Giải bài tập vật lý lớp 9 bài 30

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A – HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1.

  1. – Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ A đến B (theo quy tắc nắm bàn tay phải).

– Đầu B của ống dây là cực Bắc.

– Do vậy, khi đóng mạch điện, thanh nam châm sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.

  1. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây:

– Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ B đến A (theo quy tắc nắm bàn tay phải).

– Đầu B của ống dây là cực Nam.

– Hiện tượng sẽ xảy ra như sau: Đầu B của ống dây cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.

  1. Thí nghiệm kiểm tra cho thấy: hiện tượng xảy ra đúng như trên.

Bài 2 Biểu diễn lời giải trên hình 30.1.

Bài 3.

  1. Biểu diễn lực F1 và F2 trên hình 30.2
  1. Cặp lực F1, F2 làm cho khung dây quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
  1. Để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì hai lực F1 F2 phhải có chiều ngược lại. Do vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường.

I – BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP

Câu 30.1 trang 85 VBT Vật Lí 9:

Chọn B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 30.2 trang 85 VBT Vật Lí 9:

Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng AB sẽ có chiều như biểu diễn trên hình 30.3.

Câu 30.3 trang 85 VBT Vật Lí 9:

Số chỉ của lực kế sẽ tăng khi cho dòng điện chạy qua khung dây theo chiều A → B → C → D

Câu 30.4 trang 85 VBT Vật Lí 9:

Trường hợp được vẽ trên hình 30.4b SBT, lực từ có chiều hướng thẳng đứng lên trên.

Câu 30.5 trang 86 VBT Vật Lí 9:

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được biểu diễn trên hình 30.4.

Câu 30a trang 86 VBT Vật Lí 9: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ?

Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Quy tắc nắm bàn tay trái cho phép:

  1. Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của lực điện từ và chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
  1. Xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.
  1. Xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ và chiều của lực điện từ.
  1. Xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

Lời giải:

Chọn D: Quy tắc nắm bàn tay trái cho phép xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

Câu 30b trang 86 VBT Vật Lí 9: Hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình 30.5, hãy biểu diễn các trường hợp có thể có của chiều dòng điện chạy qua các vòng của mỗi ống dây để hai ống dây đẩy nhau.

Lời giải:

Hoặc

Để hai ống dây đẩy nhau thì hai đầu gần nhau của hai ống phải cùng từ cực với nhau. Do đó áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều dòng điện trong hai ống dây là ngược nhau. Các trường hợp có thể có về chiều dòng điện trong hai ống được biểu diễn như hình vẽ.

Hướng dẫn giải vật lý 9 bài bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách giải các bài tập 1, 2, 3 trang 82, 83, 84 trong sách giáo khoa.

Nội dung

Giải Bài Tập SGK Vật Lý 9 Bài 1 Trang 82

Bài 1 SGK Vật Lý 9 Tập 1 Trang 82

Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1 SGK). Đóng mạch điện.

  1. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
  1. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
  1. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?

Giải bài tập vật lý lớp 9 bài 30

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Vật Lý 9 Bài 2 Trang 83

Bài 2 SGK Vật Lý 9 Tập 1 Trang 83

Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ cực trong các trường hợp được biểu diễn trên hình 30.2a, b, c SGK. Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu (•) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau ra phía trước.

Giải bài tập vật lý lớp 9 bài 30

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Vật Lý 9 Bài 3 Trang 84

Bài 3 SGK Vật Lý 9 Tập 1 Trang 84

Hình 30.3 mô tả khung dây dẫn ABCD (có thể quay quanh trục OO') có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, chiều của dòng điện và tên các cực của nam châm đã chỉ rõ trên hình.