Quy định trong pháp luật hành chính là gì năm 2024

Luật hành chính là gì? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là học sinh trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh. Sắp tới khi tốt nghiệp chương trình THPT, em dự định nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo luật. Qua một số tài liệu, em được biết, hiện nay, tại các trường, việc đào tạo luật được chia thành các lĩnh vực khác nhau như luật thương mại, luật hành chính, luật hình sự, dân sự,... Em thắc mắc không biết luật hành chính là gì? Nó có gì khác so với luật hình sự, dân sự hay không? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Huyền Lê (0908****)

Đối với thắc mắc của bạn, hiện nay, thuật ngữ "Luật hành chính" chúng ta có thể hiểu theo ba nghĩa: ngành Luật hành chính, khoa học Luật hành chính và môn học Luật hành chính. Theo đó, về cơ bản, từng nghĩa được định nghĩa như sau:

- Ngành Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các hoạt động hành chính nhà nước cụ thể là điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

Do đặc trưng của mối quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có sự tham gia của một bên chủ thể là các cơ quan hành chính nhà nước, khác với các ngành luật khác như Luật dân sự, Luật thương mại,... nên Luật hành chính còn được gọi là ngành luật công.

- Khoa học Luật hành chính là một hệ thống thống nhất những học thuyết, quan niệm, luận điểm khoa học, những khái niệm, phạm trù về ngành Luật hành chính. Nhiệm vụ của khoa học Luật hành chính là nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hoàn thiện sự điều chỉnh pháp luật hành chính đối với các quan hệ xã hội thực tế đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề thuộc dạng lý luận để tạo cơ sở cho hoạt động giảng dạy Luật hành chính trong các trường đào tạo luật.

- Môn học Luật hành chính là môn học được xây dựng trên cơ sở khoa học Luật hành chính với chương trình học khác nhau đối với từng cơ sở đào tạo luật.

Như vậy, trong ba cách hiểu trên thì định nghĩa khoa học Luật hành chính là khái niệm bao hàm phạm vi nghĩa rộng hơn so với ngành Luật hành chính và môn học Luật hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm Luật hành chính. Nếu có vướng mắc vấn đề gì về mặt pháp lý, bạn vui lòng liên hệ Ngân hàng Hỏi - Đáp pháp luật để được giải đáp thêm.

Vi phạm pháp luật hành chính là vi phạm ít được đề cập hơn so với các loại vi phạm hình sự, dân sự. Hành chính là các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý, điều hành, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều vi phạm quy định pháp luật hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước. Vậy cụ thể vi phạm pháp luật về hành chính được hiểu như thế nào? Các dấu hiệu cấu thành vi phạm luật hành chính? (Thanh Long – Bình Định).

Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm của hợp đồng dân sự?

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Hợp đồng tặng cho tài sản hay di chúc có lợi hơn?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Vi phạm pháp luật hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong quá trình các cơ quan quản lý Nhà nước thực thi pháp luật về quản lý Nhà nước. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong nhiều lĩnh vực khác nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

1. Vi phạm pháp luật hành chính là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 2: Giải thích từ ngữ

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”

Như vậy vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định pháp luật về hành chính của các cá nhân, tổ chức và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hành chính.

2. Những dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính

Tùy theo từng trường hợp mà hành vi vi phạm hành chính sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hành vi vi phạm hành chính đều có các dấu hiệu, yếu tố cấu thành bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể, mặt chủ thể. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

  1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính

Mặt khách quan được hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính.

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nói một cách đơn giản, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước, đã được pháp luật ngăn không cho thực hiện bằng cách quy định nó trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính.

  1. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện gồm: Lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm.

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là yếu tố lỗi của chủ thể có hành vi phạm. Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (biết trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

  1. Mặt khách thể của vi phạm hành chính

Khách thể của vi phạm hành chính là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm hành chính.

  1. Mặt chủ thể của vi phạm hành chính

Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi trái pháp luật theo quy định của pháp luật hành chính. Mỗi loại vi phạm hành chính đều có chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại và các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân từ tủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Trên đây là các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính bắt buộc phải có khi xác định hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.