Em hiểu thế nào về Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Câu hỏi: Em có quan niệm thế nào là tình yêu chân chính?

Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Câu hỏi: Hôn nhân là gì?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

Câu hỏi: Vì sao nói, tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?

Hướng dẫn trả lời: Nếu kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính thì không thể bền vững được, gia đình không thể hạnh phúc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau đó chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Bởi vì, có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu hỏi: Theo em, khi nào kết hôn là đẹp nhất?

Hướng dẫn trả lời: Tuổi kết hôn đẹp nhất là lúc hai người đã trưởng thành cả về sự nghiệp, thế’ lực và sức khoẻ. Bởi vì, lúc đó thể lực đã phát triển hoàn thiện, đầy đủ sức khoẻ để gánh vác công việc gia đình, công việc xã hội và lúc đã có một sự nghiệp vững vàng đủ đảm bảo cho cuộc sống gia đình.

Câu hỏi: Trong đời sống gia đình, trách nhiệm của vợ và chồng phải như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành...

Câu hỏi: Em hãy nêu một số biếu hiện sai trái trong tình yêu mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

- Yêu quá sớm;

- Cẩu thả, nông cạn, thiếu tôn trọng nhau trong tình yêu;

- Cộc cằn, thô lỗ trong tình yêu;

- ích kỉ, vụ lợi.

Câu hỏi: Hôn nhân đúng pháp luật là như thế náo?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, không bị ép buộc;

- Kết hôn đúng tuổi quy định của pháp luật;

- Không vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu hỏi: Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân trái pháp luật là hôn nhân không dựa trên tình yêu chân chính; hôn nhân vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc...

- Hôn nhân không đúng độ tuổi quy định của pháp luật;

- Vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu hỏi: Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân là gì? ,

Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân;

- Có tình yêu chân chính thì sẽ chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà hợp - hạnh phúc.

Câu hỏi: Pháp luật quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là gì?

Hướng dẫn trả lời: Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là:

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân tự nguyện là hai người tự nguyện kết hôn để chung sống với nhau mà không chịu một sự ép buộc, cưỡng ép nào.

Câu hỏi: Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?

Hướng dẫn trả lời: Để được kết hôn, cần có những điều kiện:

+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;

+ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;

+ Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nam nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn.

Câu hỏi: Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?

Hướng dẫn trả lời: Cấm kết hôn trong những trường hợp:

- Người đang có vợ, có chồng;

- Người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình);

- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

. - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Giữa những người cùng giới tính.

Câu hỏi: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về, hôn nhân?

Hướng dẫn trả lời: -  Vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn (tuổi kết hôn, kết hôn do ép buộc, kết hôn vì tiền...)

- Vi phạm những điều cấm kết hôn.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là những người cùng dòng máu về trực hệ?

Hướng dẫn trả lời: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội hoặc cháu ngoại.

Câu hỏi: Em hãy giải thích những người có họ trong phạm vi ba đời là những người nào ?

Hướng dẫn trả lời: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra:

+ Cha mẹ là đời thứ nhất;

+ Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;

+ Anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?

Hướng dẫn trả lời:  Pháp luật quy định về quan hệ giữa vợ và chồng là vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

- Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

Câu hỏi: Vì sao, pháp luật phải có những quy định chặt chẽ về hôn nhân và gia đình. Việc đó có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: - Pháp luật có quy định chặt chẽ như vậy là vì vấn đề hôn nhân và gia đình trong xã hội ta được pháp luật coi trọng; nó thể hiện sự văn minh của một xã hội tiến bộ, và sự quy định chặt chẽ của pháp luật.

- Việc làm đó có ý nghĩa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân; mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật.

- Để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân được thực hiện, để bảo vệ sức khỏe công dân, nòi giống những truyền thống đạo đức của dân tộc.

Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân - học sinh như thế nào trong vân đề hôn nhân?

Hướng dẫn trả lời: Công dân - học sinh phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân;

- Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân;

- Công dân - học sinh biết đánh giá đúng bản thân, phải nắm vững những quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân. Để cùng gia đình có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó phải biết tự bảo vệ mình.

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và làm bài tập trắc nghiệm GDCD 9 Bài 12 hay nhất.

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 9 Bài 12

I. Nội dung bài học: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

1. Khái niệm

- Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và Xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc.

- Có thể kết hôn giữa các dân tộc, các tôn giáo với người nước ngoài…nhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình.

- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

⇒ Hôn nhân không được dựa trên các yêu cầu như: Vì tiền, vì địa vị, sắc đẹp, bị ép buộc sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc.

- Tình yêu không lành mạnh là tình yêu không bền vững, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong tình yêu thì cũng có thể dẫn đến hôn nhân ko bền vững

2. Những quy định của Pháp luật nước ta về hôn nhân

a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:

- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được p/luật bảo vệ.

- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

b. Quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân

- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quy định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cấm kết hôn trong những trường hợp đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự…

- Vợ chồng bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau về nghề nghiệp nhân phẩm của nhau.

3. Trách nhiệm của công dân

- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong t/yêu và hôn nhân. Ko vi phạm p/luật về hôn nhân.

- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.

II. Khái quát nội dung câu chuyện

Câu chuyện 1:

- Cuộc hôn nhân giữa T và K: Cuộc hôn nhân chỉ dựa trên sự giàu có, tiền tài. Do nhà K giàu nên mẹ T đã gả T cho K, không có sự tự nguyện của T.

Câu chuyện 2:

- Tình yêu của M và H: Không phải là một tình yêu đích thực, vì ko có sự tôn trọng lẫn nhau. H chỉ muốn lợi dụng M để chiếm đoạt đòi hỏi quá mức về giới hạn của tình yêu.

⇒ Để thực sự có hạnh phúc trong hôn nhân:

- Phải có sự đồng cảm, tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau.

- Phải có sự tự nguyện của 2 bên, ko vì tiền tài, địa vị. Đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân, dựa trên cơ sở tình yêu chân chính

⇒ Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc: Vì có sự đồng cảm chia sẻ hiểu nhau, tự nguyện tôn trọng lẫn nhau. Thì mới có thể có một gia đình hạnh phúc. Nếu ko thì hoàn toàn ngược lại.

⇒ Ý nghĩa: Tình yêu chân chính là sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 12 có đáp án

Câu 1: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

A. Một vợ, một chồng.

B. Một chồng, hai vợ.

C. Đánh nhau, cãi nhau.

D. Một vợ, hai chồng.

Đáp án A

Câu 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì ?

A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng , vợ chồng bình đẳng.

B. Công dân được quyền kết hôn vớt người khác dân tộc, tôn giáo.

C. Được kết hôn với người nước ngoài.

D. Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 3: Những hành vi nào dưới đây là phá hoại hạnh phúc gia đình ?

A. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng.

B. Hay nói xấu, chê bai vợ người khác .

C. Vợ chồng bình đẳng.

D. Cả A, B

Đáp án D

Câu 4: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Đáp án B

Câu 5: Những hành vi nào dưới đây được cho là gia đình hạnh phúc

A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.

B. Gia đình một vợ, một chồng.

C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.

D. Cả A,B.

Đáp án D

Câu 6: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Đáp án A

Câu 7: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Đáp án A

Câu 8: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Đáp án A

Câu 9: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Đáp án D

Câu 10: Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Đáp án B