánh Tây, đuổi Nhật, quyết dành độc lập cho nước nhà, làm giao thông liên lạc, đưa đón, bảo vệ các cán bộ, canh gác cho các cuộc họp của Đảng,..nên Đội thiếu niên tiền phong được thành lập.

Trong quá trình Đội hoạt động và phát triển đã không ít lần đổi tên trước khi lấy tên chính thức là Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Những lần đổi tên đó là:

– Giữa năm 1946: Đội Thiếu niên tiền phong và Đội Nhi đồng cứu quốc được sát nhập lại làm một và lấy tên chung cho cả hai là Đội Thiếu nhi cứu quốc. Nhiệm vụ của Đội này là giao thông liên lạc, trinh sát góp phần cùng cha, anh tham gia vào các cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

– Tháng 3 năm 1951: Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc đã đưa ra quyết định thống nhất lực lượng thiếu nhi, lấy tên là Đội Thiếu nhi tháng Tám và đưa ra một số chủ trương mới như thiếu nhi đeo khăn quàng đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, đẳng hiệu, cấp hiệu, phiên chế tổ chức của Đội. Nhiệm vụ chính là làm theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

– Tháng 11 năm 1956: Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam và có nhiệm vụ thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy là:

Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.

Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

– Ngày 30 tháng 1 năm 1970: Đội chính thức có tên thành Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ là tuyên truyền, dẫn dắt Đội viên thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy và được duy trì tới ngày nay.

3. Ý nghĩa, vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ra đời có nhiều vai trò và ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử của nước nhà cũng như trong các hoạt động của Đảng ta.

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập đã khẳng định rằng thiếu niên, nhi đồng đã có tổ chức của mình, có Điều lệ và nguyên tắc hoạt động riêng của tổ chức mình. Việc thành lập Đội có vai trò đặc biệt và quan trọng cho cả lứa tuổi thiếu nhi, nhà trường, xã hội, sự phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể như sau:

– Đối với thiếu nhi: Đội thiếu niên tiền phong có vai trò trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Đội là người đại diện quyền lợi cho trẻ em nói chung và cho thiếu niên và nhi đồng nói riêng.

– Đối với nhà trường: Đội là cầu nối giữa nhà trường với xã hội, là chỗ dựa đáng tin cậy của giáo viên, cùng nhà trường thực hiện nội dung mục đích và giáo dục. Ngoài ra còn tổ chức triển khai các chủ trương của nhà trường, động viên, cổ vũ học sinh trong toàn trường tham gia.

– Đối với xã hội: Đội là một lực lượng đông đảo, tham gia tuyên truyền, cổ động các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng và quản lý xã hội với những việc nhỏ vừa với sức của mình. Ngoài hoạt động tại trường, đội còn hoạt động trên địa bàn dân cư.

– Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam: Đội là lực lượng dự bị trực tiếp, là nguồn bổ sung chủ yếu cho Đoàn thang niên cả về số lượng lẫn về chất lượng. Đội giúp các em rèn luyện, phấn đấu để chuẩn bị cho các em Đội viên đủ điều kiện gia nhập Đoàn khi đã trưởng thành.

– Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đội là lực lượng dự trữ chiến lược cho Đảng, tạo nên những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị: Đội, Đoàn, Đảng. Đội cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lí giáo dục của Đảng. Để thực hiện tốt những vai trò này, thì trong công tác xây dựng Đội và giáo dục thiếu nhi phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

4. Một số tấm gương Đội viên tiêu biểu:

4.1. Nông Văn Dền (Kim Đồng):

Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của Đội – anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

Thời bấy giờ, mọi người hay gọi Nông Văn Dền là Kim Đồng, anh sinh ra tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và là dân tộc Nùng.

Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm mọi việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy. Khi tiếp nhận công tác giao liên, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Kim Đồng là một thanh niên vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ. Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách duy nhất là nhờ bạn lẻn trốn ra lối khác về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính bị lừa, tên gần nhất đã ra tay nhắm bắn anh. Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng lần cứu giúp báo động đó Kim Đồng đã gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15 tháng 2 năm 1943..

Sự hy sinh đó là tấm gương sáng, vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng, mở đầu cho nhiều gương cao quý khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

4.2. Lê Văn Tám:

Lê Văn Tám được ví như ngọn đuốc sống của dân tộc Việt Nam.

Hoàn cảnh của Lê Văn Tám rất nghèo, em phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống qua ngày.

Tám hay lân la tới những nơi có thực dân Pháp đóng quân để bán hàng và đánh giày. Nhìn thấy gương mặt hiền lành, nhút nhát của em nên thực dân Pháp không làm gì em mà cho em đi qua, nhiều ngày rồi quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong đầu của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết, chết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến việc làm táo bạo và từ đó nảy ra ý định phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch, Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy thật nhanh vào chỗ để xăng và xoè diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Lúc đó, cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ bom đạn. Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành phố Sài Gòn hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam.

4.3. Võ Thị Sáu:

Võ Thị Sáu có tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1993, quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị đã dũng cảm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm Quốc khánh nước Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ Tết tháng 2 năm 1950, Võ Thị Sáu dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng chị nhất quyết không nói và chúng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị.

Chị đã ra đi nhưng vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam ta, là một nữ sĩ dũng cảm, gan góc, kiên cường, một lòng một dạ vì nước quên thân, hình ảnh cô gái có cái chết hóa thành bất tử, có những lời hơn mọi lời ca.