Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Ngày 13/12/2019, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì tổ chức cuộc họp xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020.Cùng tham dự có đại diện Ban Giám đốc và Thanh tra các Sở: Công Thương; Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Y tế; Phó Chánh Thanh tra tỉnh và đại diện các phòng thuộc Thanh tra tỉnh.

Sau khi nghe thông qua kết quả rà soát chồng chéo nội dung, đối tượng thanh tra năm 2020, nhất là đối với doanh nghiệp và ý kiến thảo luận, thống nhất của các thành viên dự họp, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận như sau:
Các Sở, ngành căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành, địa phương và sự chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ươngchủ động phối hợp trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, xác định cụ thể phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra; tăng cường phối hợp tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, nhất là đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp không quá một lần/năm (trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật), hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; nội dung thanh tra giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao cho cơ quan thanh tra, không đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng thẩm quyền, trái với định hướng chương trình thanh tra.
Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương và theo chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra theo nội dung, thẩm quyền lĩnh vực quản lý của ngành mình, Chánh Thanh tra Sở (chủ trì) có trách nhiệm thông tin với Thanh tra các Sở có liên quan phối hợp để thống nhất thời điểm công bố quyết định, tổ chức thanh tra, kiểm tra và kết luận thanh tra, kiểm tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng nội dung kế hoạch đã được phê duyệt; không mở rộng nội dung (ngoài kế hoạch) trừ trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật; hoạt động thanh tra, kiểm tra tuân thủ theo pháp luật; ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra đúng thời hạn quy định của pháp luật; nội dung kết luận phải xác định rõ hành vi vi phạm, nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm, đề xuất biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, xử lý đúng pháp luật.
Khi thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, các Sở có thể kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại cơ sở kinh doanh hoặc kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giảm tầng xuất các Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Quá trình thanh tra, kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, không gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp.

(HBĐT) - Việc thanh tra, kiểm tra (TT, KT) trùng lặp và chồng chéo, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp (DN), làm tăng chi phí không chính thức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) và môi trường kinh doanh của tỉnh.

Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phát biểu tại hội nghị đánh giá quy chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, cải thiện môi trường kinh doanh với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh Phạm Tiến Dũng cho biết: Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); chủ động ban hành các văn bản liên quan đến việc cải thiện chỉ số chi phí không chính thức; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong thanh tra, giải quyết tố cáo và PCTN liên quan đến DN. Thanh tra tỉnh rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra theo hướng không chồng chéo, trùng lặp về nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra. Thực hiện công khai trước kế hoạch TT, KT, không TT, KT khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật. 

Từ tháng 6/2020 - 6/2021, Thanh tra tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để xử lý chồng chéo, trùng lặp trong xây dựng kế hoạch thanh tra, qua đó điều chỉnh dự kiến kế hoạch thanh tra của 9 đơn vị thanh tra có chồng chéo về nội dung, đối tượng thanh tra đối với 134 DN. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, tố giác của cá nhân, tổ chức, DN; xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu của CBCCVC trong giải quyết các thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chỉ số PCI, cải thiện các chỉ số thành phần, nhất là chỉ số chi phí không chính thức.

Đánh giá thực hiện quy chế phối hợp giữa Thanh tra tỉnh và Hiệp hội DN tỉnh, hai bên thống nhất đã đạt được những kết quả tích cực trong tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN trong giải quyết công việc; tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân, doanh nhân, DN qua đường dây nóng, hộp thư điện tử của Thanh tra tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN SXKD.

Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, các chỉ số chi phí thời gian và chi phí không chính thức năm 2020 chưa được cải thiện, thậm chí giảm điểm và giảm thứ bậc so với năm 2019. Năm 2020, chỉ số này đạt 6,63 điểm, giảm 6 bậc so với năm 2019, đứng vị trí 59/63 tỉnh, thành phố; đánh giá chi phí thời gian của DN trong hoạt động tại tỉnh tiếp tục giảm 3 năm liên tiếp. Còn có 10% DN đánh giá bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên trong năm, cao nhất cả nước, đứng vị trí 62/63; 18% DN đánh giá nội dung thanh, kiểm tra bị trùng lặp, đứng thứ 61/63; 21% DN được hỏi đánh giá thanh, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp, đứng vị trí 51/63; 77% DN đánh giá cán bộ, công chức giải quyết công việc hiệu quả, đứng vị trí 56/63; 63% DN đánh giá không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục, đứng vị trí 50/63. Khảo sát cũng cho thấy chi phí không chính thức tăng so với năm 2019.

Công tác xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động TT, KT tại một số sở, ngành, huyện, còn lúng túng; việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa kiểm toán nhà nước, các cơ quan thanh tra bộ, ngành T.Ư, Thanh tra tỉnh chưa được triệt để. Quy định về TT, KT không quá 1 lần/năm đối với DN chưa cụ thể, do đó vẫn có một số DN cho rằng bị kiểm tra nhiều lần. Thực tế, để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với từng lĩnh vực, theo quy định của pháp luật, một số cơ quan có chức năng kiểm tra đã thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành như an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng, đoàn thể... nhưng DN chưa nhận thức đầy đủ và hiểu như thế nào là thanh tra, như thế nào là kiểm tra, vì vậy, DN thống kê chung là bị TT, KT nhiều lần/năm.

Nhằm cải thiện tốt các chỉ tiêu đánh giá chưa tốt và các chỉ tiêu thành phần khác để từng bước cải thiện điểm số, thứ hạng của chỉ số thời gian và chỉ số chi phí không chính thức, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021, Thanh tra tỉnh và Hiệp hội DN tiếp tục tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bên, nhất là thông tin về việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động TT, KT DN; việc gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việc của người dân, DN. Lập phiếu điều tra, tiến hành khảo sát về chi phí thời gian, chi phí không chính thức đối với các DN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dẫn, khuyến khích doanh nhân, DN tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động SXKD, chỉ đạo các DN phản ánh kịp thời về Thanh tra tỉnh việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động TT, KT DN, DN bị thanh tra quá 1 lần/năm; hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của CBCCVC trong giải quyết công việc và của cán bộ thanh tra, kiểm tra yêu cầu chi trả chi phí không chính thức.

L.C


Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Đảng bộ xã Bắc Phong khẳng định vai trò lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trở lại thăm xã Bắc Phong (Cao Phong) những ngày đầu tháng 9, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay lớn trong diện mạo của địa phương. Từ quốc lộ 6 rẽ vào trung tâm xã và những con đường giao thông nội xóm, hàng hoa hai bên đường tươi mới rực rỡ trong nắng thu. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, nhà ở dân cư quy hoạch, xây dựng khang trang. Màu xanh cây trái trải dài khắp đồng đất, người dân chăm chỉ làm ăn xây dựng cuộc sống mới, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt. Xã Bắc Phong đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021. Đây là kết quả của nhiều năm nỗ lực phấn đấu, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và huy động sự tham gia của toàn dân.

Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo

(HBĐT) - Ngày 5/8/2022, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Yên Thủy đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Tạ Thị Suối Vân, đảng viên sinh hoạt tại chi bộ trường tiểu học Đa Phúc, thuộc Đảng bộ xã Đa Phúc bằng hình thức "khai trừ khỏi Đảng”. Áp dụng điểm 9, Điều 2, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật tổ chức Đảng (TCĐ) và đảng viên (ĐV) vi phạm. Việc kỷ luật ĐV được Đảng bộ huyện Yên Thủy triển khai kịp thời, đúng đối tượng đã góp phần củng cố niềm tin của người dân vào sự nghiêm minh của Đảng.

Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Giải pháp xử lý chồng chéo kiểm tra doanh nghiệp

Ghi nhận từ diễn tập khu vực phòng thủ huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền và lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Lương Sơn đã quan tâm xây dựng, củng cố vững chắc khu vực phòng thủ (KVPT) địa phương. Cuộc diễn tập KVPT và phòng, chống khủng bố huyện năm 2022 vừa qua tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, điều hành của chính quyền, khả năng hiệp đồng tác chiến của LLVT huyện trong triển khai thế trận toàn dân vững chắc.