Em của ông nội gọi là gì năm 2024

Các cách xưng hô theo lối Hán Việt cổ ngữ trên có thể áp dụng trong các văn sớ, điệp… khi liệt kê tử tôn gia quyến hoặc liệt kê vong linh phụ tiến trong lòng sớ hoặc xưng hô khi đứng cúng, rất mong bài này sẽ giúp ích ít nhiều cho quý vị.

Ngoài cách xưng hô thứ bậc trong gia đình ngày nay, xin giới thiệu thêm cách gọi xưa từ thời phong kiến, do hoàn cảnh lịch sử, ít nhiều gì cũng chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Phần lớn thứ bậc ở đây trích từ sách Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ (1768-1839), loại từ điển giải thích chữ Hán bằng chữ Nôm, do đó chúng tôi liệt kê kèm theo chữ Nôm để quý vị tiện tra cứu khi cần. Nếu lấy bản thân mình (tôi) làm chuẩn thì các thế hệ trong gia đình sẽ có thứ bậc như sau:

- Kị (忌): đời thứ 4 trên mình là đời kị (xem ảnh dưới): kị ông/kị bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì cao tổ phụ là ông kị, cao tổ mẫu là bà kị. Ở miền Nam, cách gọi sơ (初) tương ứng với kị. Sơ là cha mẹ của ông bà cố (ông sơ, bà sơ). Tiên tổ là ông bà các đời trước.

Em của ông nội gọi là gì năm 2024

Đời thứ tư trên mình là đời kị

Nhật dụng thường đàm

- Cụ (具): đời thứ ba trên mình là đời cụ (cụ ông/cụ bà), còn gọi là “cố”(故/固), tức cha mẹ của ông bà mình (ông cố/bà cố). Nếu dùng từ Hán Việt thì tằng tổ phụ là ông cụ, tằng tổ mẫu là bà cụ, tằng bá phụ là ông cụ bác, tằng bá mẫu là bà cụ bác, tằng thúc phụ là ông cụ chú, tằng thúc mẫu là bà cụ thím, tằng cô là bà cụ cô; tằng điệt (chắt) gọi mình là cụ chú, cụ bác; tằng điệt phụ (chắt dâu) gọi mình cụ chú, cụ bác; tằng điệt nữ (chắt gái) gọi mình cụ chú, cụ bác.

- Ông (翁) bà: đời thứ hai trên mình là ông và bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì tổ là ông; tổ bá phụ là ông bác; thúc phụ là ông chú; điệt tôn (cháu) gọi mình là ông chú, ông bác; điệt tôn phụ (cháu dâu) gọi mình ông chú, ông bác; điệt tôn nữ (cháu gái) gọi mình là ông chú, ông bác; ngoại tổ phụ là tổ ông ngoại; ngoại thái cữu là ông vợ; thân gia ông là ông nhà dâu gia; tôn thái ông là bố tôn ông thầy; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy.

Em của ông nội gọi là gì năm 2024

Trong gia đình người Việt có 3 thế hệ sống chung nhà (bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái) thì gọi là “tam đại đồng đường”, nếu 4 thế hệ sống chung thì gọi là “tứ đại đồng đường”, 5 thế hệ là “ngũ đại đồng đường”.

SHUTTERSTOCK

- Cha (吒): đời thứ nhất trên mình là cha. Thứ bậc theo từ Hán Việt như sau: phụ thân là cách con gọi cha; thân phụ, sinh phụ là cha ruột; kế phụ là cha ghẻ, cha kế; nghĩa phụ, dưỡng phụ là cha nuôi; nghĩa phụ cũng là cha đỡ đầu; cố phụ là cha chết chưa chôn; hiển khảo là cha chết đã chôn; tiên phụ là cha chết đã lâu; thứ mẫu là hầu của cha; bá phụ là bác (anh cha); thúc phụ là chú (em cha); cô là cô (chị em với cha); ngoại cữu là cha vợ; chấp bá là bạn cha (cũng là cha của bạn mình); canh bá là bạn đồng tuế với cha hoặc cha bạn đồng tuế của mình; niên bá là bạn đồng khoa của cha hoặc cha bạn đồng khoa của mình; quyến điệt là cách mình xưng hô với bạn cha, hoặc cha của bạn mình; nhân quyến điệt là cách mình xưng hô với cha chồng, chị vợ, cha vợ, anh vợ; cữu là cha chồng.

Em của ông nội gọi là gì năm 2024

Tổ mẫu là bà

Nhật dụng thường đàm

Trong gia đình: Mẹ (媄): đời thứ nhất trên mình là mẹ. Cách xưng hô Hán Việt như sau: song thân là cha mẹ; mẫu thân, nội thân là mẹ; đích mẫu là mẹ chính (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha); thứ mẫu là mẹ thứ (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha); kế mẫu là mẹ ghẻ; dưỡng mẫu là mẹ nuôi; ngoại cô là mẹ vợ; nhân bá mẫu là mẹ chồng của chị vợ; thân gia thái mẫu là mẹ nhà dâu gia; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy; gia mẫu là mẹ tôi; lệnh từ là mẹ người; cô là cô, cũng là mẹ chồng; cô chương là mẹ chồng nàng dâu; giá mẫu là mẹ có chồng khác; xuất mẫu là mẹ bị cha từ bỏ; cố mẫu là mẹ chết chưa chôn; hiển tỉ là mẹ chết đã chôn; tiên mẫu là người mẹ đã chết. (Còn tiếp)

Cách xưng hô trong gia đình Việt rất phong phú và đa dạng bởi có nhiều danh xưng theo vai vế, thứ bậc cũng như mối quan hệ trong mỗi gia đình. Kể cả cách xưng hô cô dì chú bác trong gia đình bên nội và bên ngoại cũng có sự khác biệt. Cùng Mogi tìm hiểu thật chi tiết về cách xưng hô cô dì chú bác của từng vùng miền nhé!

Nội dung bài viết

Cách xưng hô với gia đình bên nội

Trong ngôn ngữ cũng như văn hóa của người Việt Nam, cách xưng hô cô dì chú bác trong gia đình Việt Nam được phân biệt theo họ hàng cả bên nội và bên ngoại. Việc xưng hô đúng và chuẩn theo vai vế cũng sẽ phần nào nói lên được truyền thống văn hóa cũng như sự tu dưỡng đạo đức của từng gia đình. Theo đó, thứ bậc cách xưng hô cô dì chú bác chuẩn theo gia đình bên nội gọi cụ thể như sau:

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô cô dì chú bác với gia đình bên nội

Cách xưng hô với ông, bà

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô với ông bà bên nội

Trong gia đình bên nội thứ bậc cao nhất thường là ông bà nội (tức là bố mẹ của bố) – ngang hàng với ông bà nội là những người anh/chị/em của ông bà. Do đó cách xưng hô với anh/chị/em của ông bà nội cũng sẽ tương tự với ông bà, đó là ông (với người nam) và bà (với người nữ). Tuy nhiên, ở một số gia đình vẫn còn cụ hay còn được gọi là ông cố nội hoặc bà cố nội, tức là bố mẹ của ông bà nội.

Xem thêm: Các phong cách thiết kế nội thất dành cho gia đình trẻ

Cách xưng hô cô, dì, chú, bác

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô cô dì chú bác bên nội

Tiếp theo là cách xưng hô với những người ngang hàng với bố, đó là các anh/chị/em ruột của bố. Trong cách xưng hô cô dì chú bác này có sự khác nhau rõ rệt theo vai vế và giới tính. Cụ thể như sau:

  • Anh trai của bố gọi là bác (bác trai), vợ của bác trai cũng được gọi là bác (bác gái).
  • Chị gái của bố được gọi là bác, chồng của bác được gọi là bác trai trong cách xưng hô của người miền Bắc. Còn đối với người miền Nam và miền Trung, chị của bố/ba/cha thường được gọi là cô và chồng của cô được gọi là dượng.
  • Em trai của bố được gọi là chú, còn vợ của chú gọi là thím.
  • Em gái của bố được gọi là cô, còn chồng của cô gọi là chú. Cách xưng hô này được được sử dụng tại cả miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên tại miền Trung, em gái của bố được gọi là o và chồng của o được gọi là dượng.

Cách xưng hô với anh, chị, em

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô với anh chị em bên nội

Cách xưng hô đối với những người anh/chị/em là con cái của anh/chị/em ruột của bố thì sẽ như thế nào? Trong văn hóa người Việt, thì cách gọi anh/chị/em sẽ không dựa theo tuổi tác của từng người mà được gọi theo vai vế cao thấp.

Ví dụ cụ thể như: Con gái của anh trai bố tuy nhỏ tuổi hơn mình, nhưng mình vẫn phải gọi bằng chị do vai vế lớn hơn (con gái của bác). Hoặc con trai của em gái bố lớn tuổi hơn mình nhưng mình vẫn gọi là em do vai vế người đó nhỏ hơn (con của cô).

Xem thêm: Các kích thước thang máy gia đình chuẩn theo từng loại

Cách xưng hô với gia đình bên ngoại

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Tìm hiểu cách xưng hô cô dì chú bác với gia đình bên ngoại

Gia đình bên ngoại ở đây được hiểu là gia đình phía bên mẹ. Cũng giống như phía gia đình bên nội thì cách xưng hô theo họ hàng bên ngoại cũng có một số điểm chung và những điểm khác biệt cần chú ý. Dưới đây là cách xưng hô cô dì chú bác theo gia đình bên ngoại diễn giải cụ thể như sau:

Cách xưng hô với ông, bà

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô với ông bà bên ngoại

Thứ bậc cao nhất trong nhà sẽ là ông bà ngoại, là những người đã sinh ra mẹ. Còn những người là anh/chị/em ruột của ông bà ngoại được gọi là ông (với người nam), hoặc bà (với người nữ).

Có thể xưng hô cụ thể hơn, như với em gái của bà ngoại gọi là bà dì, em trai của bà ngoại gọi là ông cậu, còn chị gái và anh trai của bà ngoại gọi là bà bác, ông bác. Tuy nhiên, ở một số gia đình bên ngoại, thứ bậc cao nhất lại thuộc về cụ – ông bà cố ngoại (là bố mẹ của ông bà ngoại).

Xem thêm: Cách chọn màu sơn hợp mệnh chuẩn nhất giúp gia đình thêm may mắn

Cách xưng hô cô, dì, chú, bác họ ngoại

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô cô dì chú bác với gia đình bên ngoại

Tiếp theo là cách xưng hô với những người ngang hàng với mẹ, đó là anh/chị/em ruột của mẹ. Cách xưng hô cô dì chú bác với gia đình bên ngoại được gọi cụ thể như sau:

  • Anh trai của mẹ được gọi là bác, vợ của bác gọi là bác gái trong cách xưng hô của người miền Bắc. Còn đối với người miền Trung, anh trai của mẹ gọi là cụ và vợ của cụ gọi là mự. Với người miền Nam thì anh trai của mẹ gọi là cậu và vợ của cậu gọi là mợ.
  • Chị gái của mẹ người miền Bắc họ gọi là bác, còn chồng của bác sẽ gọi là bác trai. Đối với người tại miền Trung và miền Nam, chị gái của mẹ được gọi là dì, chồng của dì gọi là dượng.
  • Em gái của mẹ đều được gọi là dì ở cả 3 miền nhưng chồng của dì lại có cách gọi khác nhau ở từng miền. Ở miền Bắc chồng dì được gọi là chú, còn ở miền Trung và Nam, chồng của dì gọi là dượng.
  • Em trai của mẹ ở miền Bắc và Nam gọi là cậu, vợ của cậu làm mợ. Người miền Trung có cách gọi em trai của mẹ là cụ, vợ của cụ là mự.

Cách xưng hô với anh, chị, em

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô với anh chị em bên ngoại

Với những người ngang hàng với mình như anh/chị/em/họ bên ngoại, đây là con của anh/chị/em ruột của mẹ thì cũng được xưng hô là “anh”, “chị”, hoặc “em” theo vai vế chứ không phân theo tuổi tác. Vai vế cao thấp ở đây được tính từ thời các anh/chị/em ruột của mẹ. Cách xưng hô anh/chị/em với gia đình bên ngoại sẽ được tính giống như cách xưng hô anh/chị em với gia đình bên nội.

Cách xưng hô trong gia đình miền Nam

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô cô dì chú bác trong gia đình miền Nam

Tìm hiểu về cách xưng hô cô dì chú bác đối với các thành viên trong gia đình người miền Nam cụ thể như sau:

Vai vế Cách xưng hô Anh của bố Bác Vợ anh của bố Bác Em trai của bố Chú Vợ em trai của bố Thím Em gái của mẹ Dì Chồng em gái của mẹ Dượng Em trai của mẹ Cậu Vợ em trai của mẹ Mợ Chị gái của bố Cô Chồng chị gái của bố Dượng Em gái của bố Cô Chồng em gái của bố Dượng Anh trai của mẹ Cậu Vợ anh trai của mẹ Mợ Chị gái của mẹ Dì Chồng chị gái của mẹ Dượng Anh/chị/em họ Anh/Chị/Em

Cách xưng hô trong gia đình miền Bắc

Em của ông nội gọi là gì năm 2024
Cách xưng hô cô dì chú bác trong gia đình miền Bắc

Tìm hiểu về cách xưng hô cô dì chú bác đối với các thành viên trong gia đình người miền Bắc cụ thể như sau:

Vai vế Cách xưng hô Anh của bố Bác Vợ anh của bố Bác Em trai của bố Chú Vợ em trai của bố Thím Em gái của mẹ Dì Chồng em gái của mẹ Chú Em trai của mẹ Cậu Vợ em trai của mẹ Mợ Chị của bố Bác Chồng chị của bố Bác Em gái của bố Cô Chồng em gái của bố Chú Anh trai của mẹ Bác Vợ anh trai của mẹ Bác Chị gái của mẹ Bác Chồng chị gái của mẹ Bác Anh/chị/em họ Anh/chị/em

Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc cách xưng hô cô dì chú bác cũng như các mối quan hệ và vai vế họ hàng trong gia đình người Việt. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn phân biệt và có cách xưng hô cô dì chú bác sao cho đúng nhất. Đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác về các chủ đề như: mua nhà đất, cho thuê phòng trọ, phong thủy,… nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Mua Bán Biệt Thự Việt Nam Giá Rẻ, Vị Trí Đẹp
  • Cho Thuê Phòng Trọ Ở Chung Chủ Giá Rẻ, Đảm Bảo An Ninh
  • Mua Bán Mặt Bằng Việt Nam Giá Rẻ, Vị Trí Đẹp

Nguyễn Trà My

Nguyễn Trà My

Mình là Trà My, hiện là content writer của website Mogi.vn - Trang thông tin mua bán bất động sản uy tín hàng đầu. Hy vọng sẽ mang đến nhiều bài viết hữu ích cho bạn đọc