Thông tư hướng dẫn nghiệm thu vật tư hợp quy

Thông qua quy định trên, về nguyên tắc, vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu) thì phải có giấy chứng nhận hợp quy.

Chính vì vậy, 10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD, bao gồm:

[1] Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông.

[2] Cốt liệu xây dựng.

[3] Vật liệu ốp lát.

[4] Vật liệu xây.

[5] Vật liệu lợp.

[6] Thiết bị vệ sinh

[7] Kính xây dựng

[8] Vật liệu trang trí và hoàn thiện.

[9] Các sản phẩm ống cấp thoát nước

[10] Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khác

Chi tiết 10 nhóm vật liệu xây dựng được quy định tại Bảng 1 Phần 2 QCVN 16:2023/BXD.

Thông tư hướng dẫn nghiệm thu vật tư hợp quy

10 nhóm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD (Hình từ Internet)

Chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3.1 Phần 3 QCVN 16:2023/BXD, chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng được thực hiện theo các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN như sau:

[1] Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

- Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực

+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

[2] Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

[3] Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm như thế nào đối với chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng?

Theo quy định tại Mục 5.3 Phần 5 QCVN 16:2023/BXD, đối với chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm như sau:

- Định kỳ trước ngày 20/12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy, hoạt động thử nghiệm về Cơ quan kiểm tra tại địa phương và Bộ Xây dựng.

- Khi có thay đổi năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy, hoạt động thử nghiệm so với hồ sơ đã đăng ký, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi phải thông báo cho Bộ Xây dựng.

Công bố chứng nhận hợp quy là công tác được tiến hành sau khi hoàn thành việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm VLXD tại các đơn vị tổ chức có đủ năng lực. Tức là cần phải có giấy chứng nhận hợp quy, sau đó chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan, nộp hồ sơ công bố hợp quy và nhận “giấy tiếp nhận công bố hợp quy”.

Chú ý: Sau khi có Giấy chứng nhận hợp quy, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện để lưu thông sản phẩm ra thị trường.

Quy trình chứng nhận hợp quy VLXD 10 Nhóm VLXD cần phải chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn 16 mới

1. Thế nào là công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Thông tư hướng dẫn nghiệm thu vật tư hợp quy

Công bố hợp quy là gì

Công bố hợp quy Vật liệu xây dựng là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự công bố các sản phẩm Vật liệu xây dựng do mình sản xuất, khai thác, bảo quản, vận chuyển, sử dụng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Hiện tại là quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD).

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện công bố hợp quy Vật liệu xây dựng ở đâu?

Đối với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy tại Sở Xây dựng địa phương nơi đăng ký kinh doanh dựa trên Kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;

Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu (QCVN 16:2023/BXD):

  • Đối với sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2) thì các Bộ ngành sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bắt buộc áp dụng. Đối với loại sản phẩm nhập khẩu này bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy;
  • Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 1) thì không bắt buộc thực hiện công bố hợp quy, thay vào đó doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.

2. Công bố hợp quy vật liệu xây dựng trong nước

3.1. Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng trong nước

Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng trong nước gồm có:

  • Giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và phụ lục có công chứng;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm (bản sao);
  • Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng theo Mẫu 02.CBHC/HQ, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;
  • Đơn đề nghị công bố hợp quy;
  • Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Sở Xây dựng nếu có.

3.2. Nộp hồ sơ Công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại Sở Xây dựng

Thông tư hướng dẫn nghiệm thu vật tư hợp quy

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại Sở Xây dựng Hà Nội

Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ công bố hợp quy Vật liệu xây dựng cho Sở Xây dựng hoặc nộp qua Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời doanh nghiệp thực hiện đóng lệ phí công bố hợp quy.

3.3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Phòng ban tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan chuyên trách sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và yêu cầu chỉnh sửa bổ sung nếu chưa đúng thủ tục cần thiết.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên môn phân công thụ lý hồ sơ. Công chức thụ lý hồ sơ sẽ kiểm tra thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo. Lãnh đạo xem xét hồ sơ ký duyệt xong sẽ ban hành đóng dấu chuyển bộ phận trả kết quả.

3.4. Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy

Sau 5 ngày nộp công bố, doanh nghiệp sẽ nhận được bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ đúng yêu cầu.

4. Công bố hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu

4.1. Công bố hợp quy vật liệu xây dựng sản phẩm nhập khẩu bắt buộc

Như đã trình bày ở trên, đối với những sản phẩm hàng hóa VLXD nhập khẩu thuộc nhóm 2 gây mất an toàn cần bắt buộc làm công bố hợp quy.

Quy trình làm công bố hợp quy tương tự như sản phẩm trong nước (Phần 4). Trong đó hồ sơ Công bố hợp quy vật liệu xây dựng bổ sung thêm:

  • Khối lượng, số lượng nhập khẩu;
  • Thời gian nhập, hợp đồng, danh mục hàng hóa;
  • Hóa đơn, vận đơn;
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

4.2. Quy trình đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu sản phẩm VLXD

Đối với những sản phẩm VLXD không bắt buộc làm công bố Hợp quy thì cần tiến hành Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện tại Cơ quan kiểm tra địa phương nơi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.

Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu VLXD nhập khẩu cần có các thông tin sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, fax;
  • Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, xuất xứ, nhà sản xuất;
  • Khối lượng, số lượng nhập khẩu, thời gian nhập, hợp đồng, danh mục hàng hóa;
  • Hóa đơn, vận đơn;
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn công bố áp dụng.

* Quy trình đăng ký kiểm tra nhà nước:

Thông tư hướng dẫn nghiệm thu vật tư hợp quy

Đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu

Bước 1: Tổ chức cá nhân làm biên bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu để các Cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận.

Lưu ý: Khi đăng ký kiểm tra nhà nước, phải xác định tên Tổ chức chứng nhận hợp quy, tên Tổ chức thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên Bản đăng ký theo Mẫu số 01 -Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9/11/2018 của Chính phủ.

Cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký.

Bước 2: Tổ chức cá nhân nộp bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (đã được xác nhận thông qua của Cơ quan kiểm tra) cho Cơ quan Hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

Bước 3: Nộp kết quả đánh giá theo quy định cho các cơ quan chuyên ngành.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là 35 ngày làm việc) kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp:

  • Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu);
  • Giấy chứng nhận hợp quy;
  • Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa (được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức thử nghiệm đã có tên trong bản đăng ký nộp cho Cơ quan kiểm tra trước đó) phù hợp với Bảng 1 của QCVN 16:2023/BXD cho Cơ quan kiểm tra.

Lưu ý: Trường hợp, hàng hóa đã được Tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu), Giấy chứng nhận hợp quy cho Cơ quan kiểm tra.

5. Hỗ trợ công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm định OPAPACONTROL đã được Bộ Xây Dựng chỉ định năng lực cấp chứng nhận hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2023/BXD theo quyết định số 292/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2023, là một trong những những đơn vị được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận uy tín.

Với đội ngũ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm giúp Khách hàng cấp giấy chứng nhận hợp quy và hỗ trợ công bố hợp quy các sản phẩm VLXD.