Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024

TTO - Đây là quy định đang được Bộ Nội vụ đưa vào dự thảo các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chức, viên chức và Luật viên chức.

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024

Phó vụ trưởng Vụ Công chức - viên chức Nguyễn Tư Long - Ảnh: VŨ TUẤN

Trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo chiều 6-5, ông Nguyễn Tư Long, phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức - Bộ Nội vụ, lý giải nếu để hình thức kỷ luật "giáng chức" sẽ xung đột với một số yêu cầu về vị trí việc làm.

Ông Long nêu ví dụ, ở một cơ quan đã có lãnh đạo cấp phó và 1 cấp trưởng, nếu giáng chức cấp trưởng xuống cấp phó thì không còn vị trí để bổ nhiệm nữa.

Ông Long cũng cho hay, ranh giới giữa việc kỷ luật giáng chức và cách chức trên thực tế ở nước ta "có sự duy tình". Có trường hợp cần cách chức nhưng cơ quan thực hiện lại muốn giảm nhẹ hinh hình thức kỷ luật nên chỉ giáng chức.

Bên cạnh đó, việc bỏ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ tương thích với 4 hình thức kỷ luật của hệ thống các cơ quan Đảng là cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ khỏi Đảng.

Hiện nay đang có 6 mức kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức đã sửa đổi lại điều 79, bỏ hình thức kỷ luật giáng chức. Riêng hình thức cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức không giữ chức vụ quản lý có hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

"Bỏ một hình thức kỷ luật giáng chức không có nghĩa sẽ giảm bớt tính nghiêm minh của thực thi pháp luật. Hiện nay, hình thức kỷ luật giáng chức chỉ là một trong 5 hình thức kỷ luật áp dụng xử lý đối tượng công chức lãnh đạo quản lý vi phạm", Ông Long nói.

Gần đây có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề cách chức, giáng chức. Thậm chí có người khái niệm cách chức là gì? Giáng chức là gì? còn khá xa lạ. Hoặc những câu hỏi như cách chức hay cắt chức? Được nhiều bạn đọc hỏi.

Nắm bắt được điều này, trong bài viết ngắn dưới đây Liên Việt Education sẽ chia sẻ đến bạn xoay quanh vấn đề này. Cùng theo dõi bạn nhé.

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Cách chức là gì? Sự khác biệt giữa công chức và giáng chức

\>>> Đọc thêm: Tinh giản biên chế là gì? Quy định mới về tinh giản biên chế

Theo Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

“Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Cách chức là không được giữ vị trí quản lý hiện tại ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ

Hiểu một cách đơn giản thì cách chức là việc một cán bộ, lãnh đạo không được tiếp tục giữ chức vụ, lãnh đạo và quản lý. Ngay cả khi họ chưa hết nhiệm kỳ và thời gian bổ nhiệm tiếp theo chưa đến.

2 Giáng chức là gì?

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Giáng chức là bị cấp trên hạ xuống một chức vụ thấp hơn chức vụ hiện tại

Cũng căn cứ vào Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 thì giáng chức là việc cán bộ công chức là người lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức. Bị quản lý cấp trên hạ xuống chức vụ thấp hơn.

\>>> Xem thêm: Giáng chức là gì? Các trường hợp nào bị giáng chức

3 Điểm khác biệt giữa giáng chức và cách chức

Giáng chức và cách chức đều là khái niệm liên quan đến việc thay đổi chức vụ của công viên chức. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng điểm khác biệt rõ rệt và dễ nhận biết nhất phải nhắc đến:

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Sự khác nhau giữa cách chức và giáng chức

  • Về hình thức kỷ luật: Cách chức là việc không được giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ. Hoặc thời gian bổ nhiệm mới chưa đến. Song giáng chức thì chỉ bị chuyển xuống vị trí thấp hơn mà thôi. Theo đó, có thể thấy giáng chức sẽ bị kỷ luật nhẹ hơn so với cách chức.
  • Đối tượng áp dụng: Các trường hợp bị cách chức, giáng chức đều áp dụng cho cả cán bộ, công chức lãnh đạo hoặc các vị trí quản lý khác trong cùng một cơ quan.

4 Các trường hợp bị giáng chức hoặc cách chức

Căn cứ vào Điều 12, Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Các trường hợp bị cách chức được quy định cụ thể như sau:

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Quy định chung về các trường hợp bị cách chức, giáng chức

“Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm.
  2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
  3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
  4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.”

Theo đó, cán bộ công chức, lãnh đạo bị cách chức hoặc giáng chức khi vi phạm một trong những quy định trên.

\>>> Xem ngay: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức

5 Hậu quả sau khi bị cách chức, giáng chức

Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức tùy thuộc vào quy định và tình huống cụ thể. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến thường gặp sau khi bị kỷ luật cách chức hoặc giáng chức.

Giáng chức và cách chức khác nhau như thế nào năm 2024
Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức như thế nào?

  • Mất chức vụ hoặc vị trí lãnh đạo đang giữ.
  • Thường thì người bị mất chức năng hoặc giáng chức sẽ không còn được nhận vào vị trí cũ. Đồng thời, giảm mức thu nhập của mình.
  • Việc bị cách chức, giáng chức sẽ làm mất danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực mà người đó đang làm.
  • Trong một số trường hợp, cách chức hoặc giáng chức có thể dẫn đến hậu quả pháp lý.
  • Người bị giáng chức hoặc cách chức có thể phải thay đổi sự nghiệp của họ hoặc tìm việc làm mới sau khi mất chức vụ hoặc vị trí trước đó.
  • Các hậu quả xã hội và tinh thần: Cách chức hoặc giáng chức có thể ảnh hưởng đến tâm lý và trạng thái thần kinh của người bị ảnh hưởng. Họ có thể trải qua cảm xúc như: Lo lắng, giận dữ hoặc tiêu cực trong cuộc sống sau khi mất chức năng hoặc vị trí.
    \>>> Xem thêm: Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm

6 Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên của Liên Việt Education bạn đã biết được cách chức là gì? Cùng một số vấn đề liên quan đến việc cách chức, giáng chức. Từ đó, có thể tránh được những trường hợp không mong muốn trong sự nghiệp của mình.