Dung dịch sát khuẩn hữu cơ thuộc nghị định nào năm 2024

An toàn với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, dung dịch sát khuẩn hữu cơ Exmicror Plus có thể xịt khuẩn cá nhân, vệ sinh sàn tòa nhà, vệ sinh bếp ăn, sử dụng cho bảo quản thực phẩm.

Dung dịch sát khuẩn hữu cơ thuộc nghị định nào năm 2024
Dung dịch sát khuẩn hữu cơ Exmicror Plus 100% thiên nhiên, chiết xuất từ hạt cam, quýt. an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

Tiến sỹ Nguyễn Đồng Tú, Trưởng phòng Vi khuẩn - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết không ai có thể miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2. Nguyên tắc phòng dịch chính là ngăn chặn nguồn lây bằng cách khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bề mặt để loại bỏ vi khuẩn.

Bên cạnh việc dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa hằng ngày, sử dụng các dung dịch khử khuẩn thường xuyên cũng là biện pháp bảo vệ cần thiết bởi khử khuẩn không chỉ có tác dụng riêng với virus SARS-CoV-2 mà còn phòng ngừa hữu hiệu với các tác nhân virus khác gây bệnh dịch khác.

Ngày 12/3, Công ty cổ phần quốc tế Inteco đã ra mắt sản phẩm dung dịch sát khuẩn hữu cơ Exmicror Plus nhập khẩu từ Mexico với những đánh giá, kiểm định tiêu chuẩn quốc tế.

[Xuất cấp hóa chất khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa]

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Inteco cho biết dung dịch hữu cơ sát khuẩn bề mặt Exmicror Plus có nhiều ưu điểm so với các sản phẩm khử khuẩn truyền thống.

Dung dịch Exmicror đã được cấp chứng chỉ Cofepris (Bộ Y tế Mexico) và đạt chứng nhận FDA/GRAS từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA - Hoa Kỳ), chứng minh an toàn tuyệt đối, không gây hại hay kích ứng da, không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Dung dịch sát khuẩn hữu cơ thuộc nghị định nào năm 2024
Lễ ra mắt sản phẩm dung dịch sát khuẩn hữu cơ Dung dịch sát khuẩn Exmicror Plus.

Trên thế giới, Exmicror Plus đã được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghiệp, công nghiệp thực phẩm, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn.

Với những chứng chỉ an toàn đó, Exmicror Plus là sản phẩm xịt khuẩn đặc biệt phù hợp với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người già, người có cơ địa dị ứng.

Tại Việt Nam, dung dịch hữu cơ sát khuẩn bề mặt Exmicror Plus được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Các đơn vị như Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có các kiểm nghiệm xác thực về hiệu quả diệt vi khuẩn tới 99,9999%.

Với nhiều dung tích, sử dụng dạng xịt hoặc lau chùi bề mặt, dung dịch sát khuẩn bề mặt Exmicror Plus có khả năng ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.

Exmicror Plus có thể là sản phẩm mang theo để sử dụng xịt khuẩn cá nhân, vệ sinh sàn tòa nhà, vệ sinh bếp ăn, sử dụng cho bảo quản thực phẩm.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, sự xuất hiện của Exmicror Plus sẽ góp phần bảo vệ, mang đến vùng xanh an toàn cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan đơn vị và cả cộng đồng.

Không chỉ vậy, Exmicror Plus sẽ góp phần vào xây dựng thói quen sử dụng các sản phẩm hữu cơ hằng ngày trong mỗi gia đình, doanh nghiệp mà không gây hại cho sức khỏe và môi trường./.

Đăng ký lưu hành mới chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế

1.003914

Y tế Dự phòng

Bước 1. Cơ sở đăng ký lưu hành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nộp hồ sơ đến Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

Bước 2:Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký lưu hành mới và phí thẩm định hồ sơ cho phép khảo nghiệm, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế gửi cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 04 của tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 91/2016/NĐ-CP.

Bước 3.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tếthông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký lưu hành mới về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc cho phép hoặc không cho phép khảo nghiệm.

Trường hợp có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ghi trên văn bản cơ sở đăng ký phải hoàn chỉnh hồ sơ, giải trình rõ những nội dung bổ sung, sửa đổi bằng văn bản và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.

Bước 4.Nếu không còn yêu cầu sửa đổi, bổ sung,Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế phải có thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký về việc cho phép hoặc không cho phép khảo nghiệm.

Bước 5. Sau khi có văn bản cho phép khảo nghiệm, cơ sở đăng ký có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định tại Chương II Nghị định số 91/2016/NĐ-CP và nộp kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm để bổ sung vào hồ sơ cùng với phí thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành mới trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ghi trên công văn cho phép khảo nghiệm.

Bước 6.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tếthông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, không cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp số đăng ký lưu hành.

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Quản lý môi trường y tế. Trường hợp Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế triển khai công bố trực tuyến thì cơ sở công bố nộp hồ sơ trực tuyến.

1. Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành mới theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 91/2016/NĐ-CP.

2. Giấy tờ về tư cách pháp nhân của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất.

3. Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 91/2016/NĐ-CP.

4. Tài liệu kỹ thuật của chế phẩm đề nghị đăng ký gồm các nội dung theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 91/2016/NĐ-CP.

5. Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm (được bổ sung cùng Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm)

6. Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung sau khi Bộ Y tế có văn bản cho phép khảo nghiệm).

7. Mẫu nhãn của chế phẩm.

8. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với chế phẩm nhập khẩu).

9. Tài liệu, kết quả nghiên cứu về an toàn và hiệu lực hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hoặc các tổ chức quốc tế tương đương về việc sử dụng chế phẩm trong lĩnh vực gia dụng và y tế (đối với chế phẩm có chứa hoạt chất hoặc có dạng sản phẩm lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam).

1. Trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký lưu hành mới về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc cho phép hoặc không cho phép khảo nghiệm.

2. Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm và kết quả kiểm nghiệm thành phần của đơn vị đăng ký để bổ sung vào hồ sơ,Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tếthông báo bằng văn bản cho cơ sởđăng ký về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, không cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp số đăng ký lưu hành.

Chủ sở hữu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền đăng ký

Cục Quản lý Môi trường y tế

Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc văn bản thông báo không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế

Số ký hiệu

Trích yếu

Ngày ban hành

Cơ quan ban hành

68/2006/QH11

Luật 68/2006/QH11 - Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

29-06-2006

Quốc Hội

05/2007/QH12

Luật 05/2007/QH12 - Chất lượng sản phẩm, hàng hoá

21-11-2007

Quốc Hội

68/2014/QH13

Luật 68/2014/QH13

26-11-2014

Quốc Hội

36/2005/QH11

Luật 36/2005/QH11 - Thương mại

14-06-2005

Quốc Hội

06/2007/QH12

Luật 06/2007/QH12 - Hóa chất

21-11-2007

Quốc Hội

91/2016/NĐ-CP

Nghị định 91/2016/NĐ-CP-Về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế

01-07-2016

Chính phủ

67/2014/QH13

Luật 67/2014/QH13 -Đầu tư

26-11-2014

Quốc Hội

Điều 19 Nghị định số 91/2016/NĐ-CP: Điều kiện đối với chế phẩm đăng ký lưu hành

1. Độc tính của chế phẩm không thuộc nhóm Ia, Ib theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới đối với chế phẩm diệt côn trùng hoặc nhóm I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất - GHS.

2. Không chứa hoạt chất có tên trong danh mục cấm sử dụng trong chế phẩm.

3. Chế phẩm có chứa hoạt chất thuộc danh mục hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm thì chỉ được đăng ký lưu hành với phạm vi sử dụng đã được quy định.

4. Được sản xuất tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện sản xuất (đối với chế phẩm sản xuất trong nước) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với chế phẩm nhập khẩu).

Điều 20 Nghị định số 91/2016/NĐ-CP: Tổ chức được đứng tên đăng ký lưu hành

1. Cơ sở được đứng tên đăng ký lưu hành mới chế phẩm bao gồm:

  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong nước là chủ sở hữu chế phẩm hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mà thương nhân đó là chủ sở hữu chế phẩm;
  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong nước được chủ sở hữu chế phẩm ủy quyền đăng ký;
  1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được chủ sở hữu chế phẩm ủy quyền đăng ký.

2. Trường hợp đăng ký lưu hành bổ sung, gia hạn số đăng ký lưu hành và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, cơ sở được đứng tên đăng ký lưu hành là chủ sở hữu số đăng ký lưu hành.

3. Trường hợp chủ sở hữu chế phẩm cho phép cơ sở được mình ủy quyền tiếp tục ủy quyền cho cơ sở khác được đứng tên đăng ký chế phẩm thì phải ghi rõ nội dung cho phép ủy quyền lại trong Giấy ủy quyền