Ét o ét là gì trên fb năm 2024

Vẫn mang hàm ý "cứu với", "ét o ét" được Gen Z dùng trước những tình huống hài hước, hoặc thu hút sự chú ý của mọi người vào vấn đề.

Ét o ét là gì trên fb năm 2024

“Ét o ét” là cách phiên âm tiếng Việt của tín hiệu “SOS”, được Gen Z sử dụng thay cho biểu hiện "cứu với" ở những tình huống rất hài hước, hoặc báo hiệu trường hợp cần sự chú ý.

Thực chất, “SOS” có mặt từ năm 1908, là tín hiệu cấp cứu quốc tế bằng mã Morse của cụm từ “Save Our Ship” (tạm dịch: Hãy cứu tàu chúng tôi”). Nó được chủ yếu sử dụng trong hệ thống radio hàng hải trước khi trở nên phổ biến ở mọi mặt đời sống.

Kể từ đầu tháng 3, “ét o ét” bất ngờ thịnh hành tại Việt Nam sau một đoạn clip hài hước nói về sự khác nhau giữa các thế hệ khi gặp tình huống nguy hiểm.

Nếu những người thuộc thế hệ ông bà, cha mẹ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, Gen Z sẽ liên tục kêu “ét o ét” và chờ được giải cứu. Điều này phần nào thể hiện việc giới trẻ hiện ngại giao tiếp ở ngoài đời thực.

Hiện ngoài những tình huống mang tính châm biếm, giải trí, “ét o ét” còn được dùng nhằm báo hiệu sự việc cần chú ý, chẳng hạn như giá xăng tăng cao, số ca mắc Covid-19 ngày càng nhiều, thời tiết chuyển mùa…

SOS là cách viết tắt của rất nhiều cụm từ tiếng Anh như: Save Our Ship (Hãy cứu tàu chúng tôi), Send Out Succor (Gửi cứu trợ), Save Our Souls (Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi)…

Ban đầu, cụm từ này chính là tín hiệu cấp cứu của tàu thuyền khi gặp nạn trên biển. Tuy nhiên, hiện nay, ký hiệu này đã được sử dụng phổ biến trong mọi trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm, báo hiệu có người đang gặp phải nguy hiểm và cần được giúp đỡ.

Ét o ét là gì trên fb năm 2024

SOS là tín hiệu cầu cứu trong trường hợp nguy hiểm (Ảnh: Getty Images).

Ở Việt Nam hiện tại, cụm từ SOS hay "ét o ét" đang có hàm nghĩa khác trên môi trường mạng.

Trào lưu "ét o ét" này được cho là xuất hiện lần đầu trên Tik Tok của Bà Toạn Vlogs. Nhân vật chính của kênh này là một người phụ nữ đã có tuổi, hay nói những câu "thả thính", đạo lý sưu tầm trên mạng.

Cụ thể, nhân vật này đã làm một video để phản hồi bình luận "Cô bị ép đúng không, hãy ra ký hiệu đi". Trong video, người phụ nữ nói: "Ét o ét (SOS)".

Sau đó, cụm từ này được sử dụng phổ biến khắp các trang mạng xã hội. Thay vì viết theo cách thông thường là SOS, cộng đồng mạng lại sử dụng cách phát âm là "ét o ét" như một dạng ngôn ngữ cửa miệng trong các trường hợp hài hước.

Mặc dù trào lưu này chưa gây ra bất cứ hệ lụy nghiêm trọng nhưng cũng đã thu hút ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.

Ét o ét là gì trên fb năm 2024
Trào lưu "ét o ét" trở nên phổ biến hơn nhờ bộ phim ăn khách All of Us Are Dead và kênh Bà Toạn Vlogs.

Gen Z mỗi người mỗi ý về trào lưu "ét o ét"

Trương Thanh Vân (21 tuổi) bộc bạch: "Gần đây, ngoài Facebook, mình sử dụng Tik Tok và biết đến cụm từ "ét o ét". Mình cảm thấy khá ngạc nhiên bởi SOS thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, hay nguy hiểm nhưng bây giờ, nó lại được sử dụng phổ biến theo một cách mới lạ như thế. Có thể thấy rằng các nền tảng mạng xã hội đã và đang đem đến cho người dùng rất nhiều xu hướng mới".

Ét o ét là gì trên fb năm 2024

Thanh Vân cảm thấy ngạc nhiên khi thấy cụm từ SOS được nhiều người sử dụng (Ảnh: NVCC).

Nguyễn Quang Anh (20 tuổi) cũng cho biết bản thân cảm thấy trào lưu này khá hài hước và thoải mái với chúng.

Trong khi đó, Nguyễn Kim Đài Nguyên (18 tuổi) thẳng thắn nói: "Mới đầu, mình cũng cảm thấy điều này bình thường bởi đó là cách các bạn trẻ Việt hóa từ ngữ và sử dụng trong lúc chơi đùa với bạn bè. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cụm từ này được sử dụng một cách vô nghĩa nên mình cảm thấy có chút khó chịu".

Theo Mai Thanh Yên (21 tuổi), không khó để nhận thấy trào lưu "ét o ét" đang tràn lan trên các mạng xã hội trong thời gian gần đây. Cô chia sẻ: "Mình thấy, giới trẻ khá nhạy bén trong việc tiếp nhận xu hướng mới. Bởi vậy, các nội dung bắt "trend" sẽ giúp thông tin được truyền tải dễ dàng tiếp cận tới đối tượng mong muốn, thậm chí nhanh chóng phổ biến trên mạng xã hội và đem đến hiệu quả tức thời. Xét trên phương diện truyền thông, mình cảm thấy bình thường với việc mọi người hưởng trào lưu để tạo tính giải trí, trẻ trung và gần gũi cho nội dung đăng tải".

Ét o ét là gì trên fb năm 2024

Thanh Yên thường bỏ qua những bài đăng sử dụng cụm từ này bởi nó đang bị lạm dụng, không chọn lọc và dễ trở nên vô nghĩa (Ảnh: NVCC).

"Meme hóa" liệu có phải là mất đi khả năng nhìn nhận nghiêm túc vấn đề?

Bên cạnh đó, nhiều người cũng không khỏi băn khoăn trước sự xuất hiện của các trào lưu hiện nay. Họ cảm thấy nhiều việc được sử dụng với mục đích cụ thể, như SOS dùng để phát tín hiệu trong trường hợp nguy hiểm nhưng lại được giới trẻ "meme hóa" và sử dụng tràn lan. Họ đặt ra nghi vấn rằng liệu có phải một bộ phận giới trẻ đã mất đi khả năng nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc.

Thanh Yên chia sẻ: "Mặc dù trào lưu này chưa gây ra phản ứng tiêu cực nào, nhưng SOS lại là ký hiệu được dùng trong trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp. Và việc sử dụng trào lưu tràn lan, không có chọn lọc sẽ có thể tạo ra hiệu ứng ngược, đặc biệt, làm mất đi tính nghiêm trọng của tín hiệu này. Song, không thể đánh giá người trẻ thiếu sự nghiêm túc trong cách nhìn nhận vấn đề thông qua một xu hướng. Vấn đề lạm dụng trào lưu, "meme hóa" SOS nằm ở một bộ phận người trẻ và không thể đại diện cho một thế hệ".

Quang Anh cũng cho biết hiện tại chưa thấy nó sử dụng một cách quá đà đối với những vấn đề nghiêm túc. "Trào lưu "ét o ét" được lan truyền khắp các trang mạng xã hội theo một cách rất hài hước và dí dỏm. Nó được sử dụng ở các bài viết, hình ảnh hoặc video có nội dung tương tự với câu nói. Tuy nhiên, hiện nay, trào lưu này đã bắt đầu có dấu hiệu giảm nhiệt và mình nghĩ nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống của con người".

Ét o ét là gì trên fb năm 2024

"Tùy vào tính chất của sự việc và suy nghĩ mỗi người để đánh giá trào lưu này. Các hiện tượng trên mạng xã hội có người thích, có người ghét là điều đương nhiên", Quang Anh thẳng thắn chia sẻ (Ảnh: NVCC).

Thái My My (20 tuổi) là một người dùng mạng xã hội khá "mát tính" suy nghĩ rằng: "Nếu xuất hiện những trào lưu, xu hướng mới mà chúng mang đến sự vui vẻ, tích cực thì chẳng có lý do gì để mình không đồng ý cả. Chúng ta chỉ cần vẫn giữ sự nghiêm túc với những vấn đề cần nghiêm túc là được rồi. Hơn nữa, tiếp cận vấn đề theo một cách khác, nhờ có trào lưu này mà mọi người biết thêm về một cụm từ viết tắt bằng tiếng Anh và hiểu về công dụng của nó để ứng dụng cho bản thân trong lúc nguy cấp".

Trái với ý kiến số đông, Nguyễn Minh Tùng (19 tuổi) cảm thấy khó chịu khi nhiều người sử dụng trào lưu này một cách bừa bãi ở mọi nơi. "Họ không quan tâm đến ý nghĩa lẫn chủ đề của bài viết mà họ vừa sử dụng trào lưu để bình luận. Thậm chí, ở những bài viết chia buồn, bài viết nói về chiến tranh trên các trang cộng đồng, mình cũng thấy những bình luận kiểu "ét o ét" như thế này".

Tùng nói thêm: "Theo mình, "ét o ét" là một trào lưu tự phát, ngắn hạn. Nó không thể đánh giá toàn bộ những người sử dụng chúng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để nhiều người có thể dùng cụm từ này ở bất kỳ nơi nào họ muốn, bình luận với mật độ dày đặc khắp mọi nơi. Cuối cùng, chính người sử dụng lại biến nó thành thứ nhàm chán, khó chịu trong mắt nhiều người".