Gdcd 8 bài 1 luyện tập

Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải: Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín, rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?

a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.

b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.

đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất.

Hướng dẫn giải bài 1 trang 12 SGK GDCD 8:

- Câu a:

Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.

- Câu b:

Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

- Câu c:

Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.

- Câu d:

Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó.

- Câu đ:

Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đủng lời hứa với Nga.

- Câu e.

Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo.

Bài 2 trang 12 SGK GDCD 8

Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì?

Hướng dẫn giải bài 2 trang 12 SGK GDCD 8:

Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải:

- Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.

- Thật thà; trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.

Bài 3 trang 12 SGK GDCD 8

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việe giữ chữ tín.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 12 SGK GDCD 8:

- Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

- Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

Danh ngôn:

“Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ"

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải SGK GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải đầy đủ, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia.

Trả lời Gợi ý Bài 1 GDCD 8 trang 4

a) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?

Trả lời:

Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.

b) Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp ? Vì sao ?

Trả lời:

Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.

Giải bài tập SGK Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 1

Bài 1 trang 4 SGK GDCD 8:

Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?

Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :

a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;

b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;

c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;

d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Lời giải:

Em lựa chọn cách giải quyết:

(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

Bài 2 trang 5 SGK GDCD 8:

Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?

a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường ;

b) Xa lánh, không chơi với bạn ;

c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.

Lời giải:

Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Bài 3 trang 5 SGK GDCD 8:

Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?

a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;

b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;

c) Phê phán những việc làm sai trái ;

d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;

đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;

e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;

g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.

Lời giải:

Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Bài 4 trang 5 SGK GDCD 8:

Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Lời giải:

Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.

Bài 5 trang 5 SGK GDCD 8:

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.

Lời giải:

- Vàng thật, không sợ lửa.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

Danh ngôn

“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"

Bài 6 trang 5 SGK GDCD 8:

Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?

Lời giải:

- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

Lý thuyết GDCD lớp 8 Bài 1

I. Khái quát nội dung câu chuyện

   - Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, bắt giam không đúng người, ghép tội gây rối trị an.

   -Nguyễn Quang Bích là viên quan liêm chính: làm đơn khiếu nại cho người nong dân.

   - Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.

   - Quan tuần phủ là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.

=> Ý nghĩa: Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái…

II. Nội dung bài học

2. 1 Khái niệm:

   - Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

   - Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…

   - Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

=> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

Gdcd 8 bài 1 luyện tập

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và chở đúng số người quy định là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

   - Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải.

2.2 Ý nghĩa:

   Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải file PDF hoàn toàn miễn phí.