Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Hướng dẫn giải bài tập trang 24 - 27 sách giáo khoa tập 2 Toán lớp 7 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số được trình bày chi tiết, chính xác và dễ hiểu dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo ngay.

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 1 trang 24 SGK

Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 (cm) và chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm).

Lời giải

Biểu thức số biểu thị diện tích hình chữ nhật đã cho là: 3. (3+2)

Trả lời câu hỏi Toán 7 SGK Tập 2 Bài 1 trang 25

Viết biểu thức biểu thị diện tích của các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm).

Lời giải

Gọi chiều rộng hình chữ nhật là: a(cm)

Biểu thức số biểu thị diện tích các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm) là: a. (a+2)

Trả lời câu hỏi Toán lớp 7 Tập 2 Bài 1 trang 25 

Viết biểu thức đại số biểu thị:

a) Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h;

b) Tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ô tô trong y(h) với vận tốc 35 km/h.

Lời giải

a) Biểu thức đại số biều thị quãng đường đi của ô tô là: 30.x

b) Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi của người đó là: 5.x+35.y

Giải Bài 1 trang 26 SGK Toán 7 tập 2

 Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:

a) Tổng của x và y

b) Tích của x và y

c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y.

Lời giải:

a) Tổng của x và y là x + y

b) Tích của x và y là xy

c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y là (x + y)(x – y)

Giải Bài 2 Toán 7 tập 2 trang 26 SGK 

Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo).

Lời giải:

Hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h thì biểu thức tính diện tích hình thang là:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Giải Bài 3 SGK Toán 7 tập 2 trang 26 

Dùng bút chì nối các ý 1), 2), ..., 5) với a), b), ..., e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa (chẳng hạn như nối ý 1) với e)):

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Lời giải:

Làm tương tự ta được kết quả sau:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Giải Toán 7 tập 2 Bài 4 trang 27 SGK

Một ngày mùa hè, buổi sáng nhiệt độ là t độ, buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ so với buổi sáng, buổi chiều lúc mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đi y độ so với buổi trưa. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó theo t, x, y.

Lời giải:

Biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn là: t + x - y

Giải Bài 5 trang 27 SGK Toán lớp 7 tập 2

Một người hưởng mức lương là a đồng trong một tháng.

Hỏi người đó nhận được bao nhiêu tiền, nếu:

a) Trong một quý lao động, người đó bảo đảm đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao nên được thưởng thêm m đồng?

b) Trong hai quý lao động, người đó bị trừ n đồng (n < a) vì nghỉ một ngày công không phép?

Lời giải:

a) Một quý có 3 tháng do đó trong 1 quý người đó lãnh được 3a đồng.

Vì đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu quả cao nên trong quý người đó được hưởng thêm m đồng.

Vậy trong một quý người đó được lãnh tất cả là 3a + m (đồng).

b) Trong hai quý lao động (6 tháng) người đó lãnh được 6a (đồng) tiền lương. Theo đề bài, trong quý lao động người đó chỉ còn lãnh được 6a - n (đồng).

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải toán lớp 7 trang 24 - 27 file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết

Bài ôn tập chương III – Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác – Các đường đồng quy của tam giác, sách giáo khoa toán 7 tập hai. Nội dung trả lời câu 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 86 87 sgk toán 7 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 7.

Lý thuyết

Bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2
Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 86 87 sgk toán 7 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Câu hỏi ôn tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 7 kèm bài giải chi tiết câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 86 87 sgk toán 7 tập 2 của Bài ôn tập chương III – Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác – Các đường đồng quy của tam giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2
Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 86 87 sgk toán 7 tập 2

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 86 sgk Toán 7 tập 2

Cho tam giác ABC. Hãy viết kết luận của hai bài toán sau về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

Bài toán 1 Bài toán 2
Giả thiết AB>AC Góc B < góc C
Kết luận

Trả lời:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Bài toán 1 Bài toán 2
Giả thiết AB>AC Góc B < Góc C
Kết luận Góc C < góc B AC < AB

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 86 sgk Toán 7 tập 2

Từ điểm A không thuộc đường thẳng d, kẻ đường vuông góc AH, các đường xiên AB, AC đến đường thẳng d. Hãy điền dấu (>, <) vào các chỗ trống (…) dưới đây cho đúng:

a) AB … AH; AC … AH.

b) Nếu HB … HC thì AB … AC.

c) Nếu AB … AC thì HB … HC.

Trả lời:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

a) AB > AH; AC > AH (quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc)

b) Nếu HB > HC thì AB > AC. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)

Hoặc có thể HB < HC thì AB < AC.

c) Nếu AB > AC thì HB > HC. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)

Hoặc có thể AB < AC thì HB < HC.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 86 sgk Toán 7 tập 2

Cho tam giác DEF. Hãy viết bất đẳng thức về quan hệ giữa các cạnh của tam giác này.

Trả lời:

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Với ΔDEF ta có các bất đẳng thức và quan hệ giữa các cạnh là:

DE < EF + DF

DF < EF + DE

EF < DE + DF

Và: EF – DE < DF < EF + DE (với EF > DE)

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 86 sgk Toán 7 tập 2

Hãy ghét đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng

Trong tam giác ABC
a) đường phân giác xuất phát từ đỉnh A a’) là đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó
b) đường trung trực ứng với cạnh BC b’) là đoạn vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC
c) đường cao xuất phát từ đỉnh A c’) là đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC
d) đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A d’) là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A và giao điểm của cạnh BC với tia phân giác của góc A

Trả lời:

Trong một tam giác ABC

a – d’: Đường phân giác xuất phát từ đỉnh A – là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A và giao điểm của cạnh BC với tia phân giác của góc A.

b – a’: Đường trung trực ứng với cạnh BC – là đường vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó.

c – b’: Đường cao xuất phát từ đỉnh A – là đoạn vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC.

d – c’: Đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A – là đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC.

5. Trả lời câu hỏi 5 trang 86 sgk Toán 7 tập 2

Cũng với yêu cầu như ở câu 4

Trong một tam giác
a) trọng tâm a’) là điểm chung của ba đường cao
b) trực tâm b’) là điểm chung của ba đường trung tuyến.
c) điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh c’) là điểm chung của ba đường trung trực.
d) điểm cách đều ba đỉnh d’) là điểm chung của ba đường phân giác

Trả lời:

Trong một tam giác

a – b’: Trọng tâm – là điểm chung của ba đường trung tuyến

b – a’: Trực tâm – là điểm chung của ba đường cao

c – d’: Điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh – là điểm chung của ba đường phân giác

d – c’: Điểm cách đều ba đỉnh – là điểm chung của ba đường trung trực

6. Trả lời câu hỏi 6 trang 87 sgk Toán 7 tập 2

a) Hãy nêu tính chất trọng tâm của một tam giác; các cách xác định trọng tâm.

b) Bạn Nam nói: “Có thể vẽ được một tam giác có trọng tâm ở bên ngoài tam giác”. Bạn Nam nói đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

a)Trọng tâm của một tam giác có tính chất như sau:

“Trọng tâm cách đỉnh một khoảng bằng $\frac{2}{3}$ độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó.”

Các cách xác định trọng tâm:

♦ Cách 1:

Vẽ hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh tùy ý, rồi xác định giao điểm của hai đường trung tuyến đó.

♦ Cách 2:

Vẽ một đường trung tuyến của tam giác. Chia độ dài đường trung tuyến thành ba phần bằng nhau rồi xác định một điểm cách đỉnh hai phần bằng nhau.

b) Không thể vẽ được một tam giác có trọng tâm ở bên ngoài tam giác vì đường trung tuyến qua một đỉnh của tam giác và trung điểm một cạnh trong tam giác nên đường trung tuyến phải nằm giữa hai cạnh của một tam giác. Tức là đường trung tuyến nằm ở bên trong của một tam giác. Nên ba đường trung tuyến cắt nhau thì giao điểm chỉ có thể nằm bên trong của tam giác.

7. Trả lời câu hỏi 7 trang 87 sgk Toán 7 tập 2

Những tam giác nào có ít nhất một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác, đường trung trực, đường cao?

Trả lời:

Tam giác có ít nhất một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác, đường trung trực, đường cao là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

8. Trả lời câu hỏi 8 trang 87 sgk Toán 7 tập 2

Những tam giác nào có ít nhất một trọng tâm đồng thời là trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh?

Trả lời:

Tam giác có trọng tâm đồng thời là trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh là tam giác đều.

Giải sách giáo khoa toán 7 tập 2

Bài trước:

  • Luyện tập: Giải bài 58 59 60 61 62 trang 83 sgk toán 7 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 63 64 65 66 67 68 69 70 trang 87 88 sgk toán 7 tập 2

Xem thêm:

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 7 với trả lời câu 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 86 87 sgk toán 7 tập 2!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“