Dự báo giá tiêu năm 2023

Giá tiêu hôm nay 27/10 tại các vùng trồng trọng điểm chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 56.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay còn 57.500 đồng/kg.

Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu cũng duy trì ổn định. Tại Vũng Tàu, giá tiêu mới nhất hôm nay dao động quanh mốc 59.000 đồng/kg,. Giá tiêu tại Đồng Nai ở mức 58.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu ở mức 58.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu đã đảo chiều tăng. Theo đó, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 6 USD/tấn xuống còn 3.660 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia giảm 9 USD/tấn lên mức 5.924 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.

Dự báo giá tiêu năm 2023
Giá tiêu hôm nay tiếp tục chững lại và đi ngang

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giảm giá tiêu xuất khẩu của Indonesia, và giữ nguyên ở những thị trường khác. Như vậy liên tiếp các tuần qua giá tiêu thế giới cùng giảm. Nguyên nhân chính vẫn do đồng USD duy trì cở mức cao ảnh hưởng đến xuất khẩu. Trong khi nhu cầu thế giới chưa có sự cải thiện, và vụ thu hoạch mới đang đến gần ở Việt Nam.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin thêm, thị trường Mỹ cho thấy lượng giao dịch ít và khó tăng do tình hình lạm phát toàn cầu tiếp tục bất ổn. Đầu tháng 10/2022, lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tăng nhưng chưa được như kỳ vọng.

16 ngày đầu tháng 10 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 7.158 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,2 triệu USD. Trung Quốc, Singapore, Mỹ, HongKong là các thị trường nhập khẩu chủ yếu trong 16 ngày đầu tháng 10/2022.

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Theo các chuyên gia, áp lực của lãi suất vốn vay sẽ khiến nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, đã buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và nhà đầu tư cắt giảm danh mục đầu cơ, làm giá tiêu không ngừng sụt giảm, có thể kéo dài đến vụ mùa năm 2023.

Bảng giá tiêu hôm nay ngày 27/10

Địa phương

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

kg

56.500

-

Đắk Lắk

kg

57.500

-

Đắk Nông

kg

57.500

-

Bình Phước

kg

58.500

-

Đồng Nai

kg

58.500

-

Bà Rịa – Vũng Tàu

kg

59.000

-

Xuất khẩu hồ tiêu: Khó khăn “vắt” cả sang năm 2023

Nguồn tin: Báo Hải quan | 29/10/2022 9:00:00 CH

 Những tháng cuối năm 2022 và cả năm 2023, XK hồ tiêu của Việt Nam dự báo vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn khi tình hình lạm phát tại nhiều thị trường XK lớn tăng cao. Đa dạng hóa thị trường XK được coi là một trong những giải pháp khả quan giúp giảm bớt áp lực cho toàn ngành.

Dự báo giá tiêu năm 2023

Lượng giảm, giá tăng

Theo số liệu mới nhất từ Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu XK tháng 10/2022 ước đạt 15 nghìn tấn, giá trị đạt 58 triệu USD, đưa khối lượng XK tiêu 10 tháng năm 2022 đạt 190 nghìn tấn và 829 triệu USD, giảm 17,4% về khối lượng nhưng tăng 4,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá tiêu XK bình quân 10 tháng năm 2022 ước đạt 4.372 USD/tấn, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 10/2022, giá tiêu thế giới giảm do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Bên cạn đó, xung đột Nga-Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước NK so với đồng USD. Trong khi đó, giá hạt tiêu trong nước cũng giảm 6.500 - 7.000 đồng/kg. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, giá tiêu ở mức 59.500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu 58.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai và Gia Lai, giá tiêu dao động từ 57.000 - 57.500 đồng/kg. Giá tiêu trong nước giảm do khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết: các thị trường XK tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 là Hoa Kỳ, Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất và Ấn Độ, với 41,7% thị phần. Thị trường có giá trị XK tiêu tăng mạnh nhất là Nhật Bản với mức tăng lên tới 98,8%. Trong khi đó, thị trường XK giảm mạnh nhất là Pakistan với mức giảm 55,6%.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, từ đầu năm đến nay, XK hồ tiêu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm, điển nhìn như thị trường Hoa Kỳ, EU, châu Á… Nguyên do của tình trạng trên là lạm phát trên thị trường thế giới tăng cao, mọi hành vi tiêu dùng đều có sự điều chỉnh khiến sản lượng NK giảm. Tình trạng này không chỉ diễn ra với ngành hồ tiêu mà còn với nhiều ngành hàng XK khác. “Mặt khác, năm 2019-2020, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nhà mua lớn đã mua hồ tiêu dự trữ, hiện tung ra thị trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản lượng hồ tiêu NK giảm”, bà Liên nói.

Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phân tích thêm: từ đầu năm đến nay, XK hồ tiêu của Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU. Trong khi đó, XK sang Trung Quốc cũng không thuận lợi khi nước này tiếp tục duy trì chính sách “Zero Covid”. Ngoài những yếu tố kể trên, hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn.

Cầu thị trường giảm

Bộ NN&PTNT nhận định, về cơ bản những yếu tố tác động đến thị trường hồ tiêu trong thời gian qua như lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc và đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác vẫn sẽ là trở ngại chính đối với ngành hồ tiêu Việt Nam trong những tháng cuối năm nay.

Không chỉ khó khăn trong giai đoạn cuối năm 2022, thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu thế giới cho thấy: nhu cầu hồ tiêu dự báo sẽ giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong ngắn hạn, giá hồ tiêu thế giới sẽ tiếp tục giảm do đồng USD tăng mạnh khi kỳ vọng lớn về việc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) nâng lãi suất. Việc FED liên tục tăng lãi suất nhằm hạn chế lạm phát đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Hoa Kỳ. Điều này khiến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với NK hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu.

Hiện, một số quốc gia như Pakistan và Ai Cập, vốn là thị trường XK tiêu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây, đang gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới đồng loạt nâng lãi suất tiền tệ cơ bản, có thể sẽ thúc đẩy suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn nữa. “Nhu cầu tiêu thụ giảm vẫn là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá hồ tiêu những tháng tiếp theo, đặc biệt là 2 thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới là châu Âu và Hoa Kỳ”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

Trước thực trạng khó chồng khó mà ngành hồ tiêu Việt Nam đang phải đối mặt, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề xuất thời gian tới, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hỗ trợ ngành xúc tiến thương mại, phát triển XNK với thị trường nước ngoài. Bên cạnh các thị trường truyền thống, đẩy mạnh XK hồ tiêu sang các thị trường chưa phải là lớn của ngành hàng gia vị Việt Nam như Trung Đông, châu Phi là hướng đi khả quan.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền Giang, Giám đốc Công ty TNHH TM Lâm Thành Hưng: Trung Đông, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng cho XK các mặt hàng gia vị. Lý do là bởi, các quốc gia khu vực này sản xuất nông nghiệp hạn chế, phải NK nhiều loại nông sản, trong đó có gia vị. Mặt khác, gia vị sản xuất nội khối không có tính cạnh tranh trực tiếp với gia vị Việt Nam. Đơn cử như tại thị trường Iran, hàng năm quốc gia này tiêu thụ 220.000 tấn gia vị, trong đó NK hơn 170.000 tấn. Do lượng NK lớn, Iran được coi là trung tâm phân phối mặt hàng này của cả thế giới.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lưu ý, để có thể đẩy mạnh XK hồ tiêu sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, các DN XK cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch; điều tra thương nhân, cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn. “Trong quá trình giao dịch, DN cần lưu ý lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như: phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu,..., đồng thời cũng nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý và thanh toán quốc tế”, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ nói.