Đối tượng phản ánh lối sống là gì

Sự tha hóa đạo đức, lối sống là vấn đề ngày càng nổi cộm trong đời sống xã hội chúng ta. Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ những trẻ đến già, từ những đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý – đảng viên thường, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp. Sự suy thoái đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử của mỗi người trong xã hội.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm chất đạo đức, xuống cấp về lối sống. Cũng như phát triển, suy thoái bao giờ cũng mang tính bản chất, tính tổng thể của sự vật, hiện tượng, quá trình hay con người và tổ chức của con người. Đối với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, từ suy thoái về mặt này dẫn đến hay tất yếu sẽ kéo theo sự suy thoái mặt khác, làm hư hỏng, làm biến chất cán bộ, đảng viên và làm hỏng mọi việc của cá nhân và tổ chức của họ. Hiện nay, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau, diễn ra ở các đối tượng khác nhau, từ đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý – đảng viên thường, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ cao cấp.
Đó là suy thoái đạo đức lối sống ở Đảng viên, vậy còn đối với giới trẻ? Hiện nay đang có một thực tế báo động về việc suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ.
Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay là: Thiếu lý tưởng, không có động lực phấn đấu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Thói dối trá, không trung thực, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định. Không chuyên tâm vào việc nâng cao năng lực trình độ bản thân, có ý ỷ lại người khác. Không chịu rèn luyện, cống hiến, lao động mà chỉ muốn sung sướng. “Giới trẻ là tương lai của toàn nhân loại”.
Nhưng đối diện với thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức: Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng tăng, lôi kéo bè cánh để đánh nhau, thậm trí hành hung cả thầy cô giáo rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng…., nhưng thực tế thì còn nhiều hơn nữa. Tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt hiện tượng nữ sinh đánh nhau cũng có xu hướng gia tăng. Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại: khoảng 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm ở độ tuổi 15-19. Một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”.
Nguyên nhân do đâu? Sự tha hóa đạo đức, lối sống là vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội chúng ta, bắt đầu từ đổi mới (1986) đến nay. Hội nghị T.Ư 4 khóa XII chỉ ra “một trong những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, lối sống là tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thao túng, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Giới trẻ sẽ hành xử như thế nào trước những “tấm gương” của người lớn như vậy, nếu họ không được trang bị một kỹ năng sống đúng đắn?” Sự thiếu gương mẫu, thiếu trung thực, “nói không đi đôi với làm”, “nói một đằng, làm một nẻo”, “nói nhiều làm ít” đã có ảnh hưởng rất xấu đối với giới trẻ. Bởi giới trẻ luôn lấy người lớn làm mẫu mực để hướng tới và hành động. Hiện tượng nói tục chửi bậy trong giới trẻ cũng xuất phát từ việc bức xúc với sự giả dối, thói nịnh bợ, tâng bốc trước mặt, nói xấu sau lưng của một số người lớn (cán bộ, đảng viên). “Việc nói tục, chửi thề trong giới trẻ là biểu lộ phản ứng tiêu cực đối với hiện tượng giả dối, tâng bốc và nịnh bợ của người lớn. Nghe có vẻ phi lý, song đó là một phản ứng tâm lý của giới trẻ theo một lô gic tất yếu” Văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay đang bị suy giảm trầm trọng. Việc nói tục, chửi thề đang ngày càng gia tăng từ trẻ nhỏ, đến thanh thiếu niên, người lớn, người già. Có những cô cậu bé mới chỉ học tiểu học đã luôn miệng văng tục với bạn bè, thậm chí có bé còn chửi tục, khi được hỏi sao lại nói như vậy, nhiều bạn trả lời học từ bố mẹ, từ bạn bè, từ hàng xóm…!
Có thể thấy, việc suy thoái về đạo đức, lối sống đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ.

2.7/5 - (3 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Mục đích, quan điểm xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
  • Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Cao Bằng năm 2019
  • Thành lập Ban Chỉ đạo Công tác gia đình và trẻ em thành phố Hà Nội
  • Đối tượng phản ánh lối sống là gì
    Trà Vinh triển khai công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình
  • Tỉnh Yên Bái góp ý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình
  • Thành phố Đà nẵng tổng kết triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020

Phản ánh của lối sống là gì?

Đại cương. Một lối sống thường phản ánh thái độ của một cá nhân, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó. Không phải tất cả các khía cạnh của một lối sống là được hình thành một cách tự nhiên hoặc qua quá trình tiếp nhận một cách tự nguyện.

Lối sống bao gồm những gì?

Có nhiều yếu tố cấu thành nên lối sống, có thể kể ra một vài thành tố quan trọng nhất của nó như: Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh; Các phong tục tập quán; Cách thức giao tiếp, ứng xử của con người; Quan niệm về đạo đức và nhân cách...

Đạo đức lối sống là gì?

Khái niệm Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.

Em hiểu như thế nào là lối sống có văn hóa?

Từ cách hiểu về văn hóalối sống ở trên, ta có thể khái quát về lối sống văn hóa như sau: những thói quen hành xử đẹp của cá nhân hoặc của một cộng đồng. Lối sống văn hóa người Việt Nam được hình thành do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết tâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam.