Dung binh ac quy mua đe n bao nhiêu vol năm 2024

Khi chọn bộ chuyển điện và ắc quy sử dụng cho hệ thống điện năng lượng mặt trời (hoặc hệ thống lưu điện dự phòng), bạn cần phải cân nhắc kỹ 3 yếu tố sau đây: dung lượng của ắc quy, thời gian cần sử dụng và tổng công suất của toàn bộ tải. Các bước và công thức tính thường được sử dụng để tính toán như sau:

Bước 1: Tính tổng công suất sử dụng thực tế, bạn có thể tham khảo bảng tham khảo công suất của một sô thiết bị thông dụng trong gia đình ở bảng 1.

Bước 2: Tính công suất bộ chuyển điện, nếu thiêt bị sử dụng chỉ gồm toàn những thiêt bị điện tử có dòng khởi động nhỏ như màn hình LCD, máy tính, TV, đèn, quạt thì công suất của bộ chuyển điện nên lớn hơn 1,5 lần tổng công suất thực tế tính ở bước 1. Nếu thiết bị có dòng khởi động lớn như máy lạnh, tủ lạnh, máy in Laser, máy bơm thì công suất của Inverter tối thiểu phải gấp 2 lần tổng công suất, nếu số lượng thiết bị loại này nhiều có thể cần gấp 2,5 hoặc 3 lần tổng công suất.

Bước 3: Xác định thời gian sử dụng hệ thống, nên tính toán thời gian sử dụng thật hợp lý vì chi phí đầu tư cho 1kwh sử dụng điện 1 ngày cho hệ thống điện năng lượng mặt trời không nhỏ

Bước 4: Áp dụng công thức để tính toán bằng một trong các công thức sau:

* Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W) * Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V) * Dung lượng của bình ắc quy (AH) * Thời gian cần có điện của hệ thống (T) * Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): thường là 0,7 hoặc 0,8

AH = (T * W)/(V * pf) Dùng công thức này để tính tổng dung lượng của ắc quy (AH) nếu xác định trước thời gian sử dụng hệ thống T, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter

T = (AH * V * pf)/W Dùng công thức này để tính thời gian hoạt động T của hệ thống nếu biết tổng dung lượng của ắc quy AH, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter

Những thông tin trên giúp bạn tham khảo được Inverter hay Ắc quy bao nhiêu là phù hợp với hệ thống của mình. Trên thực tế, khi bạn đặt mua một hệ thống điện mặt trời, công ty chúng tôi đã chọn loại phù hợp nhất với công suất của hệ thống đó.

Bảng 1: tham khảo công suất 1 số thiết bị thông dụng trong gia đình và văn phòng

Số TT Lọai thiết bị Công suất thông thường 1 Màn hình LCD 15” 35W 2 Màn hình LCD 17” 40W 3 Màn hình CRT 15” 120W 4 Màn hình CRT 17” 150W 5 Màn hình CRT 19” 250W 6 Bộ CPU máy tính để bàn 200W 7 Ti vi LCD 32” 80W 8 Tivi thường (đèn hình) 19” 200W 9 Máy in Laser 300W 10 Máy tính xách tay 160W 11 Quạt treo tường 55-100 W 12 Đèn túyp 60cm – 120cm 20-40 W 13 Đèn compact 18 W 14 Máy điều hòa 2 HP 1500W 15 Máy điều hòa 1,5 HP 1200W 16 Máy điều hòa 1,0 HP 750W 17 Tủ Lạnh từ 100W – 200W 18 Thiết bị mạng modem 10W

Những Ví dụ tính công suất thực tế

Ví dụ cụ thể 1:

Lựa chọn bộ kích điện và ắc quy để chay 2 quạt cây, 2 bóng đèn neon 1m20, 1 bộ máy tính, 1 màn hình máy tính LCD 15″, 1 modem cho 1 văn phòng dùng khi mất điện mỗi tuần 1 ngày.

Bước 1: Công suất thực tế = (2*60) + (2*40) + 200 + 35 + 10 = 445W

Bước 2: W = 445*1.5 = 667.5W cần chọn công suất kích điện khoảng 700W, vì vậy nên chọn loại kích điện 1000VA, 24V là phù hợp

Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử 4h cho các thiết bị khác, riêng máy lạnh chỉ sử dụng 2h nên có thể quy đổi như sau T = 2.5h

Ví dụ: Khả năng xả sâu đối với ắc quy axit chì tốt nhất ở mức khoảng 50% dung lượng nên khi ắc quy còn khoảng 50% dung lượng là ngưng hoặc hạn chế xả và tiến hành sạc điện ngay. Như vậy, Bạn cần chọn đúng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu & thời gian sử dụng, và duy trì tuổi thọ ắc quy.

Khi chọn mua ắc quy hay UPS, bạn thường sẽ thấy các nhà cung cấp ghi rõ chỉ số Ah ví dụ: 12V 7Ah, 12V 18Ah, 12V 40Ah, 12V 65Ah, 12V 100Ah… Vậy ký hiệu Ah trên ắc quy là gì?

Điện lượng (Ah): Là dòng ắc quy có thể cung cấp liên tục trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi hiệu điện áp ắc quy hạ xuống dưới mức “điện áp cắt” (10,5V đối với ắc quy 12V). Thông số điện tích của ắc quy do nhà sản xuất công bố thường được tính khi phát điện với dòng điện nhỏ trong 20 giờ (20Hr).

Ví dụ: Bình ắc quy 100Ah sẽ phát được dòng điện 5A trong 20 giờ, khi dòng điện phát ra càng lớn thì thời gian phát điện càng ngắn.

Điện áp cắt: Hay còn gọi là “Điện áp ngắt” là mức mà bạn không nên để ắc quy phát điện tiếp, nếu cứ để ắc quy phát điện ở dưới mức ngừng thì sẽ:

  1. Giảm tuổi thọ: Ví dụ như, nếu ắc quy còn 80% mà đã nạp thì tuổi thọ khoảng 25.000 chu kỳ, còn nếu để còn 20% mới nạp thì tuổi thọ khoảng 7000 chu kỳ.
  2. Hỏng ắc quy hoàn toàn: Điều này thường xảy ra khi dùng nhiều ắc quy mắc nối tiếp nhau. Khi 1 hay nhiều ắc quy trong dãy đó đã phát hết điện mà những cái khác chưa hết điện và ta tiếp tục dùng thì ắc quy hết điện trước sẽ bị đảo cực và hỏng hoàn toàn.

Điện áp cắt được quy định bởi nhà sản xuất và phụ thuộc vào dòng phóng. Ví dụ: Bình ắc quy 12V 100Ah thì điện áp ngắt mỗi cell là 1,75V ứng với dòng phóng 0,1 ~ 0,2C10 và điện áp ngắt của ắc quy là 1,75V*6 = 10,5V.

Điện áp (Voltage): Là chỉ số đo điện thế chênh lệch giữa hai đầu cực của ắc quy. Điện áp ắc quy có thể là 12V hoặc 24V…

Dung lượng dự trữ RC (Reserve Capacity): Là dung lượng của ắc quy dự trữ để sử dụng cho các phụ tải điện khi hệ thống cung cấp điện có sự cố. RC được đo bằng phút khi ắc quy phóng dòng 25A ở 25°C trước khi điện áp xuống dưới mức quy định.

Dòng khởi động nguội CCA (Cold-cranking amperes): Chức năng chính của ắc quy là nguồn điện năng để khởi động động cơ trong quá trình khởi động, vì vậy, yêu cầu là khả năng phóng điện khỏe trong một thời gian ngắn. CCA được diễn giải là cường độ dòng mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây ở 0°F (-17,7°C) cho đến khi hiệu điện áp xuống dưới mức có thể sử dụng.

Ví dụ: Một ắc quy (12V) có CCA là 600, tức nó có thể cung cấp dòng điện 600 Ampe trong vòng 30 giây tại -17,7°C trước khi điện áp hạ xuống 7,2V.

CCA có ý nghĩa quan trọng đối với những xe ở vùng khí hậu hàn đới, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0℃. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, dầu động cơ và dầu hộp số trở nên đặc và khởi động xe vào buổi sáng sẽ rất khó khăn, khi đó, ắc quy phải có CCA cao.

Ngoài CCA, còn có thông số khác đo dòng khởi động như CA (Cranking Amps) chỉ cường độ dòng điện mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây tại nhiệt độ 32°F (0°C) trước khi điện áp xuống mức 7,2V.

Công suất (W): Năng lượng dùng để khởi động động cơ cũng có thể được tính bằng Watt (W). Công suất được xác định bằng cách nhân dòng sử dụng và điện áp ắc quy tại 0℉.

Trên đây là những thông số trên bình ắc quy mà bạn cần nắm rõ khi chọn mua và sử dụng. Ngoài các thông số kỹ thuật của ắc quy, bạn cũng cần phải nắm được quy tắc đọc tên của nhà sản xuất, hay nói cách khác là cách đọc tên bình. Tên bình sẽ cho biết dung lượng danh định của bình đó.

Ví dụ: Trên bình ghi 50B24LS (dùng cho Civic, CRV, Yaris, Vios...) thì cách đọc như sau:

  1. Số “50”: Dung lượng danh định của bình. Thông thường, ở chế độ phóng 20 giờ, dung lượng là 2,5 Ampe giờ, hay đọc là bình 2,5.
  2. Chữ “B”: Chiều ngang bình, dạng B là 127mm, chữ “D” là 172mm…
  3. Số “24”: Chiều dài bình là 24cm.
  4. Chữ “L”: Left - Bình cọc trái, nếu cọc phải ghi là R - Right hoặc không ghi gì.
  5. Chữ “S”: Nếu bình có 2 loại cọc thì nó là cọc to.

Ngoài ra, nếu bạn thấy kí hiệu MF hay SMF (maintenance free) thì đây là loại bình ắc quy không cần bảo dưỡng (bình ắc quy khô).