Trường cấp 2 gọi là gì năm 2024

Theo khoản 3 Điều 4 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về loại hình trường trung học phổ thông nhiều cấp học như sau:

Trường phổ thông có nhiều cấp học bao gồm:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Như vậy, trường trung học phổ thông nhiều cấp học được tổ chức với hình thức tổ chức từ trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông. Theo đó, thủ tục thành lập trường và thủ tục để trường hoạt động giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quốc An - Hòa Bình

Giáo dục phổ thông là một trong những thành phần thuộc hệ thông giáo dục quốc dân.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định nêu trên bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".

Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?

Đơn cử, chuyện tên gọi trường học hay bậc học, nếu bắt đầu, tại sao không làm ngay từ bậc phổ thông, thậm chí sửa ngay từ luật?

Thật vậy, Điều 30 Luật Giáo dục 2005 quy định rằng:

"Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: 1. Trường tiểu học; 2. Trường trung học cơ sở; 3. Trường trung học phổ thông; 4. Trường phổ thông có nhiều cấp học; 5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp."

Nếu như các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông khi đứng riêng rẽ không gặp vấn đề gì về tên gọi và tên viết tắt (lần lượt là TH, THCS, THPT), thì "trường phổ thông có nhiều cấp học" lại bao gồm ba loại hình: trường gồm cấp I và cấp II; trường gồm cấp II và cấp III; trường gồm cả ba cấp I, II, III. Trong thực tế, các trường thuộc ba loại hình này phải viết tên rất dài như sau:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở (viết tắt: TH&THCS hoặc TH-THCS)

Trường cấp 2 gọi là gì năm 2024

- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: THCS&THPT hoặc THCS-THPT)

Trường cấp 2 gọi là gì năm 2024

- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: TH-THCS-THPT hoặc TH, THCS, THPT; có nơi viết TiH để phân biệt "tiểu học" với "trung học")

Trường cấp 2 gọi là gì năm 2024

Tên gọi như thế vừa dài, vừa dở, vừa rối. Thế nhưng tất cả từ Bộ đến các Sở GD&ĐT rồi các trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh, v.v. hầu như không ai cảm thấy phiền. Hay có phiền nhưng cứ mặc nhiên chấp nhận? Xét về mặt kinh tế, chỉ riêng việc gọi tên, làm bảng hiệu, viết văn bản, giấy tờ, biểu mẫu các loại, những cái tên dài ngoằng rối rắm thế này đã là một sự phí phạm. Xét về mặt quản lí, một hệ thống tổ chức không có-hệ-thống, không chuẩn mực, thiếu nhất quán thể hiện một trình độ yếu kém trong tổ-chức-hệ-thống.

Một cách đơn giản, trong giáo dục có thể hiểu "phổ thông" bao gồm hai bậc tiểu học và trung học. Bậc tiểu học chỉ có một cấp, còn trung học bao gồm hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, bậc/cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, gọi chung là phổ thông cơ sở (tên gọi này đã từng tồn tại đến đầu những năm 1990, dùng cho các trường cấp I-II). Như thế, tên gọi các cơ sở giáo dục phổ thông ghi trong Luật Giáo dục 2005 có thể được viết lại thành:

  1. Trường tiểu học (viết tắt: TH; hoặc TiH khi cần phân biệt với "trung học"): chỉ cấp I;
  2. Trường phổ thông cơ sở (viết tắt: PTCS): cấp I và cấp II; [tiết kiệm được 3/8 từ, tức 37,5 %]
  3. Trường trung học cơ sở (viết tắt: THCS): chỉ cấp II;
  4. Trường trung học (viết tắt: TrH - để phân biệt với "tiểu học"): cấp II và cấp III; [tiết kiệm được 7/10 từ, tức 70 %]
  5. Trường trung học phổ thông (viết tắt: THPT): chỉ cấp III;
  6. Trường phổ thông (viết tắt: PT): cả cấp I, cấp II và cấp III; [tiết kiệm được 9/12 từ, tức 75 %]
  7. Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (viết tắt: TT. KTTH-HN).

Về mặt quản lí hệ thống, có thể nói đây là những tên gọi gọn gàng, và đẹp. Về mặt kinh tế, với mức tiết kiệm từ 37,5 % đến 75 % số từ cần dùng cho các loại trường nhiều cấp học, ấy là một con số rất đáng kể. Nhưng viết là viết thế, chứ cũng biết là chuyện thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ ở Việt Nam là một điều cực kì khó khăn, không dễ đạt được.

Trường cấp 2 được gọi là gì?

Trung học phổ thông (Việt Nam)

Trường cấp 2 ở Trung Quốc gọi là gì?

1. Các loại trường học.

Từ lớp 1 đến lớp 5 gọi là gì?

– Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. – Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Tốt nghiệp lớp 9 gọi là gì?

Điều kiện xét tốt nghiệp THCS Xét công nhận tốt nghiệp THCS nhằm xác nhận trình độ của học sinh lớp 9 học theo chương trình THCS hoặc học viên học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS (sau đây gọi chung là người học) sau khi học hết chương trình THCS.