Giáo trình tổ chức kế toán kinh tế quốc dân

Kế toán từ lâu đã là một ngành nghề rất quen thuộc và có vai trò không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Đây cũng là một ngành đào tạo thế mạnh của NEU. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ngành Kế toán tại NEU để giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh hiểu rõ hơn về ngành học này trước khi quyết định đăng ký xét tuyển.

Giáo trình tổ chức kế toán kinh tế quốc dân

Trong những năm gần đây, ngành Kế toán được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm

Mục lục

1. Ngành Kế toán là gì?

Mã ngành: 7340301

Bạn có thể hiểu đơn giản về ngành Kế toán (Accountant) như sau: “kế” là ghi chép, liệt kê tài sản, của cải, hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp; “toán” là tính toán ra kết quả mà người lao động đạt được. Vậy, Kế toán có thể hiểu là công việc ghi chép, thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp.

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp bởi vì đây là cầu nối giữa người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp với các hoạt động kinh doanh, huy động vốn, giải ngân vốn,…; đây cũng là cầu nối giữa người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp với mỗi nhân viên trong công ty.

Hiện nay, ngành Kế toán được chia làm hai loại lớn, đó là:

  1. Kế toán công là bộ phận kế toán tại các đơn vị, tổ chức không có hoạt động buôn bán, kinh doanh.
  2. Kế toán doanh nghiệp là bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp có hoạt động buôn bán, kinh doanh.

2. Học ngành Kế toán tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ (trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ, khối kiến thức chuyên sâu là 18 tín chỉ, và chuyên đề thực tập là 10 tín chỉ).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:

Giáo trình tổ chức kế toán kinh tế quốc dân
Giáo trình tổ chức kế toán kinh tế quốc dân
Giáo trình tổ chức kế toán kinh tế quốc dân

Chương trình đào tạo ngành Kế toán của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Kế toán của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kế toán NEU sau khi tốt nghiệp ra sao?

Ngành Kế toán có nhu cầu tuyển dụng nhân lực rất lớn vì bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có kế toán. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kế toán sau khi tốt nghiệp là rất đa dạng, thậm chí với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng tìm được một công việc có mức lương tốt. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau khi ra trường:

  • – Bạn có thể làm cán bộ kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế tại các công ty, doanh nghiệp, hoặc tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội.
  • – Bạn có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, hoặc tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán.
  • – Bạn có thể tự thành lập công ty riêng về dịch vụ kế toán, kiểm toán.

5. Gương mặt cựu sinh viên thành đạt ngành Kế toán tại NEU

Bà Bùi Thị Thanh Hương (sinh năm 1980), tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 2001. Hiện bà đang giữ nhiều vị trí quan trọng tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SSB); Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính – chiến lược Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPB). Đồng thời, bà còn đang là CEO tại Sun Group – một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam.

Nữ doanh nhân Thái Hương (sinh năm 1958), từng tốt nghiệp hệ cử nhân ngành Kế toán tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân. Bà là nhà sáng lập TH True Milk và hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sữa TH True Milk. Đồng thời, bà cũng là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Qua các thông tin trong bài viết “Review ngành Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành không dành cho “người sợ số” chắc bạn đã hiểu rõ hơn về ngành học Kế toán tại NEU. Hy vọng từ những thông tin này sẽ giúp bạn có đủ quyết tâm theo đuổi ngành học này nhé!

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trưởng, từng bước hội nhập sâu rộng trên các phương diện với khu vực và thế giới để tạo ra một nền kinh tế cộng đồng. Hòa cùng với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, kế toán là công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kế toán đã làm cho người học, người dạy và các chuyên gia hành nghề thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức mới nhất.

Trong hệ thống thông tin kế toán nói chung, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh, đơn vị sự nghiệp có thu. Kế toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Để phục vụ kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu của đông đảo các đối tượng là học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, nhà quản trị kinh doanh...; cho các bậc đào tạo: đại học, sau đại học, bồi dưỡng nâng cao... tập thể giáo viên Bộ môn Phân tích và Kế toán quản trị thuộc Khoa Kế toán và Kiểm toán - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã biên soạn giáo trình “Kế toán quản trị”.

Giáo trình này biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kế toán quản trị của những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giáo trình kế toán quản trị của các trường đại học khối kinh tế đầu ngành ở Việt Nam, tài liệu hội thảo quốc tế...đồng thời kết hợp với thông tư hướng dẫn kế toán quản trị của Bộ Tài chính.

Việc hoàn thành cuốn sách này là sự cố gắng của tập thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn với kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn nhiều năm công tác. Tham gia biên soạn sách gồm:

1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, biên soạn chương 1, 7 và 8.

2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, biên soạn chương 9 và 10.

3. PGS.TS. Phạm Thị Gái, biên soạn chương 3.

4. TS. Phạm Thị Thủy, giảng viên chính, biên soạn chương 6.

5. Th.S. Nguyễn Thị Minh Phương, giảng viên, biên soạn chương 4.

6. Th.S. Nguyễn Mai Chi, giảng viên, biên soạn chương 5.

7. Th.S. Trương Anh Dũng, giảng viên chính, biên soạn chương 2.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng do đây là một lĩnh vực khoa học mới mẻ cả về phương diện lý thuyết và thực tế ở Việt Nam, nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đọc gần xa.