Giải thích tại sao ở khu vực Đông Nam á phát triển nông nghiệp nhiệt đới

Giải thích: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Chọn: A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Than, dầu mỏ, khí đốt, thiếc, vàng.

B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, vàng.

C. Than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng.

D. Dầu mỏ, khí đốt, than, kim cương, vàng.

Xem đáp án » 01/06/2020 5,694

A. văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

B. văn hóa Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

C. văn hóa Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu – Hàn.

D. văn hóa Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

Xem đáp án » 01/06/2020 1,858

Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam Châu Á, đây là nơi có vị trí địa lý quan trọng và điều kiện tự nhiên khá đặc biệt. Để Quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Vị trí địa lý của Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn.

Địa hình khu vực Đông Nam Á

Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc hướng Bắc Nam. Có một số đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam.

Trong khi đó, Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là đồi núi và núi lửa, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Do địa hình của Đông Nam Á lục địa chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc hướng Bắc Nam nên việc phát triển giao thông theo hướng Đông Tây ở đây gặp nhiều khó khăn và trở ngại, đặc biệt là đối với những nước như Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, vì các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng Bắc Nam nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông theo hướng Đông Tây là rất cần thiết để tạo thuận lợi cho việc thông thương, hợp tác cùng phát triển. Để thuận lợi cho việc đi lại, các hầm đường bộ đã được xây dựng, tuy nhiên để xây dựng các công trình này cần những khoản chi phí rất lớn.

Khí hậu của Đông Nam Á

Khí hậu của Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở phía Bắc Việt Nam và Myanmar.

Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Giải thích tại sao ở khu vực Đông Nam á phát triển nông nghiệp nhiệt đới

Sông ngòi, cảnh quan và thổ nhưỡng khu vực Đông Nam Á

– Về sông ngòi của Đông Nam Á

+ Phần đất liền: có sông ngòi dày đặc, có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi, …

+ Phần hải đảo chủ yếu có sông nhỏ, ngắn, dốc.

– Cảnh quan Đông Nam Á:

Đông Nam Á có rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.

– Thổ nhưỡng của khu vực Đông Nam Á

+ Thổ nhưỡng của Đông Nam Á lục địa khá đa dạng nhưng tựu chung lại có hai loại chính là: Feralit và phù sa.

 + Thổ nhưỡng ở Đông Nam Á biển đảo khá màu mỡ vì khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa.

Tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á

Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản như: Than đá, dầu khí. Đây là nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.

Do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo nên rừng xích đạo và nhiệt đới ở Đông Nam Á có thành phần loài rất phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Đông Nam Á những thuận lợi và khó khăn gì?

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đã mang lại cho nơi đây những thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á

– Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn, điều này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

– Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục.

– Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng với các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

– Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

– Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển.

Thứ hai: Khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á

– Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như:

+ Sâu bệnh ở cây trồng

+ Dịch bệnh trong chăn nuôi

+ Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần, đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây.

– Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Bản đồ phân bố cây lúa nước và kê ở đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc) vào thời kỳ đồ đá mới[1]

Trước đây, các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng sớm nhất của thế giới[2][3][4]. Theo họ, từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch[5].

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã xác định quê hương của lúa nước là vùng đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc). Sự đồng thuận khoa học hiện nay, dựa trên bằng chứng di truyền học, khảo cổ và ngôn ngữ, là lúa được thuần hóa lần đầu tiên ở lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc[6][7][8][9] Dựa trên việc nghiên cứu các gen của cây lúa nước, chỉ số quan trọng khi nghiên cứu quá trình thuần hóa ngũ cốc, Vaughan (năm 2008) xác định tất cả các giống lúa nước ngày nay đều có tổ tiên là một giống lúa nước cổ[7] Điều này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu di truyền vào năm 2011 cho thấy rằng tất cả các dạng lúa nước châu Á, gồm cả indica (lúa Ấn Độ) và japonica (lúa Nhật Bản), đều phát sinh từ một sự kiện thuần hóa duy nhất đã xảy ra cách đây khoảng 13.500 đến 8.200 năm ở Trung Quốc, từ giống lúa hoang Oryza rufipogon[10].

Tranh mô tả việc trồng lúa nước Nhật Bản, một giống lúa du nhập từ Đông Nam Á

Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, niên đại 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Trường Giang (bắc tỉnh Giang Tây). Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science vào năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths (thạch thể lúa) này đã chứng minh rằng từ 9.000 năm trước, dân cư ở vùng đó đã ăn nhiều lúa nước trồng hơn là lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam sông Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9.000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hóa Hà Mỗ Độ cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào khoảng 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Bán Pha xưa nhất ở phía Bắc Trung Quốc.

Văn hóa Hà Mỗ Độ (5000 TCN - 4500 TCN) đã có những ngôi làng với vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân Hà Mỗ Độ đã trồng lúa nước, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25–50cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Trường Giang bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước. Sau văn hoá Hà Mỗ Độ, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4.000 - 5.000 năm trước, như Lương Chử, Mã Gia Banh, Quinshanyang, Khuất Gia Lĩnh, Đào Tự, Songze, Dadunze.

Năm 2007, di chỉ thành phố cổ diện tích hơn 2,9 km2, niên đại hơn 5.000 năm đã được tìm thấy trong vùng lõi của di tích văn hóa Lương Chử (3.300 - 2.300 TCN). Dấu vết kho lương thực chứa được khoảng 15 tấn gạo. Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ được phát hiện, các chuyên gia tin rằng có những cung điện dành cho giới quý tộc. Năm 2017, các nhà khảo cổ học lại phát hiện một hệ thống thủy lợi có niên đại tới 5.100 năm, quy mô khổng lồ và cổ xưa nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Công trình dẫn nước quy mô 5.100 tuổi thậm chí còn lâu đời hơn cả phát hiện hệ thống thủy lợi 4.900 năm trước đây của Văn minh Lưỡng Hà. Đây là công trình thủy lợi khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, được xây đắp nhân tạo của hoàng thổ dày tới 10,2 mét. Những cư dân cổ đại được cho là đã di dời khoảng 3,3 triệu mét khối đất để xây nên công trình này. Đây là một hệ thống thủy lợi rất phức tạp, gồm nhiều đập nước cao, đập nước thấp, mương, rạch, hào lớn và đê điều để ngăn ngừa lũ lụt, dự trữ nước để tưới tiêu mùa màng trong những đợt hạn hán. Kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới.

Từ lưu vực sông Trường Giang, lúa nước dần dần được đưa về phía bắc, tới những người nông dân trồng kê ở nền văn hóa Đại Vấn Khẩu, thông qua tiếp xúc mua bán - trao đổi với văn hóa Long Sơn, văn hóa Mã Gia Banh, văn hóa Hà Mỗ Độ. Vào khoảng 4.000 đến 3.800 trước Công nguyên, chúng là một loại cây trồng phụ thường xuyên trong các nền văn hóa Trung - Tạng ở miền bắc Trung Quốc. Nó không thay thế được kê, phần lớn là do điều kiện môi trường khác nhau ở miền bắc Trung Quốc, nhưng nó được trồng cùng với kê ở ranh giới phía nam của các vùng trồng kê. Ngược lại, cây kê cũng được đưa vào các vùng trồng lúa.

Tại Việt NamSửa đổi

Bản đồ việc lan truyền cây lúa nước (khoảng 3.500 tới 500 trước công nguyên) tại vùng Đông Nam Á (Bellwood, 2011)[11]

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước[12].

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9.260-7.620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, cũng như đa số di tích, di vật về văn minh lúa nước tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thì thấy những hạt thóc này có niên đại muộn hơn nhiều so với tuổi ước tính ban đầu, chỉ vào khoảng 4.000 năm trước. Một nghiên cứu đa ngành sử dụng phân tích trình tự bộ gen cây lúa nước chỉ ra rằng lúa nước đã được lan truyền vào Đông Nam Á từ miền nam Trung Quốc, sau một sự kiện nguội lạnh toàn cầu (sự kiện 4,2k) xảy ra khoảng 4.200 năm trước[13] Sự kiện này đã gây ra biến đổi khí hậu ở miền nam Trung Quốc, rất có thể đã khiến mất mùa và buộc cư dân trồng lúa nước ở đây phải di cư tới các vùng khác, bao gồm Đông Nam Á, và khi di cư thì họ cũng mang theo kỹ thuật trồng lúa nước.

Văn hoá Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn (có niên đại khoảng 4.000 năm) ở miền Bắc Việt Nam ngày nay có những điểm gần giống với nền Văn hoá Hà Mỗ Độ tồn tại ở sông Dương Tử cách đây 7.000 năm trước. Cư dân vùng nam Trung Hoa lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt Nam về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân miền bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ người trong văn hóa Hà Mỗ Độ trưng bày ở Viện Bảo tàng Hà Mỗ Độ cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là gần với chủng người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau.

Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa nước trồng. Người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là một bộ phận của văn minh lúa nước.