Đối tượng so sánh với giống khảo nghiệm năm 2024

Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng

135 29/04/2023

Câu hỏi 5 trang 63 Công nghệ 10: Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng?

Trả lời

- Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm

- Khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng để xác định giống mới có tính ưu điểm gì, so sánh toàn diện về các chỉ tiêu: sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu.

Ngày 26/12/2023, Diễn đàn trực tuyến “Thực trạng sản xuất, kinh doanh, đăng ký lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng nông nghiệp, giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng giống cây trồng Việt Nam” diễn ra với sự phối hợp tổ chức của nhiều cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam.

CHỈ CÓ 12 GIỐNG LÚA VÀ 12 GIỐNG NGÔ MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Ông Trần Xuân Định - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, cho biết so sánh số lượng lượt giống cây trồng nông nghiệp tham gia khảo nghiệm Quốc gia trước và sau khi Luật Trồng trọt có hiệu lực, số giống gửi khảo nghiệm giảm nhanh so với trước Luật.

Nếu năm 2018 và 2019 lượt giống tham gia khảo nghiệm VCU (đánh giá năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống đối với giống mới) tới 684 lượt giống lúa và 310 lượt giống ngô; khảo nghiệm DUS (đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới) tổng số 140 lượt giống lúa, 31 với ngô.

Đối tượng so sánh với giống khảo nghiệm năm 2024
Quang cảnh Diễn dàn từ điểm cầu Hà Nội.

Năm 2019 khi Luật đã ban hành nhưng chưa hiệu lực và chưa có tiêu chuẩn Việt Nam, số lượt giống khảo nghiệm đã giảm nhẹ còn tổng 560 khảo nghiệm VCU với lúa và 207 với ngô; khảo nghiệm DUS giảm xuống còn 117 lượt với lúa. Sau khi Luật Trồng trọt có hiệu lực, năm 2021, và 2022 số lượt giống lúa khảo nghiệm VCU giảm nhanh, chỉ còn tương ứng là 243 và 205 giống lúa.

Đáng lo ngại, khảo nghiệm DUS giảm trầm trọng vào năm 2021, chỉ còn 41 lượt giống lúa và 38 lượt giống ngô. Năm 2023, khi Luật Trồng trọt có hiệu lực đầy đủ, số giống khảo nghiệm với lúa cũng chỉ được 223 và ngô là 176.

"Đấy là nói về đăng ký khảo nghiệm. Thực tế tính từ 2020 đến tháng 11/2023 sau khi Luật Trồng trọt có hiệu lực, chỉ có 12 giống lúa mới, 12 giống ngô mới được công nhận lưu hành thông qua khảo nghiệm theo quy định mới. So với nhu cầu thực tế số giống mới được công nhận lưu hành là quá ít, điều này làm giảm khả năng tiếp cận giống mới của nông dân và hạn chế các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất", ông Định nhấn mạnh.

Đối tượng so sánh với giống khảo nghiệm năm 2024
Ông Trần Xuân Định - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam.

“Nguyên nhân số giống gửi khảo nghiệm tụt giảm do Luật còn nhiều bất cập, Nghị định và văn bản hướng dẫn không chi tiết, minh bạch, chung chung và từ ngữ dễ gây hiểu lầm. Trong khi đó, Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) xây dựng chậm và khó khả thi, mặc dù ban hành và có hiệu lực nhưng các doanh nghiệp, các viện và các nhà khoa học chọn tạo thấy khó có thể thực hiện được.

Ngoài ra, chi phí khảo nghiệm giống tăng, số điểm khảo nghiệm cho vùng sinh thái quy định không hợp lý và các yếu tố xã hội khác như dịch bệnh, chất lượng khảo nghiệm, số liệu đánh giá giống… khiến các nhà khoa học, cơ quan tác giả, doanh nghiệp làm công tác chọn tạo “nản” không muốn gửi giống đăng ký khảo nghiệm vì rủi ro cao, khó đáp ứng để lưu hành và sản xuất kinh doanh".

Ông Trần Xuân Định nêu vấn đề khác: Xu hướng kinh doanh giống cây trên mạng là tất yếu nhưng đưa lại nhiều hậu quả, hệ lụy. Một số cá nhân, nhóm lừa đảo đã tổ chức giới thiệu và quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… các giống cây trồng mới, quả to, màu sắc đẹp, hấp dẫn, ship hàng đến tận nhà cho nông dân.

"Các giống lúa bán chạy, giống tốt được nông dân ưa chuộng, các thương hiệu lớn như ThaiBinh Seed, Vinaseed… bị các đối tượng mạo danh, bán giống giả qua mạng, bán theo kiểu “đa cấp”, ông Định nêu thực tế, đồng thời cho biết sản xuất, kinh doanh giống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định khá chặt ở các văn bản luật và hướng dẫn luật, tuy nhiên hình thức bán qua mạng thì chưa có những quy định cụ thể và chế tài, đó là kẽ hở và cái khó cho công tác quản lý với giống cây trồng nói riêng và nhiều hoạt động thương mại khác nói chung.

Thay mặt Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, ông Định đưa ra một số kiến nghị. Đó là sửa Luật Trồng trọt và các nghị định, thông tư hướng dẫn để khả thi hơn, thực tế hơn tránh tình trạng mâu thuẫn nhau giữa các luật; có văn bản giải quyết các vướng mắc về tên giống tự công bố lưu hành với một loạt tên các giống rau, hoa của một số đơn vị đã phản ánh; sửa nhanh TCVN về khảo nghiệm giống ngô như Công văn số 22 (ngày 6/12/2023) của Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam đã kiến nghị.

Từ đầu cầu miền Nam, bà Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nêu vấn đề: “Giống lúa OM34 của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang trình hồ sơ, chờ Cục Trồng trọt phê duyệt. Giống OM34 chưa được lưu hành, nhưng đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh loại giống này”.

KIẾN NGHỊ SỬA MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT TRỒNG TRỌT

Đại diện Công ty TNHH Giống cây trồng Nông Hữu phản ánh, thời gian vừa qua, để công bố một sản phẩm giống doanh nghiệp mất thời gian chuẩn bị hồ sơ rất lâu và thời gian công bố sản phẩm cũng khá dài. Một vấn đề nữa là bị trùng nhau về tên giống trong quá trình tự công bố lưu hành giống cây trồng.

Đây không phải là vấn đề của riêng Nông Hữu mà còn nhiều doanh nghiệp gặp phải. Hiện nay Nông Hữu đã có 6 sản phẩm buộc phải đổi tên, điều này gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó, đại diện Công ty Nông Hữu kiến nghị cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

"Trong trường hợp trùng tên khi đăng ký thì nên tạo điều kiện để chúng tôi chứng minh tên giống đó đã đi theo chúng tôi từ lúc hoang sơ, giống đó là do chúng tôi phát triển và muốn duy trì”, đại diện Công ty Nông Hữu đề xuất.

Bà Đặng Ngọc Chi, đại diện CropLife Việt Nam, nêu những vướng mắc về pháp lý và kỹ thuật đối với quy trình đăng ký và công nhận giống cây trồng mang tính trạng cải tiến tại Việt Nam. Theo đó, Luật Trồng trọt (Điều 19, khoản 7) và Nghị Định 94 (Điều 12, khoản 3) cho phép, hướng dẫn khảo nghiệm, đăng ký giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Như vậy, giống biến đổi gen được xem xét đăng ký và lưu hành như một giống cây trồng mới.

Tuy nhiên, các hướng dẫn khảo nghiệm VCU và DUS hiện thiếu chỉ tiêu và phương pháp đánh giá công nhận các tính trạng cải tiến như kháng sâu, chống chịu thuốc bảo vệ thực vật, chống chịu căng thẳng phi sinh học, kháng bệnh... Trên cơ sở đó, bà Đặng Ngọc Chi đề xuất: Bổ sung chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, công nhận đối với các tính trạng cải tiến (kháng sâu, kháng bệnh, chống chịu thuốc bảo vệ thực vật và chống chịu căng thẳng phi sinh học...) vào hai tiêu chuẩn DUS (TCVN 13382-2:2021) và VCU (TCVN 13381-2:2021) đối với cây ngô.

Đối tượng so sánh với giống khảo nghiệm năm 2024
Ông Nguyễn Như Cường: "Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát sửa đổi những cái chưa phù hợp trong Luật trồng trọt. để trình Chính phủ sửa đổi trong năm 2024".

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhận định sau khi Luật Trồng trọt ra đời, chúng ta đã có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, đối với giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính thì tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành. Đây là bước thay đổi rất quan trọng, tuy nhiên điều này cũng là vấn đề khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa kịp thích nghi.

“Sau 3 năm thực hiện Luật Trồng trọt vẫn có một số vướng mắc, tuy nhiên, nhìn chung Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt đã có những hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời. Chưa khi nào để xảy ra trường hợp khan hiếm giống, thiếu giống, nhất là các giống lúa”, ông Cường khẳng định.

Theo ông Cường, từ phương thức quản lý cũ, chúng ta chuyển sang phương thức quản lý mới, vì thế cũng còn những vấn đề chưa thích ứng được, có những trục trặc. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát sửa đổi những cái chưa phù hợp trong Luật trồng trọt để trình Chính phủ sửa đổi trong năm 2024.