Luật cấm uống rượu bia năm 2023

2022-06-04T09:15:08+07:00 2022-06-04T09:15:08+07:00 https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/uong-ruou-bia-ma-van-lai-xe-thu-tuong-chi-dao-xu-nghiem-28659.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2022_06/screenshot_1654308857.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.
 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Nội dung công điện nêu rõ:

Trong 5 tháng đầu năm 2022, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2021. 

Tuy nhiên, số người chết do TNGT chỉ giảm 30 người (giảm khoảng 1,07%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; còn xảy ra một số vụ TNGT có hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân là do người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông; trong đó, có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện gây TNGT, điển hình là vụ TNGT xảy ra đêm ngày 02 tháng 6 năm 2022 tại tỉnh Bắc Giang làm 03 người chết.

Để thực hiện mục tiêu kéo giảm TNGT năm 2022 từ 5-10% so với năm 2021 cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ngăn ngừa các vụ TNGT liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan:

1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các quy định về cấm uống rượu, bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe, có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

2. Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.

3. Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ, Sở Y tế và cơ quan chức năng của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

4. Cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và nguyên nhân, hậu quả của TNGT nói chung, TNGT do vi phạm về nồng độ cồn nói riêng để nâng cao nhận thức của người dân, nghiêm túc thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe". Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội, hạ tầng số và vào các khung giờ vàng trên sóng truyền hình.

5. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục theo dõi, kiểm tra các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP; định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
 

Liên quan đến vụ TNGT làm 3 người tử vong ở Bắc Giang như Báo Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho rằng, người gây tai nạn công tác trong ngành giao thông vận tải nên càng phải xử lý nghiêm khắc; đề nghị Công an thành phố Bắc Giang khẩn trương điều tra, coi đây là án điểm về vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

06 điểm mới của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

1.   Đã uống rượu, bia thì không được lái xe

Tại Điều 5 của Luật này, có 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trong đó đáng chú ý là hành vi: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy, việc cấm lái xe khi vừa uống rượu, bia đã chính thức được luật hóa.

Ngoài ra, Luật cũng nghiêm cấm: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; Cung cấp thông thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe...

2.   Phải dán thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi

Đây là yêu cầu đối với tất cả cơ sở bán rượu, bia. Cụ thể, khoản 5 Điều 32 của Luật chỉ rõ: “Cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh'.

Từ ngày Luật này có hiệu lực 01/01/2020, các cơ sở có bán rượu, bia, như các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn... cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nêu trên.

3.        Quán nhậu hỗ trợ gọi taxi cho khách sau khi uống rượu, bia

Cũng tại Điều 32, khoản 6 có quy định: “Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia”.

Quy định trên phù hợp với yêu cầu: Đã uống rượu, bia thì không lái xe như đà nêu trên.

4.   Không mở mới điểm bán rượu, bia gần trường học, bệnh viện

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực 01/01/2020 - không được mở mới các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

Điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ có thể hiểu là các quán bia, nhà hàng có phục vụ rượu...

5. Thành viên gia đình được hướng dẫn kỹ năng từ chối uống rượu, bia

Theo Điều 34 của Luật, các gia đình có trách nhiệm giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia.

Đồng thời, cần hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

6. Không quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng”

Việc quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm. Riêng trong trường hợp quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại khoản 3 Điều 12 của Luật, cụ thể:

-      Không quảng cáo trên truyền hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thề thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài...

-      Không quảng cáo trên báo nói, trên truyền hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em;

-      Không quảng cáo trên phương tiện giao thông...

13 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

1.  Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2.  Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3.  Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4.  Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5.  Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tố chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6.  Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7.  Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8.     Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9.     Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gổc, xuất xứ để sản xuất, pha chế riệu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Những quy định mới của Luật phòng, chống tác hại của rượu bia cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý:

“Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trước, trong hoặc giữa giờ làm việc”

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên không được phép uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

+ “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có cồn