E bé đạp nhiều có tốt không

Theo dõi thai máy là cách tốt nhất để các thai phụ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Vậy thai máy nhiều có tốt không, cách theo dõi thai máy thế nào? Những vấn đề này sẽ được Fitobimbi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Cách tính cân nặng thai nhi theo tuổi chuẩn nhất

Thai máy là gì? Khi nào thì thai máy?

Thai máy là những cử động của bé khi còn ở trong bụng mẹ. Theo chuyên gia, từ tuần thứ 8, bé sẽ bắt đầu cử động. Tuy nhiên lúc này, bào thai còn nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận. Phải đến tuần thứ 17 hoặc đầu 20 những cử động này mới rõ ràng hơn. Từ tuần 27-32, mẹ bầu có thể thấy bé ít cử động hơn. Nhưng thực chất, hoạt động này đã dần ổn định và có “tổ chức”.

Các bác sĩ khuyên rằng, từ tuần 27 trở đi mẹ nên theo dõi và đếm số lần cử động của thai. Nếu như số lần thai máy giảm, đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé đang dần yếu đi. Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kỹ hơn. Vậy thai máy nhiều có tốt không? Câu trả lời là có, miễn là con vẫn máy trong khoảng giới hạn cho phép.

Tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì máy? Dấu hiệu thai máy là gì?

E bé đạp nhiều có tốt không
Thai máy rõ nhất là vào tam cá nguyệt thứ 2

Thai máy trung bình bao nhiêu lần một ngày?

Để biết thai máy nhiều có tốt không mẹ nên nắm rõ số lần trung bình mỗi ngày. Theo chuyên gia, một thai nhi khỏe sẽ có cử động trung bình 4 lần một giờ. Trường hợp thai cử động ít hơn mẹ cần tiến hành theo dõi ở giờ tiếp theo.

Vì rất có thể trong lúc mẹ đếm, bé đang “say ngủ” nên không cử động. Mẹ có thể đánh thức con bằng cách như sau:

  • Thay đổi tư thế
  • Bổ sung đồ ngọt
  • Nghe nhạc
  • Thử ấn nhẹ vào bụng
  • Uống nước lạnh hoặc một cốc sữa
  • Sử dụng đèn pin chiếu vào thành bụng

Thai máy nhiều có tốt không? Khi nào là bất thường

Thai máy nhiều có tốt không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm khi thấy em bé trong bụng đạp nhiều. Theo chuyên gia, mẹ bầu không cần lo lắng nếu như vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, thai nhi đạp nhiều, liên tục và ổn định. Nguyên nhân của việc thai nhi máy nhiều là do em bé đang lớn dần lên khiến cho không gian trong lòng tử cung hẹp lại. Điều này làm cho hoạt động của bé rất dễ nhận ra.

Tuy nhiên một số trường hợp khi thai máy nhiều cũng là dấu hiệu không tốt. Vì đây có thể là lúc em bé đang bị stress hoặc chính mẹ bầu căng thẳng.  Với trường hợp này mẹ cần bình tĩnh, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu thai cử động trở lại bình thường thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu nhịp máy vẫn tăng thì nên đến viện kiểm tra.

E bé đạp nhiều có tốt không
Thai máy nhiều không ảnh hưởng gì

Theo bác sĩ sản khoa, em bé máy nhiều sẽ tốt hơn là máy ít. Lý do là bởi ngay khi còn trong bụng mẹ, bé cưng đã cần vận động để cho xương, khớp và các cơ quan phát triển đúng cách. Không chỉ thế, việc thai nhi ít hoạt động có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, không đủ oxy và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những trường hợp sau mẹ bầu cũng cần lưu ý, vì nó có thể là các dấu hiệu đe dọa sức khỏe của bé.

  • Thai không máy
  • Thai máy ít kèm triệu chứng nôn mửa, xuất huyết, co thắt tử cung

Mẹ có biết: Thai máy ở vị trí nào? Hướng dẫn cách theo dõi thai máy

Nguyên nhân khiến thai máy nhiều

Em bé máy nhiều có tốt không? Câu trả lời là có. Bởi trên thực tế, đạp nhiều cho thấy bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc thai máy nhiều có thể do những lý do sau:

  • Sau khi mẹ ăn: Bé thường đạp nhiều sau mỗi bữa ăn của mẹ giống như cách con phản ứng với chất kích thích không tốt. Ví dụ khi mẹ ăn đồ cay, nóng hoặc uống đồ uống có cồn em bé sẽ phản ứng lại bằng cách lăn lộn nhiều hơn
  • Nơi mẹ ở có ánh sáng hoặc âm thanh lớn: Tuần thứ 6 trở đi, thai nhi có thể cảm nhận âm thanh, ánh sáng bên ngoài. Do đó nếu nơi mẹ ở có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn như còi xe, tiếng nổ bé cưng có thể giật mình và đạp nhiều hơn
  • Mẹ nằm nghiêng trái: Thai máy nhiều có tốt không? Một trong những lý do khiến con máy nhiều là do mẹ bầu nằm nghiêng sang trái. Điều này giúp cho tuần hoàn cơ thể tốt hơn nên lượng oxy và các dưỡng chất đến bé cũng nhiều
  • Ban đêm: Không gian yên tĩnh, thanh vắng là khoảng thời gian mẹ bầu có thể cảm nhận thai đạp và cử động rõ. Vì vậy lúc này các mẹ thường thấy con máy nhiều
  • Thói quen xấu của mẹ: Sức khỏe của mẹ cũng sẽ phản ánh tần suất máy ít hoặc nhiều của con. Cụ thể nếu mẹ hút thuốc hoặc bị căng thẳng bé rất có thể ảnh hưởng như máy nhiều hơn

Có thể thấy, thai máy nhiều không hề gây ảnh hưởng gì đến bé. Nó chỉ phản ánh hoạt động cũng như sức khỏe của con. Vì vậy mẹ không cần phải lo lắng thì thấy mẹ yêu trong bụng đạp nhiều.

Cách theo dõi thai máy để biết bé đạp nhiều hay ít

Kể từ tuần thứ 28, chuyển động của bé sẽ đều đặn hơn. Vì vậy, ở thời điểm này mẹ bầu có thể không cần lo lắng về việc thai nhi máy nhiều có ảnh hưởng không. Bởi khi em bé lớn lên, mẹ bầu có thể cảm nhận thai máy rõ ràng là điều dễ hiểu.

Bắt đầu từ tuần 28, khi đi khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách đếm cử động của con. Các chuyển động như đạp, đá, xoay, vươn đều được xem là 1 lần thai máy. Vậy làm thế nào để biết thai máy ít hay nhiều?

E bé đạp nhiều có tốt không
Sau ăn no là thời điểm đếm cử động thai tốt nhất
  • Theo các chuyên gia, tốt nhất mẹ nên đếm cử động thai sau khi ăn no. Nên đếm 2-3 lần/ ngày vào những thời điểm không cố định
  • Khi thai nhi ngủ cử động thai sẽ giảm hoặc không có, thời gian ngủ trung bình của con khoảng 20-40 phút
  • Để đảm bảo độ chính xác mẹ nên đi tiểu để sau đó tiến hành theo dõi cử động của thai bằng cách đặt tay lên bụng cảm nhận
  • Trong khoảng 60 phút nếu mẹ đếm được chuyển động 4 lần trở lên thì nghĩa là con bình thường. Trường hợp đạp ít mẹ có thể đi dạo, uống nước rồi tiến hành đếm lại. Nếu con đạp nhiều vượt quá giới hạn thì nên theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ

Mẹ cần làm gì để có thai kỳ ổn định?

Thai máy nhiều có sao không? Câu trả lời đã có ở phần viết trên. Theo chuyên gia, để có thai kỳ ổn định ngoài việc theo dõi chuyển động thai máy, mẹ bầu cần thực hiện những việc làm sau:

  • Thăm khám bác sĩ: Để biết thai máy nhiều có tốt không mẹ nên thăm khám bác sĩ. Thông qua một số trắc nghiệm và ảnh siêu âm bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe và những biến động của tim thai
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nếu như không đủ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ bị suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Từ đó ảnh hưởng đến việc hoạt động của thai

Thai máy nhiều có tốt không bài viết trên đã giải đáp rõ. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm sẽ biết theo dõi cử động của thai để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nên đọc thêm:

  1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế mới nhất 2022
  2. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ!
  3. Thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ nên làm gì để con đạt chuẩn

Chia sẻ bài viết này

E bé đạp nhiều có tốt không

Fitobimbi Việt Nam

Fitobimbi.vn là cổng thông tin chia sẻ kinh nghiệm lần đầu làm mẹ, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ để bé có thể phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện nhất.

Em bé đạp nhiều phải làm sao?

Về cơ bản, thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối một hiện tượng bình thường và có tính phổ biến. Nếu ở trong giai đoạn này mà không cảm thấy hoạt động nhiều hay đã quá ngày dự sinh mà thấy thai nhi đạp quá nhiều, liên tục và bất ngờ thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ kiểm tra phản ứng của .

Tại sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

Tại sao em bé đạp nhiều vào ban đêm? Điều này được lý giải là do thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối… và lại ngủ tiếp. Đêm là thời điểm mẹ nghỉ ngơi và cần ngủ sâu giấc sau ngày dài nhiều hoạt động.

Thai nhi đạp nhiều khi nào?

Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Thai máy nhiều có ảnh hưởng gì không?

Đôi khi thai máy nhiều không phải là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé “quá” khỏe mà nó lại là hiện tượng bất thường. Nếu bỗng nhiên thai máy nhiều rất thể em bé đang bị stress hoặc do chính mẹ bầu đang gặp căng thẳng. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh lại, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.