Pmt là gì

Hàm PMT tính toán khoản thanh toán định kỳ cho khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

Ví dụ mẫu

PMT(0,05/12; 30*12; 100000)

PMT(2;12;100)

PMT(A2;B2;C2;D2;1)

Cú pháp

PMT(lãi_suất; số_kỳ; giá_trị_hiện_tại; [giá_trị_tương_lai]; [kết_thúc_hoặc_bắt_đầu])

  • lãi_suất – Lãi suất.

  • số_kỳ – Số lần thực hiện thanh toán.

  • giá_trị_hiện_tại – Giá trị hiện tại của niên kim.

  • giá_trị_tương_lai – [ TÙY CHỌN ] – Giá trị tương lai còn lại sau lần thanh toán cuối cùng.

  • kết_thúc_hoặc_bắt_đầu – [ TÙY CHỌN – 0 theo mặc định ] – Các khoản thanh toán phải trả vào cuối (0) hay đầu (1) mỗi kỳ.

Lưu ý

  • Đảm bảo rằng bạn dùng các đơn vị nhất quán cho lãi_suất và số_kỳ. Ví dụ: Có thể trả hàng tháng đối với khoản vay mua xe hơi trong 36 tháng, trong trường hợp này, tỷ lệ phần trăm hàng năm sẽ chia cho 12 và số kỳ thanh toán là 36. Mặt khác, một khoản vay loại khác với kỳ hạn tương tự có thể trả hàng quý, trong trường hợp này, tỷ lệ phần trăm hàng năm sẽ chia cho 4 và số kỳ thanh toán là 12.

Xem thêm

PV: Tính toán giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

PPMT: Hàm PPMT tính toán khoản thanh toán tiền gốc của khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

NPER: Hàm NPER tính toán số kỳ thanh toán cho một khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

IPMT: Hàm IPMT tính toán khoản thanh toán lãi suất cho một khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

FVSCHEDULE: Hàm FVSCHEDULE tính toán giá trị tương lai của tiền gốc dựa vào một chuỗi các lãi suất có khả năng biến đổi được chỉ định.

FV: Hàm FV tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

Ví dụ

Cách sử dụng chung

Thanh toán khoản vay thế chấp

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Home » Hàm Tài Chính » Hàm PMT Trong Excel Là Gì? Cách Dùng Hàm PMT Và Bài Tập Chi Tiết

Pmt là gì

Hàm PMT trong excel là một hàm tài chính thông dụng giúp chúng ta tính khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay ngân hàng. Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được Hàm PMT trong excel là gì, được dùng để làm gì, công thức hàm PMT, cách dùng hàm PMT trong Excel, hàm PMT tính tay như thế nào, những lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm PMT và một số bài tập hàm PMT thường gặp.

Nội Dung Chính

  • Hàm PMT Trong Excel Là Gì?
  • Cách Dùng Hàm PMT Trong Excel
  • Công Thức Tính Hàm PMT Bằng Tay
  • 5 Lưu ý Khi Sử Dụng Hàm Tài Chính PMT
  • Một Số Bài Tập Hàm PMT Thường Gặp
  • – Trường Hợp 1: Tính PMT Khi Biết PV, FV = 0
  • – Trường Hợp 2: Tính PMT Khi Biết FV, PV = 0
  • – Trường Hợp 3: Tính PMT Khi PV Khác 0, FV Khác 0.
  • Kết Luận

Hàm PMT là một hàm tài chính trong excel được sử dụng để tính khoản phải trả cho khoản vay được trả theo kỳ khoản cố định hoặc khoản thanh toán định kỳ của một khoản đầu tư với lãi suất không đổi.

– Hàm PMT là viết tắt của từ “Payment” nghĩa là Khoản thanh toán.

– Khi cần tính số tiền phải trả trong Excel cho một khoản vay thì hàm đầu tiên bao giờ chúng ta cũng nghĩ đến là Hàm PMT.

Nếu hàm PPMT trả về giá trị là khoản tiền gốc phải trả, hàm IPMT tính toán số tiền lãi phải trả thì hàm PMT trả về kết quả bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi.

– Mục đích sử dụng chính của hàm PMT là để tính toán khoản phải trả định kỳ hàng tháng khi vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, chúng ta có thể ứng dụng hàm tài chính PMT để tính các khoản tiền khác như:

+ Tính số tiền cần gửi tiết kiệm hàng tháng để có số tiền mong muốn trong tương lai.

+ Tính số tiền có thể rút ra đều đặn hàng tháng để đạt mục tiêu số dư tài khoản trong tương lai.

+ Tính khoản phải trả khi mua hàng trả góp.

Xem thêm: Hàm PV Là Gì? Cách Dùng Hàm PV Trong Excel Và Bài Tập

Cách Dùng Hàm PMT Trong Excel

Hàm tài chính PMT có cú pháp là:

PMT(Rate, Nper, PV, [FV], [Type])

Pmt là gì
Công Thức Hàm Tài Chính PMT

Trong đó:

– Rate là lãi suất theo kỳ hạn. Đây là đối số bắt buộc phải có trong công thức hàm PMT.  

– Nper là tổng số kỳ hạn thanh toán cho một dòng tiền. Đây là đối số bắt buộc phải có trong công thức hàm PMT.

– PV là giá trị hiện tại hay giá trị khoản vay. Trong bài toán tính khoản phải trả khi vay vốn thì đây là đối số bắt buộc phải có trong cú pháp hàm PMT.

Nếu PV được bỏ qua (Trong bài toán tiết kiệm) thì bạn phải đưa vào đối số FV.

– FV là giá trị tương lai hoặc số dư tiền mặt bạn muốn đạt được sau khi thực hiện khoản thanh toán cuối cùng. Nếu FV được bỏ qua, thì Excel sẽ mặc định FV = 0 và bạn phải đưa vào đối số PV.

– Type được dùng để thể hiện hình thức thanh toán là đầu kỳ hay cuối kỳ. Nếu thanh toán vào đầu kỳ thì Type = 1, nếu thanh toán vào cuối kỳ thì type = 0. Nếu type được bỏ qua thì mặc định Type = 0.

Công Thức Tính Hàm PMT Bằng Tay

Hàm PMT được sử dụng để tính khoản phải trả hàng tháng bao gồm cả gốc và lãi của một khoản vay được trả theo kỳ khoản cố định.

Chúng ta chỉ cần nhập theo cú pháp hàm PMT trong Excel là sẽ có ngay kết quả này.

Trên Excel đơn giản là vậy, còn trên thực tế, nếu tính tay thì chúng ta sẽ tính khoản phải trả hàng tháng theo một cách khá “rắc rối” vì có liên quan đến lũy thừa bậc n.

Khoản phải trả hàng tháng sẽ được tính theo công thức sau, đây cũng là công thức của hàm PMT khi tính tay:

Pmt là gì
Hàm PMT Tính Tay

5 Lưu ý Khi Sử Dụng Hàm Tài Chính PMT

– Vì PMT trả về kết quả là một “dòng tiền đều”, nên chúng ta chỉ có thể sử dụng hàm tài chính PMT để tính toán cho:

+ Khoản vay được trả theo kỳ khoản cố định (tức số tiền phải trả hàng tháng bằng nhau, tính trên dư nợ giảm dần),

+ Hoặc các khoản đầu tư, tiết kiệm, một giai đoạn trả nợ nào đó có phát sinh dòng tiền đều không đổi.

– Bạn hãy đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng đơn vị của các đối số Nper và Rate, tức là đồng nhất tính theo tháng, hay quý, hay năm.

– Để hàm PMT có nghĩa thì bắt buộc trong hàm phải có 1 trong 2 đối số PV hoặc FV, hoặc có cả 2 trong cú pháp.

– Về dấu của đối số PV, nếu khoản tiền “đi vào túi” bạn thì bạn hãy nhập số dương, nếu tiền “ra khỏi túi” bạn thì bạn hãy nhâp số âm.

– Về lãi suất thì chúng ta có thể nhập dưới 2 dạng là dạng phần trăm hoặc thập phân. Ví dụ như lãi suất là 5% thì chúng ta có thể nhập là 5% hoặc 0.05

Xem thêm: Review Sách Dạy Con Làm Giàu Tập 2: Sử Dụng Đồng Vốn

Một Số Bài Tập Hàm PMT Thường Gặp

– Trường Hợp 1: Tính PMT Khi Biết PV, FV = 0

Bài Tập:

Bạn vay của ngân hàng một khoản vay là 100 triệu đồng với lãi suất 24%/năm trong 5 năm. Bạn trả theo phương thức Kỳ khoản cố định (Số tiền đóng hàng tháng bằng nhau). Hỏi mỗi tháng bạn phải trả cho ngân hàng bao nhiêu tiền gồm cả gốc và lãi? (Bỏ qua bảo hiểm rủi ro khoản vay)

Lời Giải:

Ta có:

+ Rate = 24%/12 = 2%/tháng

+ Nper = 5*12 = 60 tháng.

+ PV = 100 triệu. PV mang dấu dương vì số tiền này “đi vào túi” bạn.

+ FV = 0. Vì sau 5 năm bạn trả hết nợ, dư nợ của bạn trong tương lai = 0.

+ Type = 0. Vì thông thường, khi vay ngân hàng, chúng ta sẽ đóng tiền cho kỳ đầu tiên sau 30 ngày kể từ ngày giải ngân khoản vay, tức là đóng cuối kỳ.

Ta có công thức như sau:

= PMT(24%/12, 60, 100000, 0, 0) hoặc

= PMT(24%/12, 60, 100000). Kết quả là PMT = 2.876.797 (đồng), tức hàng tháng bạn phải trả ngân hàng một số tiền là khoảng 2.877.000 (đồng).

Pmt là gì
Bài Tập Hàm PMT 1

Kết quả sẽ mang dấu âm vì đây là số tiền “ra khỏi túi” bạn để trả cho ngân hàng. Để có kết quả dương, chúng ta chỉ cần đặt dấu “-” phía trước công thức PMT hoặc trước khoản vay (đối số PV)

Để tìm hiểu hiểu cách tính cũng như lịch trả nợ chi tiết, mời bạn xem tại bảng tính sau.

– Trường Hợp 2: Tính PMT Khi Biết FV, PV = 0

Ví dụ:

Bạn dự định sẽ đi du lịch khắp Việt Nam sau 5 năm nữa và bạn cần chuẩn bị 500 triệu đồng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm. Hỏi vào đầu mỗi tháng, bạn phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền ? (Bỏ qua lạm phát)

Lời Giải:

Ta có:

+ Rate = 10%/12

+ Nper = 5*12 = 60 tháng.

+ PV = 0. Vì bạn ko có khoản đầu tư (tiết kiệm) ban đầu.

+ FV = 500 triệu. Đây là số dư tiền mặt bạn mong muốn có sau 5 năm.

+ Type = 1. Vì bạn sẽ gửi tiền vào đầu tháng.

Ta có cú pháp như sau:

= PMT(10%/12, 60, 0, 500000, 1) hoặc

= PMT(10%/12, 60,, 500000, 1). Kết quả là PMT = 6.403.493 (đồng).

Pmt là gì

– Trường Hợp 3: Tính PMT Khi PV Khác 0, FV Khác 0.

Bài Tập 1:

Hiện tại, bạn đã có 200 triệu đồng và cần tiết kiệm thêm 300 triệu để đủ tiền đi du lịch khắp Việt Nam sau 5 năm nữa. Đầu tháng vừa rồi bạn đã gửi vào ngân hàng 200 triệu. Hỏi mỗi cuối tháng, bạn cần gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền? Biết lãi suất tiền gửi là 10%/năm, bỏ qua lạm phát.

Lời Giải:

Ta có:

+ Rate = 10%/12.

+ Nper = 5*12 = 60 tháng.

+ PV = 200 triệu. Đây là khoản đầu tư (tiết kiệm) ban đầu của bạn ở hiện tại. PV sẽ mang dấu âm vì 200 triệu này sẽ “tạm chia tay” với túi bạn để về với ngân hàng.

+ FV = 500 triệu. Đây là số tiền bạn muốn có sau 5 năm.

+ Type = 0. Vì bạn gửi tiền vào cuối mỗi tháng.

Ta có công thức như sau:

= PMT(10%/12, 60, -200000, 500000, 0) hoặc

= PMT(10%/12, 60, -200000, 500000). Kết quả là PMT = 2.207.447 (đồng).

Pmt là gì
Bài Tập 3.1

Bài Tập 2:

Đầu tháng bạn gửi vào ngân hàng 500 triệu đồng với lãi suất tiền gửi là 8%/năm. Hỏi cuối mỗi tháng, bạn có thể rút được tối đa bao nhiêu tiền để sau 2 năm trong tài khoản của bạn còn tối thiểu 300 triệu đồng?

Lời Giải:

Ta có:

+ Rate = 8%/12

+ Nper = 2*12 = 24 tháng.

+ PV = 500 triệu. Đây là số tiền bạn đầu tư (tiết kiệm) ban đầu. PV mang dấu âm vì số tiền này “chảy ra” khỏi túi bạn.

+ FV = 300 triệu. Đây là số dư tài khoản tiết kiệm trong tương lai.

+ Type = 0. Vì bạn rút tiền vào cuối mỗi tháng.

Ta có công thức hàm PMT như sau:

= PMT(8%/12, 24, – 500000, 300000, 0) hoặc

= PMT(8%/12, 24, – 500000, 300000). Kết quả là PMT = 11.045.458 (đồng)

Tức hàng tháng bạn có thể rút tối đa 11.045.458 (đồng) để sau 2 năm tài khoản của bạn còn tối thiểu 300 triệu đồng.

Pmt là gì
Bài Tập 3.2

Xem thêm:  Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm FV Trong Excel – Một Số Bài Tập Thường Gặp

Kết Luận

Bạn hãy nhớ những lưu ý khi sử dụng hàm PMT trong excel để tính toán khoản phải trả hàng tháng nhé. Đặc biệt là chúng ta chỉ có thể sử dụng hàm PMT trong trường hợp khoản vay được trả theo kỳ khoản cố định, hoặc một giai đoạn đầu tư/trả nợ nào đó mà phát sinh dòng tiền đều không đổi.

Hi vọng bạn đã nắm được hàm PMT trong excel là gì, hàm PMT tính tay như thế nào? công thức tính hàm PMT, cách sử dụng hàm PMT trong Excel cũng như cách vận dụng hàm tài chính này trong cuộc sống và học tập.

Để xem thêm các hàm tài chính khác trong Excel, mời bạn tham khảo tại đây

Chúc bạn thành công!