Giao lưu văn hóa tại đại lễ vesak 2023 năm 2024

Ninh Bình là một trong những địa phương mà Phật giáo được truyền vào từ rất sớm, là nơi còn ghi nhiều dấu tích về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Giao lưu văn hóa tại đại lễ vesak 2023 năm 2024

Đại lễ Phật đản 2023 tại Ninh Bình - Ảnh: Ninh Đức Phương/TTXVN

TTXVN-Tối 27/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn).

Dự Đại lễ có lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân địa phương.

Trong không khí trang nghiêm, long trọng, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2567 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh, tất cả tăng ni, phật tử hãy cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh. Mỗi tăng ni, phật tử các giới ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay. Các chư tôn đức tăng ni các cấp Giáo hội, đồng bào phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài tiếp tục đồng lòng, chung tay góp sức trong hạnh nguyện Bồ-tát, trang nghiêm tự thân và phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo.

Ông Đỗ Việt Anh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình gửi lời chúc mừng đến toàn thể các giáo phẩm, tăng ni, phật tử và các tầng lớp nhân dân đón mùa Phật đản an vui, thắm tình đạo vị. Ông Đỗ Việt Anh nhấn mạnh, Ninh Bình là một trong những địa phương mà Phật giáo được truyền vào từ rất sớm, là nơi còn ghi nhiều dấu tích về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nối tiếp truyền thống lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh luôn phát huy tinh thần “Lục hòa, cộng trụ”, hướng dẫn tăng ni, phật tử sống theo giáo lý Phật giáo, chấp hành pháp luật Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện nếp sống văn minh…

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, du lịch Ninh Bình đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu thế giới; nhóm 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp tích cực của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tin tưởng, với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và mỗi tăng ni, phật tử sẽ cụ thể hóa Thông điệp Phật đản của Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam bằng những hành động cụ thể, thiết thực; tiếp tục phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của Phật giáo trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trong không khí tinh tiến, an lạc, các đại biểu cùng đông đảo tăng ni, phật tử đã cử hành nghi lễ tụng kinh Phật đản và làm lễ tắm Phật. Những hoạt động này góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa tích cực, cùng nhau xây dựng một thế giới an lành và thịnh vượng./.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe tường thuật của phóng viên Đăng Trình SBS có mặt tại Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc.

Chương trình có sự tham gia của Thượng tọa Thích Nguyên Tạng, trụ trì chùa Quảng Đức và Thượng tọa Thích Phước Tấn, trụ trì chùa Quang Minh.

Hai vị hòa thượng chia sẻ thông điệp của Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2023.

Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) không những là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, mà đã trở thành ngày lễ hội văn hóa tôn giáo toàn cầu, mang nhiều ý nghĩa trọng đại trong xã hội đa văn hóa tại Úc.

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Sri Lanka, từ ngày 3-7/5, Đại sứ quán Việt Nam cùng cộng đồng người Việt với lực lượng chủ lực là các tăng, ni đang học tập, sinh sống tại Sri Lanka đã xây dựng Gian trưng bày văn hóa Phật giáo giới thiệu nghi thức tổ chức Lễ Phật đản truyền thống của Việt Nam trong khuôn viên không gian Lễ hội Phật đản quốc gia 2023 của Sri Lanka tại trung tâm thủ đô Colombo.

Sự kiện do Văn phòng Tổng thống, Văn phòng Thủ tướng và Chùa Gangaramaya đồng tổ chức, nhận được sự hưởng ứng tham gia của các cơ quan đại diện một số quốc gia Phật giáo như: Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Nepal, Nhật Bản, Parkistan, Thái Lan và Việt Nam.

Luôn mang trong tâm niềm tự hào là người con đất Việt, cùng sức sáng tạo, sự khéo léo, cần cù và nhẫn nại, các tăng, ni Việt Nam đã thiết kế và tổ chức gian trưng bày mang đậm nét văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam thể hiện qua cách bài trí, sử dụng chất liệu đơn giản, thân thuộc như tre, hoa sen...

Hình ảnh cổng chào bằng tre theo hình mẫu Văn Miếu, nghi lễ tắm Phật trong hồ nước mô phỏng bản đồ Việt Nam toát lên vẻ đẹp, cốt cách tinh thần người Việt và đặc trưng của Việt Nam, đã thu hút sự quan tâm, trầm trồ, ngưỡng mộ của các vị quan khách và người dân Sri Lanka về những nét độc đáo của văn hóa và Phật giáo Việt Nam.

Bên cạnh đó, gian trưng bày cũng giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc, hội nhập với thế giới thông qua những bức ảnh Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản quốc tế, các hoạt động giao lưu Phật giáo giữa Sri Lanka và Việt Nam, thể hiện nét tương đồng, sự gắn bó và tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác về Phật giáo giữa hai nước.

ổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, Trụ trì chùa Gangarama cùng nhiều vị sư, đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành và ngoại giao đoàn đã đến thăm gian trưng bày của Việt Nam, dành thời gian tham quan và thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Các vị khách bày tỏ trân trọng, khâm phục nỗ lực của Đại sứ quán, đặc biệt là của các tăng ni đã tích cực tham gia hoạt động lễ Phật đản quốc gia của Sri Lanka, đánh giá cao nét độc đáo của văn hóa Phật giáo Việt Nam và đều cho rằng Gian trưng bày của Việt Nam là một điểm nhấn, góp phần quan trọng vào thành công chung của sự kiện, khẳng định đây là minh chứng sinh động, cơ sở để thúc đẩy quan hệ hai nước lên bước phát triển mới.

Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc cùng các tăng ni đón tiếp các vị lãnh đạo Sri Lanka thăm gian trưng bày, giới thiệu với các vị khách về văn hóa Phật giáo Việt Nam và ý nghĩa của lễ Phật đản truyền thống Việt Nam.

Đại sứ cảm ơn lãnh đạo Sri Lanka đã quan tâm và nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó có văn hóa Phật giáo; cảm ơn Văn phòng Tổng thống, Văn phòng Thủ tướng, Chùa Gangaramaya và Bộ Ngoại giao Sri Lanka đã tạo điều kiện để Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka có thêm cơ hội giao lưu về văn hóa Phật giáo với Sri Lanka.

Hoạt động Văn hóa Phật giáo của Đại sứ quán tại thủ đô Colombo đã thành công ngoài mong đợi với hình ảnh những hàng dài người dân Sri Lanka và du khách quốc tế háo hức, kiên trì đứng xếp hàng để được vào tham quan gian trưng bày, trải nghiệm nghi thức tắm Phật và chụp ảnh lưu niệm, tấp nập từ ngày khai mạc đến ngày kết thúc lễ hội.

Rất nhiều phóng viên đến quay phim, chụp ảnh và viết bài đăng báo, đưa tin trên truyền hình từ khi triển khai công tác chuẩn bị và trong suốt thời gian trưng bày.